FastEhome.com- Đăng kí mở Shop bán hàng miễn phí Chuẩn bị làm mẹ, bạn nên biết đủ các quyền lợi của mình từ khi đi khám thai cho đến khi sinh con rồi các chế độ sau khi sinh, lúc đi làm trở lại... Trong quá trình mang thai, theo Luật bảo hiểm xã hội năm 2014, thì bạn được nghỉ việc để đi khám thai 05 lần, mỗi lần 01 ngày. Nếu ở xa nơi khám hoặc bạn có mắc bệnh lý khi mang thai hoặc thai không bình thường thì được nghỉ 02 ngày cho mỗi lần đi khám thai. Mức hưởng cho một ngày đi khám thai được tính bằng 100% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội (BHXH) của 06 tháng trước khi nghỉ việc để đi khám thai, chia cho 24 ngày. Ảnh minh họa Ví dụ: Mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH của 06 tháng trước khi bạn nghỉ việc để đi khám thai là 12.000.000 đồng. Vậy mỗi ngày đi khám thai, bạn sẽ được hưởng 500.000 đồng (được tính bằng 12.000.000 đồng chia cho 24 ngày). Lưu ý thời gian được nghỉ việc để hưởng chế độ khi khám thai này được tính theo ngày làm việc, không kể ngày nghỉ lễ, Tết và ngày nghỉ hằng tuần. Nên nhớ, ngày đi khám thai này, bạn sẽ không được người sử dụng lao động trả lương, bù lại, bạn được cơ quan BHXH trả tiền hưởng chế độ theo quy định nêu trên và tất nhiên không bị trừ ngày nghỉ phép. Để được nghỉ hưởng chế độ này, sau khi đi khám thai xong, bạn cần phải xin các giấy tờ sau: - Bản sao giấy ra viện, nếu chuyển tuyến phải có thêm bản sao giấy chuyển tuyến hoặc bản sao giấy chuyển viện nếu điều trị nội trú và bản sao giấy ra viện có chỉ định của y bác sĩ điều trị cho nghỉ thêm sau khi nằm viện. - Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH nếu điều trị ngoại trú. Chế độ hưởng BHXH khi đi khám thai là vậy, còn bảo hiểm y tế (BHYT) thì sao? Theo Luật bảo hiểm y tế năm 2008, sửa đổi bổ sung năm 2014 có quy định nếu đi khám thai định kỳ và sinh con thì được hưởng BHYT, còn khi đi xét nghiệm, chẩn đoán thai nhưng không nhằm mục đích điều trị thì sẽ không được hưởng BHYT. Như vậy, bạn chỉ được hưởng BHYT đối với trường hợp khám thai, còn các trường hợp như xét nghiệm máu, nước tiểu, xét nghiệm sàng lọc dị tật thai nhi hay siêu âm thai, tiêm vắc xin... thì sẽ không được hưởng BHYT theo quy định. Lưu ý, khi đi khám thai, bạn cần mang theo thẻ BHYT cùng giấy tờ tùy thân để được hưởng chế độ theo quy định. Mời bạn xem thêm: - Chồng chở vợ đi khám thai có được hưởng chế độ BHXH không? - Sinh con từ sau ngày 01/7/2019 sẽ được hưởng nhiều quyền lợi hơn