Doanh nghiệp nâng tầm khi có đối tác ngoại

Thảo luận trong 'TIN TỨC QBKD' bắt đầu bởi Tin Nhanh Chứng Khoán |, 27/9/19.

  1. Doanh nghiệp nâng tầm khi có đối tác ngoại

    Doanh nghiệp nâng tầm khi có đối tác ngoại

    LIÊN HỆ (1,075 Đọc / 0 Thích / 0 Bình luận)
    1. Thông tin chủ đề
    2. Tỉnh/TP: Toàn quốc
    3. Tình trạng hàng: N/A
    4. Nhu cầu: N/A
    1. Thông tin người đăng
    2. Tài khoản: Tin Nhanh Chứng Khoán |
    3. Ngày đăng: 27/9/19 lúc 15:54
    4. Số điện thoại:
  2. G

  3. FastEhome.com- Đăng kí mở Shop bán hàng miễn phí no-spam [​IMG]

    Diễn đàn M&A 2019, sự kiện thường niên do Báo Ðầu tư và Công ty AVM Việt Nam đồng tổ chức hồi cuối tháng 7 đã thu hút 500 đại diện doanh nghiệp, quỹ đầu tư trong nước và quốc tế tham dự.

    Tại đây, nhiều thương vụ được vinh danh là thương vụ M&A tiêu biểu, chiếm phần lớn trong số đó là các nhà đầu tư ngoại rót vốn vào doanh nghiệp Việt thông qua mua cổ phần.

    Thương vụ Mitsui mua lại 35,1% cổ phần của CTCP Tập đoàn Thuỷ sản Minh Phú nằm trong Top 10 thương vụ tiêu biểu 2018 - 2019. Theo chia sẻ của lãnh đạo doanh nghiệp, đối tác Nhật Bản này đã từng hỗ trợ cho Minh Phú Hậu Giang vận hành tối ưu hoạt động sản xuất - kinh doanh.

    Trong kế hoạch giai đoạn tiếp theo, Mitsui sẽ áp dụng những sáng kiến này cho toàn bộ Tập đoàn và sử dụng mạng lưới bán hàng toàn cầu của mình để thúc đẩy doanh số cho Minh Phú.

    Tương tự, trong thương vụ phát hành 13,4 triệu cổ phần cho đối tác chiến lược Sojitz (Nhật Bản) thu về hơn 817 tỷ đồng của PAN Group, lãnh đạo tập đoàn này khẳng định, mục tiêu chính của thương vụ này không phải là tìm kiếm nguồn tài chính, mà dựa trên nền tảng sẵn có của đối tác để nâng tầm hơn nữa các sản phẩm nông nghiệp và thực phẩm Việt Nam nhằm mở rộng thị phần trong nước cũng như xuất khẩu ra nước ngoài.

    Trong chiến lược mở rộng lĩnh vực sản xuất, CTCP Nhựa Tiền Phong chấp nhận để đối tác Nhật Bản Sekisui sở hữu 15% cổ phần.

    Tập đoàn này đã chuyển giao cho Nhựa Tiền Phong công nghệ, khuôn, các thiết bị sản xuất; đồng thời cũng phân phối các sản phẩm mang nhãn hiệu của Sekisui. Nhờ sự hợp tác này, Nhựa Tiền Phong nâng cao được trình độ sản xuất, cải thiện công nghệ và kinh nghiệm phân phối của đối tác trong lĩnh vực xây dựng cơ bản.

    Nói đến lĩnh vực thu hút vốn ngoại không thể không nhắc tới ngành dược phẩm, với hàng loạt thương vụ M&A, thậm chí mua chi phối từ nhà đầu tư ngoại.

    Có thể kể tới các thương vụ như Taisho (Nhật Bản) rót vốn vào CTCP Dược Hậu Giang, Abbott (Hoa Kỳ) mua chi phối CTCP Domesco, hay Stada nâng tỷ lệ sở hữu tại CTCP Pymepharco lên 72% sau thời gian dài nắm giữ dưới 51%...

    Traphaco cũng có cổ đông lớn là Tập đoàn Dược phẩm Daewong, Hàn Quốc.

    Trong các mối quan hệ kể trên, cơ bản là đối tác ngoại muốn xâm nhập thị trường trong nước một cách nhanh và mạnh mẽ.

    Nhưng ngược lại, các doanh nghiệp dược phẩm trong nước cũng kỳ vọng sẽ được chuyển giao công nghệ sản xuất, hỗ trợ kinh nghiệm chuyên môn, công nghệ quản trị… khi bắt tay với đối tác ngoại. Những kỳ vọng này phần nào được hiện thực hoá.

    Pymepharco, doanh nghiệp dược niêm yết tiên phong về sản xuất thuốc với tiêu chuẩn kỹ thuật cao đang có số lượng nhà máy sản xuất đạt tiêu chuẩn về GMP-EU thuộc hàng Top Việt Nam.

    Ðể đạt được thành quả này, Công ty có sự song hành, hỗ trợ rất lớn từ cổ đông lớn, cũng là đối tác của công ty là Tập đoàn Dược phẩm Stada, Ðức.

    Mối lương duyên này đã bắt đầu từ năm 2008 và thắt chặt hơn khi Stada nâng sở hữu tại Pymepharco lên tối đa 72%.

    Mới trong tháng 7/2019, Pymepharco khánh thành nhà máy dược phẩm theo tiêu chuẩn kỹ thuật GMP-EU.

    Giới chuyên môn đánh giá, đây là nhà máy hiện đại nhất, ngang tầm với khu vực và thế giới.

    Nhờ sự chuyển giao công nghệ từ Tập đoàn Stada, nhà máy của
    Pymepharco đủ sức tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu và đáp ứng được nhu cầu sử dụng thuốc chất lượng cao với giá cả hợp lý cho người Việt.

    Ðây sẽ là động lực cải thiện kết quả kinh doanh của doanh nghiệp trong những năm tới.

    Ông Huỳnh Tấn Nam, Chủ tịch Hội đồng quản trị Pymepharco cho biết, Công ty đang làm thủ tục xuất khẩu vào các nước thành viên nhóm ICH dược phẩm. Hiện sản phẩm của Công ty đã xuất khẩu vào thị trường châu Âu (theo đơn đặt hàng của Stada).

    Tương tự, cái bắt tay giữa Dược Hậu Giang và Tập đoàn Dược phẩm Taisho được xem là nhằm tận dụng năng lực sản xuất và bí quyết kinh doanh của cả hai bên.

    Taisho đã thường xuyên cử chuyên gia hàng đầu sang tư vấn, hỗ trợ nâng cấp các nhà máy lên chuẩn quốc tế, đồng thời theo sát quá trình sản xuất, vận hành nhà máy mới.

    Công nghệ bào chế thuốc hiện đại đã được hãng dược phẩm Nhật chuyển giao cho Dược Hậu Giang. Kỹ sư, chuyên viên Dược Hậu Giang cũng có cơ hội sang Nhật Bản để trau dồi chuyên môn kiến thức.

    Cuối tháng 3/2017, Taisho hoàn thành kế hoạch hỗ trợ Dược Hậu Giang nâng cấp dây chuyền sủi bọt theo tiêu chuẩn PIC/S-GMP.

    Tháng 2/2019, dây chuyền viên nén Non-Betalactam của Dược Hậu Giang được Bộ Y tế Nhật cấp giấy chứng nhận GMP Nhật Bản (PMDA). Một số sản phẩm của Taisho và đối tác cũng đã được sản xuất tại các nhà máy của Dược Hậu Giang, đồng thời sản phẩm của Công ty cũng được xuất khẩu đến các thị trường sẵn có.

    Không khó để nhìn thấy, ở các doanh nghiệp này, sau khi có sự đồng thuận giữa “người cũ” và “người mới”, đều có sự thay đổi tích cực. Quản trị tiên tiến hơn, sản phẩm có giá trị gia tăng nhiều hơn và đặc biệt là quy trình, kỹ thuật sản xuất đã theo kịp nhiều nước trên thế giới.

    Không ít các chuyên gia đã chia sẻ, hợp tác với các đối tác nước ngoài là cách thức để doanh nghiệp Việt Nam nâng cao hơn nữa năng lực cạnh tranh, cải thiện nguồn lực vốn, quản trị...

    Ðặc biệt, trong bối cảnh nhiều hiệp định thương mại tự do song phương và đa phương mà Việt Nam là thành viên được thực thi, các rào cản thuế quan được dỡ bỏ, sức ép cạnh tranh với các doanh nghiệp Việt sẽ ngày càng lớn hơn. Ðiều này đòi hỏi các doanh nghiệp phải tìm được “đòn bẩy” phù hợp, kết hợp với năng lực nội tại để có thể đi nhanh hơn, chắc chắn hơn.

    Không nhìn đâu xa, trong lĩnh vực chứng khoán, hàng loạt các công ty chứng khoán tưởng như đã lụi tàn lại được hồi sinh nhờ luồng vốn ngoại mới.

    Chứng khoán Kiến Thiết từng thua lỗ nặng, nhưng sau khi có cổ đông mới đã có sự chuyển mình mạnh mẽ.

    Các bộ phận hoạt động chuyên nghiệp hơn và trở thành đơn vị đầu tiên trong làng chứng khoán có bản tin bằng tiếng Trung, phục vụ đối tượng nhà đầu tư tới từ quốc gia láng giềng.

    Diễn biến cũng tương tự tại Chứng khoán Ðệ Nhất, nay đã đổi tên thành Công ty Chứng khoán Yuanta Việt Nam.

    Từ một công ty chứng khoán nhỏ, yếu, kinh doanh thua lỗ, công ty này từ khi thuộc sở hữu 100% của công ty chứng khoán tới từ Ðài Loan, được cổ đông mới đầu tư hệ thống, tuyền dụng lớn về nhân sự, khai trương thêm các chi nhánh giao dịch…, Yuanta Việt Nam đang trở nên sôi động hơn bao giờ hết.

    Nhiều chuyển biến mạnh mẽ khác cũng được ghi nhận tại các công ty chứng khoán KB Việt Nam, Mirae Asset, Everest… khi có sự thay đổi về cơ cấu cổ đông.

    Với nguồn vốn dồi dào từ công ty mẹ, những đơn vị này đang dần chiếm lĩnh thị phần môi giới, thậm chí lọt vào bảng xếp hạng Top 10 thị phần - vốn chỉ dành cho những tên tuổi quen thuộc trong nước.

    Diễn biến tại nhiều công ty chứng khoán nhỏ và yếu một thời cũng góp phần thúc đẩy vào sự phát triển của ngành chứng khoán.

    Bởi trước sự trỗi dậy của các công ty chứng khoán này, bản thân những công ty ở vị trí dẫn đầu nhiều năm nay cũng đã nhìn nhận lại tình hình, từ đó thay đổi nhanh và mạnh hơn để duy trì vị thế.

    Một thị trường càng cạnh tranh, dịch vụ cung cấp tới khách hàng càng đa dạng, đòi hỏi mỗi thành viên thị trường cũng phải có giải pháp nâng cao năng lực nội tại, thay đổi chính mình, đầu tư hệ thống và đa dạng hơn sản phẩm cung cấp để tồn tại và phát triển trong thị trường đó.

    Nhã An
     

    Bình Luận Bằng Facebook

Chia sẻ trang này