Diễn biến cổ phiếu cần quan tâm tuần qua

Thảo luận trong 'TIN TỨC QBKD' bắt đầu bởi Tin Nhanh Chứng Khoán |, 18/10/19.

  1. Diễn biến cổ phiếu cần quan tâm tuần qua

    Diễn biến cổ phiếu cần quan tâm tuần qua

    LIÊN HỆ (207 Đọc / 0 Thích / 0 Bình luận)
    1. Thông tin chủ đề
    2. Tỉnh/TP: Toàn quốc
    3. Tình trạng hàng: N/A
    4. Nhu cầu: N/A
    1. Thông tin người đăng
    2. Tài khoản: Tin Nhanh Chứng Khoán |
    3. Ngày đăng: 18/10/19 lúc 19:34
    4. Số điện thoại:
  2. G

  3. FastEhome.com- Đăng kí mở Shop bán hàng miễn phí no-spam [​IMG]

    * KIS khuyến nghị tăng tỷ trọng đối với cổ phiếu PPC

    Sử dụng mô hình định giá DDM, chúng tôi định giá giá cổ phiếu PPC ở mức 30,000 đồng/cổ phiếu vào cuối năm 2020. Tổng kỳ vọng lợi nhuận 1 năm là là 27% (bao gồm 7% suất sinh lợi cổ tức của khoản cổ tức tiền mặt còn lại là 1,800 đồng của năm 2019). Do đó, chúng tôi khuyến nghị tăng tỷ trọng cổ phiếu PPC cho khung thời gian đầu tư 1 năm.

    Vừa qua, PPC đã công bố báo cáo tài chính quý III/2019 với kết quả khả quan khi ghi nhận doanh thu và lợi nhuận trước thuế 9 tháng lần lượt đạt 5.908,5 tỷ đồng và 948 tỷ đồng, tương ứng hoàn thành 78% mục tiêu doanh thu và vượt 21,32% mục tiêu lợi nhuận năm, tuy nhiên, diễn biến cổ phiếu PPC tuần qua không khởi sắc như kỳ vọng của KIS. Thống kê với việc đón nhận 3 phiên tăng, 1 phiên đứng giá ngày 15/10 và 1 phiên giảm ngày cuối tuần 18/10, tính chung cả tuần, giá cổ phiếu PPC không có biến động giá giữ nguyên mức giá 25.050 đồng/Cp.

    * Theo BSC, cổ phiếu DCM có thể tăng trở về vùng 8.5

    Chỉ báo RSI và chỉ báo MACD đều ủng hộ xu hướng tăng giá. Đường giá cổ phiếu cũng đã vượt lên dải mây Ichimoku, cho thấy động lực tăng trong trung hạn đã hình thành. Như vậy, DCM có thể tăng giá trở về vùng kháng cự 8.5 trong các phiên giao dịch tới.

    Ngày 15/10 vừa qua, Đạm Cà Mau đã thực hiện trả cổ tức năm 2018 bằng tiền mặt với tỷ lệ 8%. Tuần qua, không chỉ giao dịch khởi sắc, cổ phiếu DCM cũng có thanh khoản tăng vọt. Thống kê với việc đón nhận 2 phiên tăng, 2 phiên giảm và 1 phiên đứng giá ngày đầu tuần 14/10, tính chung cả tuần, giá cổ phiếu DCM tăng 310 đồng/Cp (+4,2%) từ mức 7.380 đồng/Cp lên 7.690 đồng/Cp. Tính trung bình tuần qua, khối lượng khớp lệnh của DCM đạt 0,72 triệu đơn vị/phiên, tăng gấp gần 3 lần so với tuần trước đó.

    * VCSC khuyến nghị khả quan dành cho GEX, mua dành cho REE

    Chúng tôi hiện đang có khuyến nghị khả quan dành cho GEX với giá mục tiêu 24.200 đồng/CP, tương ứng với tổng mức sinh lời 12%, lợi suất cổ tức 0%.

    Chúng tôi hiện đang có khuyến nghị mua dành cho REE với giá mục tiêu 45.700 đồng/CP, tương ứng với tổng mức sinh lời 28,2%, bao gồm lợi suất cổ tức 4,9%.

    Trái với khuyến nghị của VCSC, 2 công ty sở hữu phần lớn cổ phần tại CTCP Đầu tư Nước sạch Sông Đà – VCW đã chịu tác động bởi thông tin nguồn nước tại VCW bị ô nhiệm nặng do vụ đổ trộm dầu thải vào sông Đà ở miền Bắc. Qua đó đã tác động khá tiêu cực tới diễn biến cặp đôi cổ phiếu GEX và REE trong tuần qua.

    Trong đó, GEX đã đón nhận 4 phiên giảm và duy nhất 1 phiên tăng nhẹ ngày đầu tuần 14/10, tính chung cả tuần, giá cổ phiếu GEX giảm 850 đồng/Cp (-3,88%) từ mức 21.900 đồng/Cp xuống 21.050 đồng/Cp.

    Còn REE đón nhận 2 phiên tăng và 3 phiên giảm, tính chung cả tuần, giá cổ phiếu REE giảm 1.050 đồng/Cp (-2,78%) từ mức 37.800 đồng/Cp xuống 36.750 đồng/Cp.

    * VCSC khuyến nghị mua dành cho POW với giá mục tiêu 17.700 đồng/CP

    Chúng tôi hiện có kiến nghị mua cho POW với giá mục tiêu 17.700 đồng/cổ phiếu (tổng mức sinh lời dự phóng 36,9%, bao gồm lợi suất cổ tức 2,3%).

    Tuần qua, POW vừa công bố kết lợi nhuận sau thuế trước lợi ích cổ đông thiểu số 9 tháng năm 2019 đạt 2,3 nghìn tỷ đồng, tăng 39,8% so với cùng kỳ năm trước và hoàn thành 101% mục tiêu cả năm. Với kết quả kinh doanh khả quan, diễn biến cổ phiếu POW tuần qua cũng khá khởi sắc khi đón nhận 4 phiên tăng và chỉ 1 phiên điều chỉnh nhẹ ngày 15/10. Tính chung cả tuần, giá cổ phiếu POW tăng 550 đồng/Cp (+4,31%) từ mức 12.750 đồng/Cp lên 13.300 đồng/Cp.

    * VCSC đánh giá triển vọng dài hạn của AAA khá khả quan

    Định giá của AAA tỏ ra hấp dẫn tại mức P/E 2019 là 6,9 lần trên cơ sở mục tiêu lợi nhuận công ty đề ra và số cổ phiếu pha loãng (so với P/E trượt 12 tháng của các công ty cùng ngành trong nước là 7,9 lần và trong khu vực là 8,5 lần) vì AAA có các chỉ số cơ bản và triển vọng dài hạn khả quan hơn đến từ các sản phẩm nhựa phân hủy sinh học.

    Diễn biến cổ phiếu AAA tuần qua vẫn tiếp tục giằng co với những phiên tăng giảm xen kẽ nhau. Thống kê với việc đón nhận 2 phiên tăng, 2 phiên giảm và 1 phiên đứng giá ngày 17/10, tính chung cả tuần, giá cổ phiếu AAA tăng 200 đồng/Cp (+1,34%) từ mức 14.950 đồng/Cp lên 15.150 đồng/Cp.

    * Theo BSC, cổ phiếu PNJ sẽ tăng trở lại vùng 90-95

    Chỉ báo RSI cho thấy tín hiệu tăng giá mạnh trong khi chỉ báo MACD đang báo hiệu xu hướng tích lũy ngắn hạn. Đường giá cổ phiếu cũng đã vượt lên dải mây Ichimoku, cho thấy động lực tăng trong trung hạn đã hình thành. Như vậy, PNJ có thể tăng giá trở về vùng kháng cự 90-95 trong các phiên giao dịch tới.

    Vừa qua, PNJ đã có báo cáo kết quả kinh doanh hợp nhất quý III/2019 với doanh thu thuần đạt 3.934 tỷ đồng, tăng 25% so với cùng kỳ; lợi nhuận sau thuế đạt 208 tỷ đồng, tăng 17%, được đánh giá là tích cực trong bối cảnh sự cố ERP vừa mới được khắc phục.

    Diễn biến cổ phiếu PNJ tuần qua đã có những phiên giao dịch khá khởi sắc. Cụ thể, với việc đón nhận 2 phiên tăng, 2 phiên đứng giá và 1 phiên điều chỉnh nhẹ ngày cuối tuần 18/10, tính chung cả tuần, giá cổ phiếu PNJ tăng 2.400 đồng/Cp (+3%) từ mức 80.000 đồng/Cp lên 82.400 đồng/Cp.

    * VCSC khuyến nghị khả quan dành cho PTB với giá mục tiêu 80.200 đồng/CP

    Chúng tôi hiện đưa ra khuyến nghị khả quan dành cho PTB với giá mục tiêu 80.200 đồng/CP, tương ứng với tổng mức sinh lời 10%, trên cơ sở giá đóng cửa hôm nay.

    Cũng như những doanh nghiệp trên, Phú Tài đã có báo cáo tài chính 9 tháng với doanh và lợi nhuận cùng tăng trưởng tích cực, lần lượt đạt 3.909 tỷ đồng và 379,5 tỷ đồng, tương ứng tăng 23% và 21% so với cùng kỳ năm ngoái. Đồng thời, diễn biến cổ phiếu PTB cũng đã có những phiên giao dịch khá khởi sắc.

    Thống kê với việc đón nhận 3 phiên tăng và 2 phiên giảm, tính chung cả tuần, giá cổ phiếu PTB tăng 2.600 đồng/Cp (+3,62%) từ mức 71.900 đồng/Cp lên 74.500 đồng/Cp.

    * VCSC khuyến nghị phù hợp thị trường cho PLX với giá mục tiêu 62.600 đồng/CP

    Chúng tôi hiện có khuyến nghị phù hợp thị trường cho PLX với giá mục tiêu 62.600 đồng/cổ phiếu (tổng mức sinh lời dự phóng 11,3% bao gồm lợi suất cổ tức 4,4%). PLX hiện đang giao dịch với P/E dự phóng 2019 là 18,3 lần theo giá đóng cửa phiên 14/10.

    Nhóm cổ phiếu dầu khí đã có tuần giao dịch khá ảm đạm, trong đó không ngoại trừ PLX. Với việc đón nhận 2 phiên tăng, 2 phiên giảm và 1 phiên đứng giá ngày 15/10, tính chung cả tuần, giá cổ phiếu PLX giảm 600 đồng/Cp (-1,03%) từ mức 58.500 đồng/Cp xuống 57.900 đồng/Cp.

    * Theo BSC, cổ phiếu PVS có thể trở về ngưỡng giá 21-22

    Chỉ báo RSI cho thấy tín hiệu hồi phục sau khi gần chạm vùng bán quá trong khi chỉ báo MACD cho thấy tín hiệu đảo chiều sang xu hướng tích cực. Đường giá cổ phiếu vẫn nằm dưới dải mây Ichimoku, cho thấy động lực tăng trong trung hạn chứ hình thành. Như vậy, PVS có thể trở về ngưỡng giá 21-22 khi cổ phiếu vượt qua ngưỡng giá 19.5 với lượng thanh khoản giao dịch lớn. Nếu không, cổ phiếu sẽ tiếp tục vận động tích lũy trong vùng giá 18-20.

    Tương tự PLX, cổ phiếu khác trong họ nhà P là PVS cũng có tuần không mấy khởi sắc khi đón nhận 3 phiên giảm và 2 phiên đứng giá. Tính chung cả tuần, giá cổ phiếu PVS giảm 400 đồng/Cp (-2,12%) từ mức 18.900 đồng/Cp xuống 18.500 đồng/Cp.

    * Theo BSC, cổ phiếu DPM sẽ tích lũy quang ngưỡng giá 15

    Chỉ báo RSI cho thấy tín hiệu điều chỉnh nhẹ khi cổ phiếu đã chạm vùng mua quá trong khi chỉ báo MACD vẫn ủng hộ xu hướng tăng giá. Đường giá cổ phiế cũng đã vượt lên dải mây Ichimoku, cho thấy động lực tăng trong trung hạn đã hình thành. Như vậy, DPM có thể sẽ tích lũy 1-2 phiên ngắn hạn quanh ngưỡng giá 15 trước khi trở về ngưỡng kháng cự cũ tại vùng giá 17-18 trong các phiên giao dịch tới.

    Đúng như nhận định của BSC. Tuần qua, cổ phiếu DPM đã đón nhận 3 phiên tăng và 2 phiên giảm, tính chung cả tuần, giá cổ phiếu DPM tăng 500 đồng/Cp (+3,46%) từ mức 14.450 đồng/Cp lên 14.950 đồng/Cp.

    * BSC khuyến nghị mua mạnh PC1 với giá mục tiêu 29.100 đồng/CP

    Dựa trên phương pháp định giá tổng từng phần, chúng tôi đưa ra khuyến nghị mua mạnh với giá mục tiêu cho PC1 trong năm 2021 là 29.100 đ/cp, tương đương với upside 45.9% so với giá đóng cửa ngày 11/10/2019.

    Cũng như người anh em GEX, cổ phiếu ngành điện PC1 cũng có tuần giao dịch không mấy tích cực. Thống kê với việc đón nhận 2 phiên tăng duy nhất ngày 15/10, 3 phiên giảm và 1 phiên đứng giá ngày đầu tuần 14/10, tính chung cả tuần, giá cổ phiếu PC1 giảm 250 đồng/Cp (-1,28%) từ mức 19.500 đồng/Cp xuống 19.250 đồng/Cp.

    * Theo BSC, cổ phiếu CTG có thể trở về ngưỡng 26-27

    Chỉ báo RSI cho thấy tín hiệu hồi phục sau khi chạm kênh Bollinger duối trong khi chỉ báo MACD cho thấy tín hiệu hồi phục nhẹ bởi dấu hiệu phân kỳ dương. Đường giá cổ phiế cũng đã nằm trên dải mây Ichimoku, cho thấy động lực tăng trong trung hạn đã hình thành. Như vậy, CTG có thể trở về ngưỡng kháng cự cũ tại vùng giá 26-27 trong các phiên giao dịch tới.

    Sau khi đảo chiều hồi phục trong tuần thứ 2 của tháng 10, thị trường đã quay ra đầu điều chỉnh nhẹ trong tuần qua (từ ngày 14-18/10), trong đó, không chỉ các cổ phiếu nhóm dầu khí giảm nhẹ, dòng bank cũng tác động không mấy tích cực. Tuy nhiên, trái với diễn biến giảm nhẹ của VCB, BID…, cổ phiếu CTG lại có tuần tăng nhẹ.

    Thống kê với việc đón nhận 2 phiên tăng, 2 phiên đứng giá và 1 phiên giảm ngày cuối tuần 18/10, tính chung cả tuần, giá cổ phiếu CTG tăng 450 đồng/Cp (+2,13%) từ mức 21.150 đồng/Cp lên 21.600 đồng/Cp.
     

    Bình Luận Bằng Facebook

Chia sẻ trang này