FastEhome.com- Đăng kí mở Shop bán hàng miễn phí * Theo BSC, có thể mở vị thế đối với PC1 tại ngưỡng giá 12 Chỉ báo RSI và chỉ báo MACD đều đang ủng hộ tín hiệu hồi phục. Đường giá cổ phiếu cũng đã chạm lại dải mây Ichimoku, cho thấy động lực tăng giá trung hạn sắp hình thành. PC1 nhiều khả năng sẽ kiểm tra lại ngưỡng kháng cự cũ 16 trong các phiên giao dịch tới. Nhà đầu tư có thể mở vị thế tại ngưỡng giá 12.0 và chốt lãi ngắn hạn tại vùng giá 15-16. Cắt lỗ nếu cổ phiếu mất nưỡng hỗ trợ 11. Không nằm ngoài nhận định của BSC, cổ phiếu PC1 đã ó tuần giao dịch khởi sắc. Thống kê với việc đón nhận 1 phiên giảm, 3 phiên tăng trong đó có 1 phiên tăng trần và 1 phiên đứng giá, tính chung cả tuần, giá cổ phiếu PC1 tăng 1.400 đồng (+12.56%) từ mức giá 11.150 đồng/CP lên 12.550 đồng/CP. Tuy nhiên, so với mức giá mục tiêu là 15-16.000 đồng/CP, giá thị hiện tại của PC1 còn thấp hơn 16,33%. * VCSC và PHS khuyến nghị mua cho cổ phiếu PPC VCSC có khuyến nghị mua cho PPC với giá mục tiêu 32.000 đồng/CP (tổng mức sinh lời dự phóng 42,3%, bao gồm lợi suất cổ tức 12,2%). Tương tự, PHS sử dụng phương pháp chiết khấu dòng tiền FCF (giống với kỳ báo cáo trước) cùng với EV/EBITDA và P/E mục tiêu lần lượt là 6.6x và 7.5x, chúng tôi cho rằng mức giá hợp lý đối với cổ phiếu PPC là 28,300 VNĐ/CP, khuyến nghị mua đối với cổ phiếu PPC, mức tăng trưởng là 27.5%. Trong tuần qua, PPC đã có thông báo về việc chốt danh sách cổ đông trả cổ tức còn lại năm 2019 với tỷ lệ 10% bằng tiền mặt. Thời gian thanh toán cổ tức từ ngày 8/5/2020. Với thông tin hỗ trợ này, PPC đã tiếp tục cuộc tăng tốc trong tuần vừa qua. Thống kê với việc đón nhận 2 phiên giảm và 3 phiên tăng, tính chung cả tuần, giá cổ phiếu PPC tăng 2.150 đồng (+9,68%) từ mức giá 22.200 đồng/CP lên 24.350 đồng/CP. * VCSC và BSC khuyến nghị mua cổ phiếu POW VCSC có khuyến nghị mua dành cho POW và giá mục tiêu 16.900 đồng, tổng mức sinh lời 111,3% bao gồm lợi suất cổ tức 3,7%. Còn theo BSC, chỉ báo RSI và chỉ báo MACD đều đang ủng hộ tín hiệu hồi phục. Đường giá cổ phiếu cũng đã chạm lại dải mây Ichimoku, cho thấy động lực tăng giá trung hạn sắp hình thành. POW nhiều khả năng sẽ kiểm tra lại ngưỡng kháng cự cũ 8.5 trong các phiên giao dịch tới. Nhà đầu tư có thể mở vị thế tại ngưỡng giá 8.0 và chốt lãi ngắn hạn tại vùng giá 10 -11. Cắt lỗ nếu cổ phiếu mất nưỡng hỗ trợ 7.0. Cũng nằm trong nhóm cổ phiếu ngành điện – ngành chịu ít tác động hơn trong giai đoạn dịch bệnh biến biến phức tạp, cổ phiếu POW cũng đã có tuần giao dịch tăng vọt. Thống kê với việc đón nhận 2 phiên giảm và 3 phiên tăng trong đó có 1 phiên tăng trần, tính chung cả tuần, giá cổ phiếu POW tăng 830 đồng (+10,78%) từ mức giá 7.700 đồng/CP lên 8.530 đồng/CP. Tuy nhiên, so với mức giá mục tiêu là VCSC đưa ra là 16.900 đồng/CP, giá hiện tại của POW còn thấp hơn 49,5%. * VCSC khuyến nghị kém khả quan cho DHG với giá mục tiêu 83.000 đồng/CP Chúng tôi hiện có khuyến nghị kém khả quan cho DHG với giá mục tiêu 83.000 đồng/CP, tương ứng tổng mức sinh lời dự phóng 3,6%, bao gồm lợi suất cổ tức 4,2%. Trái với nhận định của VCSC, cổ phiếu DHG cũng có tuần giao dịch khởi sắc sau thông tin dự kiến cho 392 tỷ đồng để tạm ứng cổ tức đợt 1/2019, tỷ lệ 30%. Thống kê với việc đón nhận 1 phiên giảm và 4 phiên tăng, tính chung cả tuần, giá cổ phiếu DHG tăng 7.400 đồng (+9,05%) từ mức giá 81.800 đồng/CP lên 89.200 đồng/CP. * VCSC khuyến nghị mua cho NLG với giá mục tiêu 48.300 đồng/CP Chúng tôi hiện có khuyến nghị mua cho NLG với giá mục tiêu 48.300 đồng/CP, tương ứng tổng mức sinh lời dự phóng 132,3%, bao gồm lợi suất cổ tức 4,5%. Cũng như nhiều cổ phiếu trước đây, việc Đầu tư Nam Long thông qua chủ trương mua vào khoảng 10 triệu cổ phiếu quỹ, đồng thời Chủ tịch HĐQT Nguyễn Xuân Quang cũng đăng ký mua 5 triệu cổ phiếu NLG từ ngày 30/3 đến ngày 28/4, đã tác động tích cực tới diễn biến cổ phiếu NLG. Thống kê với việc đón nhận 1 phiên đứng giá và 4 phiên tăng, tính chung cả tuần, giá cổ phiếu NLG tăng 1.650 đồng (+8,25%) từ mức giá 20.000 đồng/CP lên 21.650 đồng/CP. * Theo BSC, có thể mở vị thế cổ phiếu CVT tại ngưỡng giá 16-17 Chỉ báo RSI và chỉ báo MACD đều đang ủng hộ tín hiệu hồi phục. Đường giá cổ phiếu cũng đã vượt lên dải mây Ichimoku, cho thấy động lực tăng giá trung hạn đã hình thành. CVT nhiều khả năng sẽ kiểm tra lại vùng giá 20 trong các phiên giao dịch tới. Nhà đầu tư có thể mở vị thế tại ngưỡng giá 16-17 và chốt lãi ngắn hạn tại vùng giá 20-22. Cắt lỗ nếu cổ phiếu mất ngưỡng hỗ trợ 15. Mặc dù CVT gặp áp lực chốt lời và quay đầu trong phiên cuối tuần nhưng với diễn biến tích cực trong những phiên trước đó đã giúp cổ phiếu này có tuần giao dịch khởi sắc. Thống kê với việc đón nhận duy nhất 1 phiên giảm và 4 phiên tăng, tính chung cả tuần, giá cổ phiếu CVT tăng 1.750 đồng (+11,04%) từ mức giá 15.850 đồng/CP lên 17.600 đồng/CP. * VCSC khuyến nghị khả quan, PHS khuyến nghị bán dành cho HVN VCSC hiện có khuyến nghị khả quan dành cho HVN với giá mục tiêu 28.700 đồng/CP, tương ứng với tổng mức sinh lời 43,8%, bao gồm lợi suất cổ tức 4,8%. Trong khi đó, bằng phương pháp EBITDAR, đánh giá lại tác động của dịch cúm Covid-19 nếu dịch bệnh kéo dài đến tháng 8, PHS ước tính giá trị hợp lý của HVN là 14.500 VND/cổ phiếu (-29.5%), ở mức tương đương với EV/EBITDAR 5.1. Do đó, khuyến nghị bán đối với cổ phiếu này. Không nằm ngoài dự đoán của VCSC và PHS, dù vẫn đang trong công cuộc dừng.giảm bay để đồng hành cùng Chính phủ chống dịch bệnh nhưng với hàng loạt chính sách hỗ trợ đang được tính toán cho ngành hàng không, đã giúp các cổ phiếu trong nhóm này có tuần giao dịch khá bùng nổ. Trong đó, HVN không ngoại trừ khi đón nhận 3 phiên tăng trong đó có 2 phiên tăng trần và 2 phiên giảm, tính chung cả tuần, giá cổ phiếu HVN tăng 2.750 đồng (+14,25%) từ mức giá 19.300 đồng/CP lên 22.050 đồng/CP. * VCSC khuyến nghị mua cổ phiếu HPG với giá mục tiêu 33.500 đồng/CP Chúng tôi hiện có khuyến nghị mua cho HPG với giá mục tiêu 33.500 đồng/CP, tương ứng tổng mức sinh lời dự phóng 78%, dựa theo giá đóng cửa hôm nay. Thống kê với việc đón nhận 2 phiên giảm và 3 phiên tăng trong đó có 1 phiên tăng trần, tính chung cả tuần, giá cổ phiếu HPG tăng 1.150 đồng (+6,52%) từ mức giá 17.650 đồng/CP lên 18.800 đồng/CP. Tuy nhiên, so với mức giá mục tiêu mà VCSC đã đưa ra là 33.500 đồng/CP, thị giá hiện tại của HPG còn cách khá xa 43,88%. * VCSC khuyến nghị mua cổ phiếu KDH với giá mục tiêu 31.500 đồng/CP Chúng tôi hiện có khuyến nghị mua cho KDH với giá mục tiêu 31.500 đồng/CP, tương ứng tổng mức sinh lời dự phóng 68,5%, bao gồm lợi suất cổ tức 2,6%. Sau tuần điều chỉnh cuối tháng 3 – đầu tháng 4, cổ phiếu KDH đã tìm lại sự khởi sắc trong tuần qua. Thống kê với việc đón nhận 1 phiên giảm,3 phiên tăng và 1 phiên đứng giá, tính chung cả tuần, giá cổ phiếu KDH tăng 1.600 đồng (+8,74%) từ mức giá 18.300 đồng/CP lên 19.900 đồng/CP. * VCSC khuyến nghị mua cổ phiếu PLX với giá mục tiêu 60.100 đồng/CP Chúng tôi hiện có khuyến nghị mua cho PLX với giá mục tiêu 60.100 đồng/CP (tổng mức sinh lời dự phóng 57,4%, bao gồm lợi suất cổ tức 7,5%). Theo giá đóng cửa hôm nay, PLX hiện được giao dịch tại P/E dự phóng năm 2020 là 14 lần, dựa theo dự báo của chúng tôi. Bất chấp kết quả kinh doanh quý I/2020 ước lỗ 572 tỷ đồng do trích lập dự phòng hàng tồn kho, nhưng với diễn biến khởi sắc chung của thị trường, PLX cũng đã tăng nhẹ trong tuần qua. Thống kê với việc đón nhận 2 phiên giảm và 3 phiên tăng, tính chung cả tuần, giá cổ phiếu PLX tăng 850 đồng (+2,13%) từ mức giá 39.900 đồng/CP lên 40.750 đồng/CP. * VCSC khuyến nghị mua cổ phiếu TLG với giá mục tiêu 61.100 đồng/CP Chúng tôi hiện có khuyến nghị mua cho TLG với giá mục tiêu 61.100 đồng/CP, tương ứng tổng mức sinh lời dự phóng 122,6%, bao gồm lợi suất cổ tức 7,1%. Tuần qua, Tập đoàn Thiên Long chính thức công bố sẽ mua lại 1,5 triệu cổ phiếu quỹ từ ngày 20/4 đến ngày 19/5, đã tiếp sức giúp cổ phiếu TLG giao dịch khởi sắc. Thống kê với việc đón nhận 1 phiên giảm, 3 phiên tăng trong đó có 1 phiên tăng trần và 1 phiên đứng giá, tính chung cả tuần, giá cổ phiếu TLG tăng 3.400 đồng (+12,83%) từ mức giá 26.500 đồng/CP lên 29.900 đồng/CP. * VCSC khuyến nghị mua cổ phiếu VIB với giá mục tiêu 24.700 đồng/CP Chúng tôi công bố báo cáo lần đầu dành cho Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam (VIB) với khuyến nghị MUA và giá mục tiêu 24.700 đồng/CP, tương ứng với tổng mức sinh lời dự phóng 83,0%. Nhóm cổ phiếu vua đã góp phần tích cực giúp thị trường có tuần giao dịch khởi sắc, trong đó VIB cũng không ngoại trừ. Thống kê với việc đón nhận 2 phiên giảm và 3 phiên tăng trần, tính chung cả tuần, giá cổ phiếu VIB tăng 700 đồng (+5,19%) từ mức giá 13.500 đồng/CP lên 14.200 đồng/CP. * VCSC khuyến nghị mua cho PVS với giá mục tiêu 15.100 đồng/CP Chúng tôi hiện có khuyến nghị mua cho PVS với giá mục tiêu 15.100 đồng/CP (tổng mức sinh lời dự phóng 53,4%, bao gồm lợi suất cổ tức 6,8%). Theo giá đóng cửa hôm nay, PVS hiện được giao dịch tại P/E cốt lõi năm 2020 là 6,0 lần và P/B là 0,4 lần, dựa theo dự báo của chúng tôi. Trái với phần lớn các doanh nghiệp có công bố báo cáo tài chính sau kiểm toán lợi nhuận giảm 40-60%, thậm chí lỗ nặng hàng trăm tỷ đồng, thì PVS đã có công bố tăng thêm lợi nhuận gần 128 tỷ đồng sau kiểm toán. Với thông tin tích cực này, cổ phiếu PVS đã có tuần giao dịch khởi sắc. Thống kê với việc đón nhận 1 phiên giảm và 4 phiên tăng trong đó có 1 phiên tăng trần, tính chung cả tuần, giá cổ phiếu PVS tăng 1.900 đồng (+18,45%) từ mức giá 10.300 đồng/CP lên 12.200 đồng/CP. * VCSC khuyến nghị mua cho VIC và VRE Chúng tôi hiện có khuyến nghị mua cho VIC với giá mục tiêu 119.000 đồng/CP, tương ứng tổng mức sinh lời dự phóng 31%, dựa theo giá đóng cửa hôm nay. Trong khi đó, chúng tôi giảm giá mục tiêu 20% còn 33.300 đồng khi điều chỉnh giảm 17% dự báo lợi nhuận sau thuế sau lợi ích cổ đông thiểu số năm 2020 và tăng định giá giả định theo phương pháp vốn hóa của chúng tôi thêm 1 điểm phần trăm cho các mô hình trung tâm thương mại của CTCP Vincom Retail (VRE). Tuy nhiên, chúng tôi duy trì khuyến nghị mua khi giá cổ phiếu của VRE đã giảm 27% trong 1 tháng qua. Hầu hết các nhóm cổ phiếu lớn đều đóng vai trò trụ đỡ tốt giúp thị trường có tuần bùng nổ, trong đó họ nhà Vingroup cũng không ngoại trừ. Thống kê với việc đón nhận 2 phiên giảm, 2 phiên tăng trong đó có 1 phiên tăng trần và 1 phiên đứng giá, tính chung cả tuần, giá cổ phiếu VIC tăng 4.000 đồng (+4,4%) từ mức giá 91.000 đồng/CP lên 95.000 đồng/CP. Thống kê với việc đón nhận 5 phiên tăng trần, tính chung cả tuần, giá cổ phiếu VRE tăng 4.300 đồng (+22,05%) từ mức giá 19.500 đồng/CP lên 23.800 đồng/CP. * VCSC khuyến nghị mua cho cổ phiếu MWG Chúng tôi duy trì khuyến nghị mua cho CTCP Đầu tư Thế giới Di động (MWG) dù giảm giá mục tiêu 41%, với lý do: (1) điều chỉnh giảm dự báo lợi nhuận sau thuế 29%/23%/20% lần lượt cho các năm 2020/2021/2022 khi dịch COVID-19 diễn biến trầm trọng hơn giả định ban đầu của chúng tôi và (2) mức chiết khấu định giá mới 30% cho thế giới di động/điện máy xanh nhằm phản ánh rủi ro bùng phát dịch bệnh kéo dài – rủi ro lớn cho các doanh nghiệp bán lẻ trong ngành hàng không thiết yếu. Trong khi hầu hết các ngành nghề đều chịu ảnh hưởng bởi dịch bệnh thì MWG là một trong số ít doanh nghiệp có kết quả kinh doanh quý I/2019 ghi nhận doanh thu tăng trưởng 16%. Đây có thể là một trong những nguyên nhân giúp cổ phiếu MWG bay khá cao trong những phiên đầu tháng 4 nhưng đã hạ độ cao trong những phiên cuối tuần vừa qua do áp lực bán chốt lời gian tăng. Thống kê với việc đón nhận 3 phiên giảm và 2 phiên tăng, tính chung cả tuần, giá cổ phiếu MWG tăng 6.300 đồng (+9,63%) từ mức giá 65.400 đồng/CP lên 71.700 đồng/CP.