Dịch tả lợn phải tiêu hủy gần 5 triệu con cũng không lo thiếu thịt lợn vào cuối năm

Thảo luận trong 'TIN TỨC QBKD' bắt đầu bởi Thị trường - Tiêu dùng -, 23/9/19.

  1. Dịch tả lợn phải tiêu hủy gần 5 triệu con cũng không lo thiếu thịt lợn vào cuối năm

    Dịch tả lợn phải tiêu hủy gần 5 triệu con cũng không lo thiếu thịt lợn...

    LIÊN HỆ (227 Đọc / 0 Thích / 0 Bình luận)
    1. Thông tin chủ đề
    2. Tỉnh/TP: Toàn quốc
    3. Tình trạng hàng: N/A
    4. Nhu cầu: N/A
    1. Thông tin người đăng
    2. Tài khoản: Thị trường - Tiêu dùng -
    3. Ngày đăng: 23/9/19 lúc 14:12
    4. Số điện thoại:
  2. G

  3. FastEhome.com- Đăng kí mở Shop bán hàng miễn phí no-spam Thứ Hai, ngày 23/09/2019 11:35 AM (GMT+7)


    Do ảnh hưởng của dịch tả lợn châu Phi, dự báo, cuối năm nay Việt Nam có thể thiếu 500.000 tấn thịt lợn. Tuy nhiên, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) cho rằng chưa đáng lo ngại về nguồn cung cuối năm.


    Bên cạnh đó, hiện nay Trung Quốc đang khủng hoảng thiếu thịt lợn trầm trọng. Dịch tả lợn châu Phi đã làm Trung Quốc thiệt hại khoảng 1/3 tổng đàn lợn, khiến thị trường Trung Quốc chao đảo, giá thịt tăng gấp đôi so với 2018. Trung Quốc cũng vừa chính thức mở kho thịt đông lạnh dự trữ quốc gia để đối phó với tình trạng này.

    Điều này sẽ tác động tới Việt Nam như thế nào? Liệu cuối năm nay có thiếu thịt lợn không? Và giá lợn sẽ lên tới mức nào?

    [​IMG]

    Ảnh minh họa

    Theo Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Phùng Đức Tiến, tại Trung Quốc, giá lợn hơi có nơi lên đến gần 100.000 đồng/kg. Tuy nhiên, vừa rồi Trung Quốc siết chặt nhập khẩu qua đường tiểu ngạch. Việc buôn bán tiểu ngạch hạn chế, thương lái dù gom được lợn cũng khó bán sang Trung Quốc, do đó ảnh hưởng đến thị trường Việt Nam là không lớn.

    “Tại thị trường trong nước, cũng có những dự báo giá lợn sẽ lên cao, thậm chí rất cao. Tuy nhiên, trong vòng 1 tháng qua, giá lợn hơi vẫn xoay quanh mức 48.000 – 50.000 đồng/kg, điều này cho thấy sức cung vẫn còn”, Thứ trưởng Tiến cho hay.

    Số liệu từ Cục Thú y cho thấy, dịch tả lợn châu Phi năm nay lây lan khiến Việt Nam phải tiêu hủy gần 5 triệu con lợn, với tổng trọng lượng 282.426 tấn (chiếm 7% tổng đàn lợn của cả nước).

    Tuy nhiên, Thứ trưởng Tiến cho biết, với số lợn còn lại khoảng 93%, cùng với đẩy mạnh chăn nuôi đại gia súc, thủy sản, chăn nuôi gia cầm, chăn nuôi lợn an toàn sinh học thì chưa đáng lo ngại về nguồn cung trong dịp cuối năm.

    Cụ thể, về phát triển chăn nuôi đại gia súc, sau 8 tháng đã có tốc tăng trưởng khoảng 3% về sản lượng. Chăn nuôi gia cầm được đẩy mạnh với tốc độ tăng trưởng khoảng 10%, dự kiến từ nay đến cuối năm sẽ tăng từ 11 - 13%, với hơn 400 triệu con gia cầm, 11,6 tỷ quả trứng sẽ phần nào bù đắp được thiếu hụt nguồn cung từ thịt lợn.

    Về đẩy mạnh nuôi trồng thủy sản, 8 tháng vừa qua, sản lượng đã tăng trưởng 5,7%, và dự kiến trong cả năm 2019 này, sản lượng thủy sản sẽ tăng 8%, đảm bảo cả chỉ tiêu xuất khẩu và tăng trưởng.

    “Với việc phát triển chăn nuôi lợn an toàn sinh học được nhân rộng tại các tỉnh thành trong cả nước, cùng với việc phát triển chăn nuôi đại gia súc, thủy sản, gia cầm, dự báo lượng thực phẩm được cung cấp trong dịp Tết sắp tới sẽ đáp ứng được cơ bản nhu cầu của xã hội và CPI sẽ ở mức chúng ta chấp nhận được”, Thứ trưởng Tiến cho hay.

    Ngoài ra, trong 7 tháng đầu năm 2019, nhập khẩu thịt lợn tăng mạnh với khối lượng 11.658 tấn (tương đương 145.000 con) với kim ngạch 22,1 triệu USD, cao gấp 3,7 lần về lượng và 4,3 lần về giá trị so với cùng kỳ năm ngoái.

    Trong khi từ năm 2016 - 2018, bình quân Việt Nam nhập khẩu thịt đạt 6.300 - 14.300 tấn/năm với kim ngạch nhập từ 10,6 - 23,7 triệu USD.

    Tại TP.HCM, số liệu của hải quan cho thấy, lượng thịt lợn nhập qua các cảng khu vực TP.HCM trong 6 tháng đầu năm cũng tăng gấp 4 lần so với cùng kỳ. Ước tính các doanh nghiệp đã chi gần 7 triệu USD để nhập khoảng 4.000 tấn thịt dạng đông lạnh.

    Đây cũng là một trong những nguyên nhân khiến thị trường trong nước không có biến động nhiều về nguồn cung và giá cả.

    Hiện tại, giá lợn hơi ở miền Bắc tiếp tục lặng sóng, không có biến động và vẫn giữ ổn định ở khung cao nhất cả nước, từ 46.000 - 48.000 đồng/kg.

    Tại Thái Nguyên, Hưng Yên, Thái Bình, Hà Nam đạt 48.000 đồng/kg; giá lợn hơi tại Vĩnh Phúc, Lào Cai, Yên Bái, Bắc Giang đạt 47.000 đồng/kg.

    Giá lợn hơi tại Miền Trung – Tây Nguyên tiếp tục giữ ổn định. Thanh Hóa, Nghệ An cao nhất vùng với giá 45.000 đồng/kg. Trong khi đó Bình Thuận, Ninh Thuận, Khánh Hòa đạt mức giá 40.000 đồng/kg; Thừa Thiên - Huế, Quảng Bình, Quảng Trị 41.000 đồng/kg; giá lợn hơi tại Đắk Lắk từ 40.0000- 42.000 đồng/kg.

    Còn tại miền Nam, giá lợn hơi dao động từ 36.000-42.000 đồng/kg. Giá lợn hơi tại các tỉnh Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu phổ biến ở mức 39.000 - 42.000 đồng/kg. Còn tại Tây Ninh, Cần Thơ, Vĩnh Long, Kiên Giang.... đang giao dịch trong mức 36.000 - 38.000 đồng/kg.

    [​IMG]

    Giá cả hàng tạp hóa Trung Quốc đã tăng chóng mặt vì chiến tranh thương mại.
     

    Bình Luận Bằng Facebook

Chia sẻ trang này