Doanh nghiệp tăng trưởng hai con số, chưa vội mừng

Thảo luận trong 'TIN TỨC QBKD' bắt đầu bởi Tin Nhanh Chứng Khoán |, 4/4/20.

  1. Doanh nghiệp tăng trưởng hai con số, chưa vội mừng

    Doanh nghiệp tăng trưởng hai con số, chưa vội mừng

    LIÊN HỆ (203 Đọc / 0 Thích / 0 Bình luận)
    1. Thông tin chủ đề
    2. Tỉnh/TP: Toàn quốc
    3. Tình trạng hàng: N/A
    4. Nhu cầu: N/A
    1. Thông tin người đăng
    2. Tài khoản: Tin Nhanh Chứng Khoán |
    3. Ngày đăng: 4/4/20 lúc 13:33
    4. Số điện thoại:
  2. G

  3. FastEhome.com- Đăng kí mở Shop bán hàng miễn phí no-spam [​IMG]

    Công ty cổ phần Vicostone (VCS) công bố, ước doanh thu thực hiện quý I/2020 đạt 1.366 tỷ đồng, tăng 20,68% so với cùng kỳ năm 2019; lợi nhuận trước thuế đạt 350 tỷ đồng; lợi nhuận sau thuế đạt 303 tỷ đồng, tăng lần lượt 14,39% và 16,66% so với cùng kỳ.

    Vicostone đã phải hoãn tổ chức Ðại hội đồng cổ đông (dự kiến diễn ra đầu tháng 4). Trong kế hoạch 2020 mà Công ty công bố tới cổ đông, Hội đồng quản trị đệ trình kế hoạch 6.654 tỷ đồng doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ, tăng 19,6% so với thực hiện năm 2019; lợi nhuận trước thuế 1.980 tỷ đồng, tăng 19,8%.

    Ðây là kế hoạch đầy tham vọng, bởi thách thức đối với doanh nghiệp hiện rất lớn.

    Trước hết là đại dịch đang tiếp tục lan rộng và khó kiểm soát có thể sẽ dẫn đến nguy cơ suy thoái kinh tế toàn cầu, làm giảm nhu cầu cải tạo, tu sửa nhà và xây dựng khu dân cư mới, ảnh hưởng nghiêm trọng đến tăng trưởng của ngành xây dựng nói chung và ngành sản xuất đá thạch anh nhân tạo nói riêng.

    Các thị trường lớn như Mỹ, Úc và châu Âu luôn chiếm gần 99% tổng giá trị xuất khẩu của Vicostone.

    Trong đó, riêng thị trường Mỹ đã đóng góp hơn 50% tổng doanh thu xuất khẩu của Công ty. Việc tỷ trọng xuất khẩu tập trung vào một vài thị trường giống như tình trạng “bỏ trứng vào một giỏ”, sẽ là rủi ro lớn khi thị trường đó xảy ra khủng hoảng hoặc suy giảm nhu cầu.

    Thách thức tiếp theo là giảm cầu có thể dẫn đến sự cạnh tranh giữa các nhà sản xuất khốc liệt hơn.

    Ðặc biệt, trước kia, đá tấm thạch anh nhập khẩu vào Mỹ từ Việt Nam chủ yếu do Vicostone sản xuất, nhưng gần đây đã xuất hiện một số công ty nhập công nghệ máy móc Trung Quốc và sản xuất tại Việt Nam với chiến lược làm ra sản phẩm với giá thành rẻ hơn.

    Việc này có thể dẫn đến lượng đá nhập khẩu từ Việt Nam vào Mỹ tăng mạnh với mức giá bình quân rẻ hơn. Như vậy, chính phủ và các nhà sản xuất tại Mỹ có thể sẽ thực hiện hành động phòng vệ đối với các sản phẩm đá thạch anh nhân tạo được nhập khẩu từ Việt Nam.

    Thực tế vừa qua cho thấy, sau khi Trung Quốc bị Mỹ áp thuế đối với mặt hàng đá tấm thạch anh (gồm thuế chống bán phá giá, thuế chống trợ cấp, thuế do áp lệnh trừng phạt chung), lượng đá tấm thạch anh sản xuất theo công nghệ Trung Quốc nhập khẩu trực tiếp từ Trung Quốc vào Mỹ gần như giảm về 0.

    Thay vào đó, một lượng lớn đá tấm thạch anh, chủ yếu được sản xuất theo công nghệ Trung Quốc, được nhập vào Mỹ từ Ấn Ðộ, Thổ Nhĩ Kỳ cuối năm 2018 và nửa đầu 2019.

    Ngay lập tức, phía Mỹ đã có động thái áp thuế chống bán phá giá và chống trợ cấp đối với mặt hàng đá tấm thạch anh nhập khẩu từ hai nước này.

    Mặc dù cuộc điều tra vẫn chưa đi đến kết luận cuối cùng, nhưng số liệu nhập khẩu đá thạch anh nhân tạo từ hai quốc gia trên vào Mỹ trong tháng 12/2019 đã bắt đầu sụt giảm mạnh.

    Việt Nam trở thành nước đứng thứ ba về lượng nhập đá tấm thạch anh vào Mỹ kể từ tháng 12/2019, nhưng nguy cơ sản phẩm từ Việt Nam bị ứng xử tương tự như của Ấn Ðộ và Thổ Nhĩ Kỳ là có thể xảy ra.

    Các doanh nghiệp thuộc ngành hàng phục vụ nhu cầu thiết yếu như thủy sản cũng đang đối mặt với tình trạng giảm cầu. Số liệu từ Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) cho thấy, kim ngạch xuất khẩu thủy sản đạt 991,5 triệu USD, giảm 10,8% so với cùng kỳ trong 2 tháng đầu năm, do mức giảm 20,2% ở thị trường EU và giảm 43,8% ở thị trường Trung Quốc.

    Trong 2 tuần đầu tiên của tháng 3, có tới 35 - 50% đơn hàng tôm đã bị các công ty nhập khẩu của Mỹ và EU hủy hoặc hoãn nhập do nhu cầu tiêu thụ giảm ở các thị trường này.

    Giá trị xuất khẩu của các doanh nghiệp cũng giảm mạnh theo. Trong 2 tháng đầu năm, doanh thu xuất khẩu của Công ty cổ phần Vĩnh Hoàn (VHC) và Công ty cổ phần Nam Việt (ANV) giảm lần lượt là 22,5% và 32,4% so với cùng kỳ.

    Với doanh nghiệp lớn, có nhiều giải pháp ứng phó như Vĩnh Hoàn, giới phân tích vẫn cho rằng, khó có thể duy trì tốc độ tăng trưởng trong năm 2020.

    Trong trường hợp dịch Covid-19 được kiểm soát trong nửa đầu năm, lợi nhuận năm nay của Vĩnh Hoàn được SSI dự phóng đạt 745 tỷ đồng, giảm 36,9% so với năm 2019. Còn ở kịch bản xấu hơn (dịch bệnh không được kiểm soát trong năm 2020), lợi nhuận của Công ty đạt 619 tỷ đồng, giảm 47,5%.

    Một doanh nghiệp khác đã công bố sớm kết quả kinh doanh quý I là Công ty cổ phần Phân bón Dầu khí Cà Mau (PVCFC). Cụ thể, quý I, PVCFC ước đạt sản lượng sản xuất urea quy đổi 230.490 tấn, đạt 112% kế hoạch quý, đạt 29% kế hoạch năm 2020.

    Sản lượng tiêu thụ urea ước đạt 177.440 tấn, đạt 109% kế hoạch quý, đạt 25% kế hoạch năm. Ngoài ra, PVCFC cũng tiếp tục đẩy mạnh tiêu thụ hàng tự doanh và các sản phẩm mới khác.

    Về các chỉ tiêu tài chính, tổng doanh thu quý I của Ðạm Cà Mau ước đạt 1.306 tỷ đồng, đạt 98% so với kế hoạch quý, đạt 22% kế hoạch năm 2020; lợi nhuận trước thuế ước đạt 64,69 tỷ đồng, đạt 118% kế hoạch năm.

    Theo Ðạm Cà Mau, lợi nhuận quý I vượt so với kế hoạch cả năm là do sản lượng sản xuất cao, các chi phí năng lượng được tối ưu, giá khí đầu vào giảm dẫn đến chi phí vốn trong kỳ thấp. Chỉ tiêu doanh thu hoàn thành 98% kế hoạch quý, do giá bán bình quân thấp hơn so với giá bán kế hoạch.

    Giá khí (bám theo giá dầu) chính là yếu tố thuận lợi giúp cho Ðạm Cà Mau có kết quả kinh doanh tích cực trong quý đầu tiên của năm.

    Tuy vậy, bước sang quý II, PVCFC sẽ đối diện với những thách thức như dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, ảnh hưởng đến sự tăng trưởng kinh tế toàn cầu, kéo theo nhu cầu sản xuất, tiêu thụ ở hầu hết các ngành đều sụt giảm đáng kể.

    Tình trạng dư cung phân bón dẫn đến sự cạnh tranh khốc liệt không chỉ giữa phân bón sản xuất trong nước mà cả với hàng nhập khẩu.

    Xâm nhập mặn tiếp tục diễn biến phức tạp hơn, khiến nông dân thu hẹp diện tích trồng lúa, làm giảm mạnh nhu cầu sử dụng phân bón.

    Ðặc biệt, với dự án NPK, lãnh đạo PVCFC cho biết, hiện nay dự án đang trong giai đoạn chạy thử, chuẩn bị bàn giao.

    Tuy nhiên, việc triển khai dự án giai đoạn chạy thử chịu ảnh hưởng rất lớn từ dịch bệnh, đặc biệt là kế hoạch huy động nhân sự phục vụ chạy thử, nghiệm thu dự án. Bởi các nhân sự phục vụ chạy thử của nhà bản quyền Espindesa, các nhà cung cấp thiết bị cho dự án từ Nhật Bản, Ý, Pháp, Ðức, Tây Ban Nha, Mỹ... đều phải thay đổi kế hoạch sang Việt Nam do bị dừng nhập cảnh.


    Chỉ số Nhà Quản trị Mua hàng (PMI) ngành sản xuất Việt Nam đã giảm mạnh từ 49,0 điểm của tháng 2 về 41,9 điểm trong tháng 3, theo số liệu công bố ngày 1/4 của IHS Market. Số lượng đơn đặt hàng mới và việc làm giảm ở mức kỷ lục.

    Các công ty cũng giảm hoạt động mua hàng và lượng hàng tồn kho, trong khi sự gián đoạn nghiêm trọng của chuỗi cung ứng đã được nhắc đến. Trong khi đó, mức độ lạc quan trong kinh doanh cũng giảm về mức đáy mới.

    Suy giảm mạnh được ghi nhận ở tất cả ba lĩnh vực là hàng hóa tiêu dùng, hàng hóa trung gian và hàng hóa đầu tư cơ bản. Tình trạng thiếu lực cầu hàng hóa đầu vào và giá dầu giảm dẫn đến giảm chi phí đầu vào. Trong khi đó, giá cả đầu ra giảm mạnh, và mức giảm là mạnh nhất kể từ tháng 7/2012.

    "Vấn đề then chốt là sẽ mất bao lâu để cộng đồng quốc tế có thể kiểm soát đại dịch. Khi điều này xảy ra, các nhà sản xuất dự báo sản lượng sẽ tăng trở lại”, IHS Markit cho biết.
     

    Bình Luận Bằng Facebook

Chia sẻ trang này