Doanh nghiệp xuất khẩu thận trọng tính toán thị trường Trung Quốc

Thảo luận trong 'TIN TỨC QBKD' bắt đầu bởi Tin Nhanh Chứng Khoán |, 6/5/20.

  1. Doanh nghiệp xuất khẩu thận trọng tính toán thị trường Trung Quốc

    Doanh nghiệp xuất khẩu thận trọng tính toán thị trường Trung Quốc

    LIÊN HỆ (208 Đọc / 0 Thích / 0 Bình luận)
    1. Thông tin chủ đề
    2. Tỉnh/TP: Toàn quốc
    3. Tình trạng hàng: N/A
    4. Nhu cầu: N/A
    1. Thông tin người đăng
    2. Tài khoản: Tin Nhanh Chứng Khoán |
    3. Ngày đăng: 6/5/20 lúc 15:32
    4. Số điện thoại:
  2. G

  3. FastEhome.com- Đăng kí mở Shop bán hàng miễn phí no-spam [​IMG]

    Đoàn xe chở nông sản chờ thông quan tại Cửa khẩu Tân Thanh (Lạng Sơn). Ảnh: Đức Thanh


    Các doanh nghiệp xuất khẩu nông sản đang tính toán lượng hàng và phương thức vận chuyển sang Trung Quốc trong bối cảnh thị trường mới khởi động lại.


    Thận trọng

    Sau một thời gian trầm lắng do tác động của Covid-19, tình hình xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc đã có dấu hiệu khởi sắc, việc thông quan hàng hóa diễn ra bình thường, nhưng tốc độ chậm do phải tuân thủ nghiêm ngặt các quy định phòng dịch.

    Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn và Quảng Tây (Trung Quốc) đã có 6/12 cửa khẩu hoạt động thông quan xuất nhập khẩu hàng hóa. Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu từ đầu năm đến nay ước đạt 730 triệu USD, trong đó, kim ngạch xuất khẩu đạt 425 triệu USD, kim ngạch nhập khẩu đạt 305 triệu USD. Tổng số lượng xe hàng thông quan qua cửa khẩu trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn từ đầu năm đến nay đạt trên 70.000 xe container. Riêng từ ngày 5/2 - 16/4, đạt 45.934 xe, tương đương 1,3 triệu tấn hàng hóa.


    Tuy nhiên, thời gian gần đây, một số địa phương phía Trung Quốc đã tăng cường thực hiện nhiều biện pháp kiểm soát Covid-19, gây khó khăn cho việc thông quan hàng hóa tại các cửa khẩu.

    Giải quyết tình trạng tắc nghẽn tại cửa khẩu, Bộ trưởng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Xuân Cường cho biết, Bộ đã tích cực làm việc, điện đàm với các cơ quan chức năng phía Trung Quốc, gặp Đại sứ Trung Quốc để hai bên cùng tập trung các biện pháp tháo gỡ khó khăn.

    Theo Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường, giải pháp trước mắt là Việt Nam và Trung Quốc cần thống nhất mở thêm một số luồng để tăng lưu lượng kiểm tra, làm thủ tục cho xe nông sản thông quan. Cùng với đó, tăng thêm thời gian thông quan tại các cửa khẩu như cửa khẩu Tân Thanh sẽ tăng thời hoạt động từ 5 giờ lên 7 giờ mỗi ngày và không nghỉ cuối tuần. Việt Nam và Trung Quốc cũng cần bàn biện pháp để nâng cao năng lực bốc dỡ hàng hóa 2 đầu, nhằm giải tỏa tình trạng xe ùn ứ.

    Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường đặc biệt lưu ý, các tỉnh phía Nam, doanh nghiệp tạm thời không đưa xe nông sản lên cửa khẩu Tân Thanh để giảm tải hàng hóa, tránh tình trạng hư hỏng và tổn thất chi phí.

    Phản ảnh của một số doanh nghiệp kinh doanh trái cây cho thấy, nhiều đối tác tại các tỉnh biên giới Trung Quốc đã bắt đầu đặt trái cây. Hoạt động mua bán trái cây xuất khẩu bắt đầu khởi động trở lại sau thời gian “ngủ đông”. Song tình hình dịch bệnh vẫn diễn biến phức tạp nên thông quan vẫn rất khó khăn, doanh nghiệp chưa dám đẩy mạnh xuất khẩu số lượng lớn.

    Gia tăng chế biến và xuất khẩu chính ngạch

    Theo Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), Trung Quốc đã giảm thuế 80 mặt hàng thực phẩm (trong tổng số trên 800 mặt hàng) để thúc đẩy nhập khẩu đáp ứng nhu cầu trong nước theo từng phân khúc, khu vực thị trường.

    Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản cũng cho biết, khu vực Bắc Kinh, Thượng Hải, Quảng Châu, Thâm Quyến có xu hướng tiêu dùng những sản phẩm nhập khẩu chất lượng cao, chú trọng tới vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm; khu vực Thái Hưng, Trường Hưng, Giang Tô, các vùng gần biên giới Việt Nam… ưa chuộng các sản phẩm có mức giá vừa phải.


    Để đảm bảo lượng hàng trái cây xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc, Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công thương) khuyến nghị, các doanh nghiệp xuất khẩu nên chuyển hình thức tiểu ngạch sang xuất khẩu chính ngạch và vận chuyển bằng đường sắt để tránh rủi ro.

    Cục Xuất Nhập khẩu cũng lưu ý các doanh nghiệp nên đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng công nghệ để đa dạng sản phẩm chế biến từ trái cây.

    Ở góc độ doanh nghiệp, ông Phạm Ngô Quốc Thắng, Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Lavifood nhận định, so với xuất khẩu tươi, việc chế biến sẽ giúp tận dụng được hết các tầng sản phẩm trái cây sau khi thu hoạch, từ đó, tăng giá trị cho nông sản, thâm nhập sâu vào các thị trường.

    Ông Nguyễn Quốc Toản, Cục trưởng Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản cho biết, sắp tới, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sẽ có đoàn công tác sang làm việc với phía Trung Quốc để mở cửa thị trường cho một số mặt hàng nông sản xuất khẩu chính ngạch. Các mặt hàng đang chờ hoàn tất các thủ tục pháp lý cuối cùng có thạch đen, tổ yến, khoai lang, sầu riêng…
     

    Bình Luận Bằng Facebook

Chia sẻ trang này