FastEhome.com- Đăng kí mở Shop bán hàng miễn phí Nếu các bạn có ở nhà 1 cái máy in có cổng cắm dây mạng, hoặc thậm chí là cái máy in cũ cổng USB và các bạn muốn in ấn gì đó mà lại không tiện cắm dây trực tiếp tới máy in, hay không có 1 cái máy tính nào share sẵn máy in thì sao? Hôm nay mình sẽ hướng dẫn các bạn sử dụng con Raspberry Pi làm Print Server để có thể in từ wifi hoặc mạng có dây mà không cần cắm trực tiếp nhe. Đầu tiên, anh em mở terminal của Rpi lên hoặc ssh vào nó và chạy 2 câu lệnh sau, mục đích là để Raspbian được update mới nhất. Code: sudo apt-get update sudo apt-get upgrade Tiếp theo, anh em chạy câu lệnh sau: Code: sudo apt-get install cups Sau khi cài xong, anh em chạy tiếp câu lệnh này: Code: sudo usermod -a -G lpadmin pi Mục đích của câu lệnh này là thêm user "pi" vào group lpadmin, và anh em sẽ sử dụng user pi này để cấu hình, thêm bớt printer mà không cần root. Nếu anh em thích root thì bỏ qua câu này cũng được. Tiếp theo, anh em sẽ cần chạy 2 câu lệnh sau để cho phép CUPS có thểtruy cập được từ các máy tính. Code: sudo cupsctl --remote-any sudo /etc/init.d/cups restart Bước tiếp theo, anh em sẽ cần phải cài Samba, mục đích là để các máy tính Windows có thể truy cập được Sau đó anh em sẽ chỉnh sửa config của samba 1 chút bằng cách chạy câu lệnh sau và chỉnh sửa như bên dưới. Code: sudo nano /etc/samba/smb.conf # CUPS printing. [printers] comment = All Printers browseable = no path = /var/spool/samba printable = yes guest ok = yes read only = yes create mask = 0700 # Windows clients look for this share name as a source of downloadable # printer drivers [print$] comment = Printer Drivers path = /var/lib/samba/printers browseable = yes read only = no guest ok = no Bấm để mở rộng... Sau khi chỉnh sửa xong, anh em bấm Ctrl + X để thoát và chạy câu lệnh sau Code: sudo /etc/init.d/smbd restart Tiếp theo, anh em mở trình duyệt, vào trang http://ip-cua-rpi:631 để truy cập vào trang cấu hình của printer server Bước tiếp theo, nếu anh em có máy in mạng hoặc máy in cổng USB và cắm vào Rpi, anh em bấm vào Adding Printers and Classes ở cột thứ 2 Nếu có máy in cổng usb cắm vào máy, anh em sẽ thấy tự động cái máy in đó Sau khi chọn máy in, anh em sẽ thấy như vầy Cuối cùng, sau khi add xong, anh em có thể vào Windows, mở Run và gõ vào "\\IP-rpi" sau đó sẽ thấy máy in vừa add Vậy là xong, việc còn lại của anh em là cài đặt nó như bình thường thôi, cái này chắc mình không cần phải làm đâu nhỉ Chúc anh em ngày tốt lành.