ĐHCĐ Sợi Thế kỷ (STK): Nếu không có Covid, năm 2020, STK có thể lãi 230 tỷ đồng

Thảo luận trong 'TIN TỨC QBKD' bắt đầu bởi Tin Nhanh Chứng Khoán |, 23/6/20.

  1. ĐHCĐ Sợi Thế kỷ (STK): Nếu không có Covid, năm 2020, STK có thể lãi 230 tỷ đồng

    ĐHCĐ Sợi Thế kỷ (STK): Nếu không có Covid, năm 2020, STK có thể lãi 230...

    LIÊN HỆ (242 Đọc / 0 Thích / 0 Bình luận)
    1. Thông tin chủ đề
    2. Tỉnh/TP: Toàn quốc
    3. Tình trạng hàng: N/A
    4. Nhu cầu: N/A
    1. Thông tin người đăng
    2. Tài khoản: Tin Nhanh Chứng Khoán |
    3. Ngày đăng: 23/6/20 lúc 14:23
    4. Số điện thoại:
  2. G

  3. FastEhome.com- Đăng kí mở Shop bán hàng miễn phí no-spam [​IMG]

    (ĐTCK) Ông Đặng Triệu Hoà, Tổng giám đốc CTCP Sợi Thế Kỷ (STK - sàn HOSE) chia sẻ tại ĐHCĐ, nếu dựa trên kết quả kinh doanh quý I/2020 và không có dịch bệnh Covid bất ngờ xảy ra thì năm nay, STK có thể lãi hơn 230 tỷ đồng, hơn hẳn năm 2019.


    Theo ông Hòa, mục tiêu ban đầu đặt ra trong quý II là không bị lỗ và kết quả ước đạt là có lãi khiêm tốn; còn doanh thu trong kỳ giảm 40-50% so với quý II/2019 với công suất nhà máy chỉ chạy khoảng 60%.

    Chia sẻ thêm về dự báo cho nửa cuối năm, ông Hòa cho biết, đặc thù của STK là không nhận đơn hàng cho giai đoạn dài 6 tháng, mà nhận đơn từng tháng vì phụ thuộc giá nguyên vật liệu. Tập quán bán sợi là như vậy. Tháng 6 nhận đơn tháng 7, dự kiến khởi sắc hơn, nhưng vẫn chỉ đạt khoảng 50-60% so với bình thường. Tháng 8 - 9, ông Hoà đánh giá sẽ cải thiện tốt hơn và đến quý IV có thể chạy công suất như trước.​

    Về chiến lược hoạt động, theo ông Hòa, STK vẫn kiên định với sợi tái chế, vừa có giá trị gia tăng, vừa có lợi thế cạnh tranh khi không nhiều đối thủ làm được. Thêm vào đó, hiện Công ty có mối quan hệ vững chắc với nhiều thương hiệu lớn.

    Chiến lược của STK là đi vào sản phẩm khác biệt hoá, dần giảm bớt sản phẩm phổ thông. Sản phẩm phổ thông vẫn làm nhưng làm khúc cao cấp với yêu cầu đặc tính kỹ thuật cao - đây là chiến lược trung và dài hạn trong thời gian tới.

    Bên cạnh đó, STK sẽ kết hợp cùng các thương hiệu lớn để đặt vị thế của STK vào chuỗi cung ứng. Nếu làm tốt, STK sẽ có kết quả kinh doanh rất khả quan trong nhiều năm.

    Hiện tại Việt Nam có 4 nhà sản xuất sợi lớn, gồm STK, Formosa, Hualon, Billions Industrial Việt Nam. Trong đó, STK và Formosa là 2 đơn vị làm mặt hàng sợi ngang nhau, còn Hualon đi vào phân khúc thấp, cạnh tranh trực tiếp với Billion cũng đi vào sản xuất đại trà, giá rẻ.

    Hai doanh nghiệp Hualon và Billions có muốn bán cho những khách hàng phân khúc của STK cũng khó, vì họ đòi hỏi về chất lượng sản phẩm khác nhau, còn Formosa là tập đoàn đầu tư ở nhiều quốc gia, mạnh về vốn, nhưng Việt Nam thì được xem là thị trường nước ngoài của họ.

    STK đang không ngừng tìm kiếm thêm các nguồn lực ở nước ngoài. Theo kế hoạch, STK đã có một Phó tổng giám đốc phụ trách công nghệ, kỹ thuật, sản xuất chuyên về nghiên cứu phát triển sản phẩm mới từ Đức qua tham gia vào Ban lãnh đạo Công ty, nhưng do Covid-19 nên quyết định này đã bị chậm trễ.

    “Điểm nào thấy yếu thì phải bổ sung. Và đây là phần yếu của STK so với Formosa. Trong khi đó, điểm mạnh của STK là giá vốn, giá thành" ông Hòa nói và cho biết: "Formosa vào Việt Nam có khoảng chục nhà máy tương đương với STK, nhưng có khoảng 30-40 chuyên gia nước ngoài nên chi phí cũng cao hơn khi tại STK, kỹ thuật cần thì mới thuê nước ngoài, còn lại nội địa hoá hết. Với cách làm này, theo thời gian, kỳ vọng điểm yếu của chúng ta sẽ được khắc phục dần”.

    Năm 2020, STK đặt kế hoạch doanh thu hơn 1.798 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế 130 tỷ đồng, giảm lần lượt 19% và 39% so với năm 2019.

    Một số nội dung thảo luận:

    STK đã làm gì để tận dụng được EVFTA?

    Với EVFTA, thì sợi Việt Nam qua EU ban đầu giảm 50% thuế, trước đây là 9% thì sau khi có hiệu lực sẽ giảm khoảng 4,5%, là yếu tố có lợi cho STK.

    Về trực tiếp, STK có ưu thế khi xuất khẩu sợi EU nhờ thuế thấp hơn. Tuy nhiên, thị trường EU thì may mặc không bao nhiêu, nhưng họ có các ngành công nghiệp phục vụ cho xe hơi – đây là phân khúc mà STK nhắm vào. Hiện nay, ô tô theo yêu cầu của người tiêu dùng, cũng chuyển dần từ sợi nguyên sinh qua sợi tái chế (recylce) để bảo vệ môi trường.

    Hưởng lợi gián tiếp, STK không bán vải đi EU mà các công ty may muốn xuất khẩu EU và hưởng thuế suất thì phải mua sợi từ trong nước, các thương hiệu lớn cũng cân nhắc mua vải trong nước, vừa đáp ứng được cả tốc độ nhanh trong cung ứng, có độ bền hơn trong chuỗi cung ứng.

    Trước đây, cung ứng từ Trung Quốc, từ các nước khác qua, nhưng trong quý I/2020 khi dịch Covid tại Trung Quốc khiến đứt gãy chuỗi cung ứng, nên giờ tập trung nội địa hoá đang được ưu tiên hơn. Đây là điểm có lợi cho Sợi Thế Kỷ, nhưng là gián tiếp.

    Trong dịch Covid, STK phòng thủ tốt, nhưng tận dụng cơ hội để bứt phá thì chưa thấy rõ ràng, nên đề nghị Chủ tọa chia sẻ thêm thông tin về ứng phó cụ thể của STK trong dịch.

    Ông Hoà cho biết, có rào cản về ngành nghề, vì chúng ta làm về nguyên liệu, bên cạnh đó, việc sản xuất khẩu trang dùng vải rất ít. Quan trọng hơn, không để chiến lược ngắn hạn làm xáo trộn dài hạn. Giả sử tận dụng đầu tư máy làm khẩu trang, máy về tới nơi thì giảm nhu cầu do tình hình bệnh dịch đã được kiểm soát tốt, thì rõ ràng về mặt kinh doanh là không hiệu quả.

    Với kết quả kinh doanh như quý I/2020, nếu năm nay không bị dịch Covid thì STK có thể lãi 230 tỷ đồng, hơn hẳn năm 2019.

    Tại thời điểm 31/3/2020, thị trường hơi hoang mang nên Công ty cũng đã trích 8 tỷ đồng dự phòng tỷ giá, nếu không trích khoản này, lợi nhuận STK cũng được 60 tỷ đồng. "Nhiều cái, mình tính đủ hết, nhưng ông trời tính khác, thì mình thua, quan trọng nhất là trong tình huống khắt khe nhất thì STK vẫn không lỗ", ông Hòa nói.

    Dự án dệt nhuộm may có ảnh hưởng tới tiến độ không?

    Hiện dự án đang san lấp mặt bằng, bên Công ty may chuẩn bị khởi công xây dựng nhà máy may trước trên diện tích rất lớn 40 ha. Trong dự án này, STK vì đã có nhà máy tại đây, nên xây dựng nhà máy mới trong dự án liên doanh thì STK sẽ xây cuối cùng. Quy trình xây đầu ra là may mặc, tới dệt nhuộm, xong mới tới sợi. Trong thời gian dệt nhuộm mà xây xong nhà máy, thì phần sợi của STK vẫn có thể cung cấp từ nhà máy chính của mình.

    Đầu tư xong thì đưa vào hoạt động dự kiến khoảng năm 2021, lúc đó hy vọng không còn căng thẳng bởi dịch.

    Chia sẻ thêm tình hình vụ kiện Trung Quốc bán phá giá?

    Năm 2019, Trung Quốc và Mỹ căng thẳng thương mại, nên Trung Quốc đã bán tràn lan qua các nước khác, trong đó có Việt Nam. Sợi Thế Kỷ cũng kết hợp với một số doanh nghiệp, trong đó có Formosa, cùng nhau khởi kiện phía Trung Quốc, Ấn Độ, Malaysia và Indonesia bán phá giá vào Việt Nam. Mục tiêu chính là Trung Quốc và Ấn Độ vì phá giá mạnh nhất.

    Bộ Công thương đã chính thức ký quyết định khởi xướng điều tra vào tháng 5/2020, tùy tiến độ 6 tháng - 1 năm từ khi có kết luận điều tra thì có thể áp thuế bán phá giá trên các sản phẩm sợi DTY, FDY nhập khẩu từ các quốc gia trên. Thuế suất chính thức áp bao nhiêu dựa vào kết quả điều tra.

    Xét về cơ sở pháp lý, việc áp thuế cũng là hợp lý, vì có bằng chứng thực.

    Ngược lại, các sản phẩm Việt Nam cũng bị kiện chống bán phá giá ở nhiều thị trường khác.

    Dự án sợi màu tới đâu, khi nào có sản phẩm ra thị trường?

    Công ty đang sản xuất sợi màu và lựa chọn màu cơ bản nhất là màu đen. Công nghệ sản xuất không vấn đề gì, và màu nào cũng được nhưng các màu khác chưa làm là do thương mại, lượng sử dụng không lớn.

    Hiện xu thế mới của doanh nghiệp lớn là sợi màu nhưng phải nguyên liệu tái chế - là sản phẩm mà STK đã sản xuất được và đóng góp vào kết quả kinh doanh Công ty khá tốt. Tuy nhiên, cần kiên nhẫn, những cái mới để đi vào tiêu dùng cần thời gian. Hãy xem đây là chiến lược trung dài hạn, thời gian này ta chú trọng sợi tái chế, các năm sau ta sẽ có sợi màu tái chế để tiếp nối, đẩy nhanh quá chưa chắc tốt.

    Công ty có kế hoạch, định hướng gì để vào thị trường rất lớn là nước trong khối EU?

    STK đang chào hàng mẫu ở EU. Nhưng do EU là một khối, nên có sự phân công, chẳng hạn nhà máy dệt, cung cấp, sẽ không ở Đức, Pháp, Bỉ, Tây Ban Nha. Sản phẩm mẫu của STK đã thông qua đối tác chào tới Tây Ban Nha, Bỉ, Tiệp, vốn có nhà máy sản xuất sợi để cung cấp thnafh phẩm cho các nước khác như Pháp, Ý, Đức.

    STK có bộ máy phát triển doanh nghiệp, đều lấy được thông tin nhập khẩu sợi của các nước trên thế giới, nước nào nhập khẩu nhiều thì ta xúc tiến để tiếp cận thị trường.

    STK có bán sợi ổn định cho một cơ sở sản xuất vải lớn dùng cho ô tô. STK phải tiếp cận trong 2 năm, cho đến khi họ tin tưởng về sản xuất, con người STK thì mới hợp tác và họ có sự cố định, một nhà sản xuất khác muốn vào cung cấp cho họ cũng khó.

    Hợp đồng với Unifi ký từ 2017 với thời hạn 5 năm, tức đến 2022 hết hạn, STK có tái ký chưa hay căn cứ tình hình thực tế?

    Theo hợp đồng thì đầu năm 2022 sẽ hết hạn. Thoả thuận này nếu hai bên không có ý kiến thì tự động gia hạn trong 36 tháng. Tới nay, năm thứ 4, trong hợp tác này STK cũng mang lại lợi ích cho Unifive và 2 bên đều không lấn sân nên có và cần có trong cái này.

    Unifive rất giữ uy tín, và STK cũng vậy nên việc tiếp tục hợp tác là cao.

    STK đang nhập recycle chip từ Unifi, tức họ xử lý sạch chai nhựa và nấu chảy vỏ chai nhựa để được hạt chip, mình nhập về tức phải nấu chảy thêm một lần nữa thì có phải là mất thêm chi phí hay không? Nếu họ trực tiếp xây dựng một nhà máy recycle chip để trực tiếp kéo sợi thì tiết kiệm chi phí hơn và bán cho STK hay không?

    Thực chất, các đối tác khác đã thử qua nhưng đều thất bại. Các chai nhựa đã sử dụng sau khi gom về nhà máy, phải được làm sạch và cắt thành những mảnh nhỏ - thì việc lọc như thế nào để hiệu quả, có giá thành tốt, đó là “knowhow” (bí quyết) của STK.
     

    Bình Luận Bằng Facebook

Chia sẻ trang này