Đọc báo mạng Phó chủ tịch FPT: Điểm yếu nhất của Việt Nam là nói rất hay nhưng làm rất dở

Thảo luận trong 'Chuyện trò' bắt đầu bởi maximax43kd, 2/5/19.

  1. Đọc báo mạng Phó chủ tịch FPT: Điểm yếu nhất của Việt Nam là nói rất hay nhưng làm rất dở

    Đọc báo mạng Phó chủ tịch FPT: Điểm yếu nhất của Việt Nam là nói rất...

    LIÊN HỆ (338 Đọc / 0 Thích / 0 Bình luận)
    1. Thông tin chủ đề
    2. Tỉnh/TP: Toàn quốc
    3. Tình trạng hàng: N/A
    4. Nhu cầu: N/A
    1. Thông tin người đăng
    2. Tài khoản: maximax43kd
    3. Ngày đăng: 2/5/19 lúc 11:10
    4. Số điện thoại:
  2. G

  3. maximax43kd

    maximax43kd Guest

    FastEhome.com- Đăng kí mở Shop bán hàng miễn phí no-spam [​IMG]
    Ông Bùi Quang Ngọc - Phó chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn FPT nhấn mạnh, điểm yếu nhất của Việt Nam là nói thì hay nhưng triển khai thì rất dở. Điều này cần phải được khắc phục không chỉ ở kinh tế số mà cần cho tất cả các hoạt động khác của nền kinh tế.
    Kinh tế số có thể đạt 30 tỉ USD vào 2025

    Tại Diễn đàn Kinh tế Tư nhân diễn ra sáng 2.5, ông Vũ Đại Thắng - Thứ trưởng Bộ KH-ĐT cho rằng kinh tế số đang diễn ra nhanh chóng ở tất cả các quốc gia, thúc đẩy quá trình chuyển đổi toàn diện trên tất cả các mặt của cuộc sống xã hội, từ tổ chức sản xuất, cung ứng dịch vụ, phương thức kinh doanh, đến cách thức tiêu dùng, cách thức giao tiếp...

    Dẫn nghiên cứu của Google và Temasek (Singapore), ông Thắng cho biết kinh tế số của Việt Nam đạt 3 tỉ USD năm 2015, tăng lên 9 tỉ USD năm 2018 và dự báo đạt 30 tỉ USD vào năm 2025. Trong khi đó một nghiên cứu khác của Tổ chức Data 61 (Úc), GDP Việt Nam có thể tăng thêm khoảng 162 tỉ USD trong 20 năm nếu Việt Nam chuyển đổi số thành công.

    Thứ trưởng Thắng nhấn mạnh doanh nghiệp là trung tâm trong phát triển kinh tế số. Ông bày tỏ mong muốn các doanh nghiệp chủ động tìm ra giải pháp ứng dụng công nghệ số, thực hiện chuyển đổi số và tham gia xây dựng các yếu tố nền tảng cho kinh tế số.

    Về phía Chính phủ, cần chủ động nghiên cứu và xây dựng các chính sách để Việt Nam có thể nhanh chóng khai thác các lợi ích tiềm năng này. Bộ KH-ĐT đang thực hiện nhiệm vụ xây dựng chiến lược quốc gia về cách mạng công nghiệp 4.0, trong đó có các chính sách phát triển kinh tế số.

    Ông Bùi Thế Duy - Thứ trưởng Bộ KH-CN cho rằng, điểm khác biệt lớn nhất hiện nay trong phát triển kinh tế số là sự hội tụ loạt công nghệ mới (điện toán đám mây, trí tuệ nhân tạo...) trong bối cảnh cách mạng công nghệ 4.0. Công nghệ mới cho phép doanh nghiệp xử lý khối lượng công việc lớn, đưa ra quyết định thông minh hơn. Điều này cũng đồng nghĩa, phân tích dữ liệu lớn tạo ra cấp độ mới trong phát triển kinh tế số.

    Trong khi đó, ông Bùi Quang Ngọc (FPT) lại nhấn mạnh, điểm yếu nhất của Việt Nam là nói thì hay nhưng triển khai thì rất dở. Điều này cần phải được khắc phục không chỉ ở kinh tế số mà cần cho tất cả các hoạt động khác của nền kinh tế.

    Ví dụ như mấy chục năm có Ủy ban khoa học công nghệ thông tin nhưng ủy ban này đã thực hiện những gì để thúc đẩy kinh tế số? Hoạt động số rõ ràng là tác nhân rất quan trọng nhưng những chương trình như Chính phủ điện tử, y tế thông minh… cũng rất nửa vời.

    “Khoảng cách giữa hoạch định và thực thi đang rất lớn. Nhiều chương trình hoành tráng nhưng đi đến triển khai thực tế, lại không mang lại nhiều hiệu quả. Cần có những cơ chế chính sách ràng buộc trách nhiệm đầu tư về ngân sách cũng như pháp lý. Tôi có cảm giác chúng ta nói rất nhiều đến 4.0, trong khi các nước làm hoạt động số nhiều hơn rất nhiều nhưng họ cũng không hay nhắc về 4.0 đâu”, ông Ngọc nói.

    Còn ông Phan Đức Hiếu - Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương lại cho rằng Việt Nam có chậm trong phát triển kinh tế số nhưng điều này không quá quan trọng, bởi vấn đề nhanh hay chậm trên nền tảng internet sẽ khác với truyền thống. Cuộc đua này không giống cuộc chạy marathon dùng sức con người mà "anh chạy trước tôi 3km thì anh nhanh hơn 3km".

    “Thái Lan đã có chiến lược công nghiệp 4.0 quốc gia lần thứ 2. Nhiều nước họ không nói 4.0 nhưng họ nhấn mạnh vào những khái niệm khác như kinh tế số, sáng tạo…

    Theo ông Hiếu thì trong bối cảnh chung, môi trường thể chế để ở đó các hoạt động kinh doanh có cơ hội sáng tạo là rất quan trọng. Chính phủ phải có một môi trường thể chế để kinh tế số có thể cạnh tranh với các quốc gia. Tuy nhiên, để làm được điều này thì thách thức của Chính phủ là rất lớn.

    “Hiện nay có nhiều loại hình kinh doanh, khái niệm về biên giới, trách nhiệm dân sự và an toàn thì cũng đã thay đổi. Ví dụ như cho xe tự lái chạy trên đường, nếu nó gây tai nạn thì trách nhiệm nó thuộc về ai? Phần mềm, người điều khiển hay là gì? Rõ ràng luật pháp cần phải thay đổi”, ông Hiếu nêu.

    Giải pháp nào thúc đẩy kinh tế số?

    Theo ông Nguyễn Thành Hưng - Thứ trưởng Bộ TT-TT, để thúc đẩy sự phát triển kinh tế số tại Việt Nam, Bộ đang xây dựng Đề án quốc gia về Chuyển đổi số, trong đó đề xuất các nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu để chuyển đổi số nền kinh tế, xã hội, chuyển đổi số cơ quan nhà nước và một số ngành trọng điểm.

    Trong lĩnh vực viễn thông, Bộ cũng xây dựng chiến lược mới để nâng cao tính cạnh tranh, hướng dẫn các doanh nghiệp viễn thông sớm triển khai thử nghiệm công nghệ 5G. Hỗ trợ các doanh nghiệp viễn thông xây dựng, hoàn thiện hồ sơ xin cấp phép dịch vụ Mobile Money.

    Theo đó, Chính phủ đang có đề án về chuyển đổi số quốc gia và giao Bộ TT-TT chấp bút. Theo ông Hưng, dự thảo đề ra mục tiêu đến năm 2025, 50% doanh nghiệp phải kinh doanh trên nền tảng số. Công nghiệp số phải đạt được khoảng 20% GDP công nghiệp số. Đối với cơ quan nhà nước, 80% dịch vụ công ở mức 4 (mức cao nhất) và đa số giao dịch giữa người dân, doanh nghiệp với cơ quan quản lý là trên môi trường số hoá.

    Thứ trưởng Vũ Đại Thắng nhấn mạnh tới 4 chính sách để phát triển kinh tế số ở Việt Nam.

    Một là, xây dựng nền tảng thể chế cho các mô hình kinh doanh kinh tế số, trong đó có sửa đổi, bổ sung quy định pháp luật cho các ngành đang có nhiều mô hình kinh doanh mới như thương mại điện tử, tài chính số, ngân hàng số... Cải cách thể chế để thu hút đầu tư cho các công nghệ số trong các lĩnh vực đầu tư mạo hiểm, đầu tư thiên thần theo hướng tạo thuận lợi tối đa cho các hoạt động góp vốn, mua cổ phần, mua bán sáp nhập doanh nghiệp công nghệ số.

    Hai là, phát triển hạ tầng kết nối. Theo đó, Chính phủ khuyến khích doanh nghiệp nhanh chóng phát triển dịch vụ internet di động 5G, đầu tư mở rộng mạng lưới cáp quang tốc độ cao và tăng băng thông internet quốc tế. Xây dựng xa lộ internet cho các dịch vụ nhiều người dùng, ví dụ dịch vụ hành chính công, dịch vụ y tế, giáo dục và các dịch vụ khác.

    Ba là, xây dựng các cơ sở dữ liệu quốc gia và các cơ sở dữ liệu khác. Xây dựng chính sách, thể chế cho hoạt động thu thập, quản lý, kết nối, chia sẻ và thương mại hóa các cơ sở dữ liệu quốc gia trên cơ sở bảo đảm an toàn dữ liệu, bảo vệ dữ liệu cá nhân...
     

    Bình Luận Bằng Facebook

Chia sẻ trang này