Điều gì thực sự là “kẻ sát nhân” trong các bong bóng tài chính lớn nhất lịch sử?

Thảo luận trong 'TIN TỨC QBKD' bắt đầu bởi EhomeStock admin 1, 11/5/21.

  1. Điều gì thực sự là “kẻ sát nhân” trong các bong bóng tài chính lớn nhất lịch sử?

    Điều gì thực sự là “kẻ sát nhân” trong các bong bóng tài chính lớn nhất...

    LIÊN HỆ (235 Đọc / 0 Thích / 0 Bình luận)
    1. Thông tin chủ đề
    2. Tỉnh/TP: Toàn quốc
    3. Tình trạng hàng: N/A
    4. Nhu cầu: N/A
    1. Thông tin người đăng
    2. Tài khoản: EhomeStock admin 1
    3. Ngày đăng: 11/5/21 lúc 16:53
    4. Số điện thoại:
  2. G

  3. FastEhome.com- Đăng kí mở Shop bán hàng miễn phí no-spam Từ Bitcoin đến cơn sốt SPAC, hay những bong bóng tài chính trong lịch sử hiện đại, sáng tạo tài chính luôn là tâm điểm. Dù vậy, “kẻ sát nhân” thực sự lại là yếu tố khác…

    [​IMG]
    Ảnh minh hoạ.
    Trên thế giới đã từng có xảy ra cơn “sốt” về những thứ như củ hoa tulip hay cổ phiếu Internet. Lịch sử cho thấy một sự sáng tạo nào đó trong lĩnh vực tài chính thường có thể biến thành bong bóng với sự xuất hiện của những kẻ lừa đảo và quét sạch tiền bạc của nhà đầu tư.

    Cách đây khoảng 300 năm, các nhà tài chính ở châu Âu bỗng nhiên phát cuồng vì triển vọng lợi nhuận của những công ty giao dịch mới thành lập, được chính phủ Pháp và Anh cấp quyền đặc biệt trong thương mại quốc tế. Cổ phiếu của những công ty giao dịch này, gồm South Sea Company của Anh và Mississippi của Pháp, tăng vọt rồi lao dốc vào năm 1720, cuốn phăng những khoản tiền lớn của các nhà đầu tư – những người chứng kiến điều đó trong nỗi giận dữ và bất lực.

    Lịch sử tài chính thế giới còn có không ít câu chuyện tương tự, được xem là bài học không bao giờ cũ cho các nhà đầu tư. Bởi vậy, khi Phố Wall một lần nữa lại lên cơn sốt khó hiểu vì những công cụ đầu tư mới, các nhà sử học đã không khỏi “nhíu mày”.

    SÁNG TẠO VÀ BONG BÓNG

    Giá Bitcoin, đồng tiền ảo lớn nhất thế giới, đã tăng gấp 6 lần trong vòng một năm qua. Theo dữ liệu của Dealogic, những công ty séc trắng SPAC – doanh nghiệp không có hoạt động sản xuất hay kinh doanh nào, được mở ra với mục đích huy động vốn thông qua phát hành cổ phiếu ra công chúng (IPO) để mua lại một công ty khác – đã huy động được 100 tỷ USD trong năm nay. Nhà đầu tư cũng đang đổ xô mua NFT (non-fungible token) – một dạng chứng nhận kỹ thuật số của những vật phẩm sưu tầm như tác phẩm nghệ thuật hay bút tích của người nổi tiếng.

    Tờ Wall Street Journal đặt câu hỏi: Liệu những công cụ đầu tư này có phải là dấu hiệu về một thế giới mới tươi sáng trong lĩnh vực tài chính, hay một điều gì đó khác?

    Những cơn sốt đầu tư thường có tâm điểm là các sáng tạo tài chính. Đó là những công cụ mới được tạo ra bởi những nhà trung gian ở Phố Wall, nằm trong một bức màn bí hiểm và kích thích kỳ vọng về lợi nhuận béo bở trong tương lai. Đôi khi, những cơn sốt này mang đến kết cục rất tệ hại, trái với mọi kỳ vọng của nhà đầu tư.

    Có sự gắn kết mật thiết với khủng hoảng tài chính 2008-2009 khiến toàn bộ hệ thống tài chính Mỹ suy sụp là cơn sốt CDO (nghĩa vụ nợ có đảm bảo) và hoán vị rủi ro tín dụng (CDS) – hai loại chứng khoán phái sinh dựa trên các khoản vay thế chấp nhà đầy rủi ro.

    Trước đó, vào thập niên 1990, có những công ty Internet chưa hề có lợi nhuận nhưng niêm yết trên sàn chứng khoán với mức định giá khổng lồ. Nhiều công ty trong số đó đã bị sụp đổ khi cơn sốt cổ phiếu dotcom thoái trào.

    Lâu hơn nữa trong lịch sử, từ trước vụ bong bóng công ty giao dịch hồi thế kỷ 18, thế giới từng chứng kiến bong bóng hoa tulip vào năm 1636-1637, khi các nhà đầu tư ra sức săn lùng những củ hoa được cho là quý hiếm và có khả năng tái sinh trưởng.

    Theo một cuốn sách lịch sử của Charles Mackay, một củ hoa tulip giống Viceroy vào thời đó có giá trị tương đương 2 bó lúa mỳ, 4 bó lúa mạch đen, 4 con bò đực, 8 con lợn, 12 con cừu, 2 thùng rượu vang, bia, bơ, phô mai, 1 cái giường, 1 bộ suit, và 1 chiếc cốc bạc cộng lại.

    Cố giáo sư Charles Kindleberger, tác giả cuốn sách “Manias, Panics, Crashes” (tạm dịch: “Cơn điên, nỗi hoảng loạn, và sự sụp đổ”), gọi những cơn sốt đầu cơ và cuộc khủng hoảng như vậy là căn bệnh kinh niên khó chữa của thế giới.

    “Từ góc nhìn của một nhà đầu tư, những giai đoạn có sự sáng tạo lớn là điều rất thú vị, vì bạn có thể chấp nhận một biên độ rộng của định giá tài sản”, giáo sư Robin Greenwood thuộc Trường Kinh doanh Harvard, một nhà nghiên cứu về bong bóng tài chính, nói với Wall Street Journal.

    Theo ông Greenwood, một ví dụ kinh điển nữa phải kể đến là cơn sốt quỹ đóng (closed-end fund) – những danh mục đầu tư được giao dịch trên sàn chứng khoán – hồi thập niên 1920. Trước khi xảy ra vụ sụp đổ thị trường chứng khoán Phố Wall năm 1929, việc phát hành quỹ đóng diễn ra rầm rộ, và giá chứng chỉ các quỹ này vượt xa giá trị thực chất của danh mục đầu tư.

    Lừa đảo, gian lận đã trở thành một phần không thể tách rời của các bong bóng tài chính. Trong số đó phải kể đến Robert Knight – kẻ tham gia “chế biến” sổ sách của South Sea Company, bỏ trốn khỏi nước Anh khi sự việc vỡ lở, và phải ngồi tù ở Bỉ một thời gian.

    Sẽ là một thiếu sót lớn nếu không nhắc tới Bernie Madoff, chủ mưu vụ lừa đảo theo mô hình kim tự tháp (Ponzi) lớn nhất lịch sử sụp đổ vào tháng 12/2008. Madoff đã chết trong nhà tù liên bang ở Mỹ hồi tháng 4, trong lúc đang thụ án tù 150 năm.

    Giáo sư Greenwood lưu ý rằng bản thân các sáng tạo tài chính thường có thể sống sót được sau mỗi lần hình thành và vỡ bong bóng liên quan đến chúng, tương tự như trường hợp của ý tưởng quỹ đóng vào thập niên 1920 hay cổ phiếu Internet vào cuối những năm 1990. Ngoài ra, sự phát triển bùng nổ có phần kỳ lạ của những công cụ đầu tư mới có thể là một dấu hiệu bong bóng, nhưng câu chuyện không phải lúc nào cũng như vậy.

    “ĐÒN BẨY LÀ KẺ SÁT NHÂN”

    “Nhiều thứ trông tưởng chừng như bong bóng thực ra không phải bong bóng”, ông Greenwood nói và lấy đợt tăng chóng mặt của cổ phiếu công nghệ hồi đầu thập niên 1990 làm ví dụ. Đợt tăng đó thực ra là báo hiệu về khoảng thời gian thịnh vượng kéo dài gần 1 thập kỷ. Sự bấp bênh là một trong những nhân tố tạo ra khả năng để bong bóng hình thành. Tuy nhiên, các nhà đầu tư thường có khuynh hướng phản đối quan điểm cho rằng bong bóng đang hình thành, cho tới khi mọi chuyện trở nên quá muộn.

    Giáo sư Willem Buiter thuộc Đại học Columbia – một nhà nghiên cứu lịch sử khác về bong bóng tài chính, nói rằng bản thân sự sáng tạo cũng là một đặc trưng của thị trường tài chính Mỹ. Sáng tạo luôn xuất hiện ở Phố Wall, trong cả những giai đoạn bình thường và bất bình thường của thị trường. Điểm khác biệt của những sáng tạo tài chính dẫn tới bong bóng nằm ở việc những công cụ mới đó trở thành mảnh đất cho đầu cơ. Bản thân sáng tạo không phải là vấn đề, mà vấn đề là khi việc đầu tư vào công cụ mới dẫn tới một làn sóng vay nợ thái quá.

    Nhận định “Đòn bẩy là kẻ sát nhân” của GS Buiter đặc biệt đúng trong trường họp bong bóng của thập niên 2000, khi CDO thúc đẩy làn sóng vay thế chấp nhà. Theo dữ liệu của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed), từ năm 2000-2008, khối nợ trong ngành tài chính Mỹ tăng gấp hơn 2 lần, từ 8,7 nghìn tỷ USD lên 18 nghìn tỷ USD; nợ của các hộ gia đình Mỹ tăng từ 7,2 nghìn tỷ USD lên 14,1 nghìn tỷ USD.

    Câu chuyện hiện nay có vẻ khác trước. Nợ Chính phủ Mỹ đang tăng nhanh do các chương trình kích cầu, nhưng nợ trong ngành tài chính đang thấp hơn mức đỉnh vào năm 2008 và nợ của các hộ gia đình tăng chậm hơn so với hồi thập niên 2000. Từ năm 2012-2020, nợ hộ gia đình ở Mỹ tăng từ 13,6 nghìn tỷ USD lên 16,3 nghìn tỷ USD. Điều này khiến ông Buiter cảm thấy bớt lo lắng phần nào.

    “Có những dấu hiệu và chỉ báo về sự thái quá, nhưng tất cả những điều đó chưa dẫn tới một cuộc bùng nổ vay nợ thiếu bền vững”, ông Buiter nhận định về nguy cơ hình thành bong bóng tài chính ở Mỹ hiện nay.

    Kiều Oanh

    VNECONOMY
    Tiếp tục đọc...
     

    Bình Luận Bằng Facebook

Chia sẻ trang này