Doanh nghiệp niêm yết và thị trường vốn

Thảo luận trong 'TIN TỨC QBKD' bắt đầu bởi EhomeStock admin 1, 4/6/21.

  1. Doanh nghiệp niêm yết và thị trường vốn

    Doanh nghiệp niêm yết và thị trường vốn

    LIÊN HỆ (248 Đọc / 0 Thích / 0 Bình luận)
    1. Thông tin chủ đề
    2. Tỉnh/TP: Toàn quốc
    3. Tình trạng hàng: N/A
    4. Nhu cầu: N/A
    1. Thông tin người đăng
    2. Tài khoản: EhomeStock admin 1
    3. Ngày đăng: 4/6/21 lúc 19:22
    4. Số điện thoại:
  2. G

  3. FastEhome.com- Đăng kí mở Shop bán hàng miễn phí no-spam Bất kỳ quyết định nào được doanh nghiệp đưa ra (tài chính, chiến lược kinh doanh…) đều được thị trường vốn hấp thụ và tác động đến giá cổ phiếu.

    [​IMG]

    Bên mua và bên bán là ai?

    Chức năng cơ bản của thị trường vốn là liên kết người có tiền và người cần tiền. Tuy nhiên, mối liên kết này phải được tiến hành trên cơ sở hai bên cùng có lợi. Để đạt được kết quả đó, Bên Bán (Sell-side) phải có hàng hóa (các doanh nghiệp cần vốn) có chất lượng nhằm huy động vốn thông qua việc phát hành cổ phiếu hoặc trái phiếu cho Bên Mua (Buy-side).

    Bên Bán là các định chế tài chính trung gian. Chúng ta có thể kể tên một số công ty thuộc Bên bán như HSC, KBSV, Mirae Asset, SSI, VCSC, VNDirect, Yuanta,… Các định chế này là ngân hàng đầu tư hay công ty chứng khoán; quy tụ các chuyên gia ngân hàng, chuyên gia quan hệ nhà đầu tư tổ chức, các nhà môi giới và các chuyên viên phân tích.

    Bên Mua bao gồm các nhà đầu tư tổ chức lẫn cá nhân. Ở khối tổ chức, đại đa số đều là các nhà đầu tư chuyên nghiệp như VinaCapital, MB Capital, VCBF,… Họ quản lý những khoản tiền khổng lồ từ các quỹ đầu tư, quỹ hưu trí hay quỹ từ thiện. Nói đơn giản, đây là những nhà đầu tư chuyên quản lý tài sản của khách hàng. Một thành phần Bên Mua không kém phần quan trọng khác chính là các nhà đầu tư cá nhân tự tham gia vào thị trường vốn, là lực lượng ngày càng lớn mạnh nhờ vào giao dịch qua internet thuận tiện và sự mở rộng của các công ty môi giới bán lẻ.

    [​IMG]

    Nguồn: Corporate Finance Institute

    Trách nhiệm của IR

    Các doanh nghiệp niêm yết phải công bố thông tin cho các cổ đông hiện hữu và các nhà đầu tư tiềm năng. Bao gồm các công bố theo quy định, các quyết định điều hành, thâu tóm sáp nhập và các thông tin hoạt động kinh doanh khác nếu được xem là quan trọng thì cũng phải công bố đại chúng. Thông tin này được chuyển tải dưới nhiều hình thức khác nhau như thông cáo báo chí, buổi hội thoại, các phiên họp Đại hội đồng cổ đông được báo cáo trực tiếp hoặc gián tiếp với nhà đầu tư qua các phương tiện truyền thông.

    Trong mọi trường hợp, việc đóng gói và phân phối thông tin là trách nhiệm của IR, bởi vì IR là bộ lọc đối với hoạt động truyền thông tài chính của doanh nghiệp. IR hỗ trợ lãnh đạo doanh nghiệp xác định được yếu tố hữu hình và vô hình trong định giá, truyền tải câu chuyện của doanh nghiệp và định hướng nhận thức của thị trường vốn để tối ưu hóa giá trị doanh nghiệp.

    [​IMG]

    Nguồn: Thomas M. Ryan và Chad A. Jacobs

    Thế Phong

    FILI
    Tiếp tục đọc...
     

    Bình Luận Bằng Facebook

Chia sẻ trang này