'Đến mùa' viêm não Nhật Bản, bệnh viện đã tiếp nhận 20 ca, một em bé mất ý thức hoàn toàn

Thảo luận trong 'Chuyện trò' bắt đầu bởi thuyhong1994, 22/6/19.

  1. 'Đến mùa' viêm não Nhật Bản, bệnh viện đã tiếp nhận 20 ca, một em bé mất ý thức hoàn toàn

    'Đến mùa' viêm não Nhật Bản, bệnh viện đã tiếp nhận 20 ca, một em bé...

    LIÊN HỆ (223 Đọc / 0 Thích / 0 Bình luận)
    1. Thông tin chủ đề
    2. Tỉnh/TP: Toàn quốc
    3. Tình trạng hàng: N/A
    4. Nhu cầu: N/A
    1. Thông tin người đăng
    2. Tài khoản: thuyhong1994
    3. Ngày đăng: 22/6/19 lúc 12:46
    4. Số điện thoại:
  2. G

  3. thuyhong1994

    thuyhong1994 Guest

    FastEhome.com- Đăng kí mở Shop bán hàng miễn phí no-spam Các chị ơi, mùa dịch viêm não Nhật Bản bắt đầu hoành hành rồi đấy. Em vừa đọc báo thấy bệnh viện Nhi Trung ương thông báo từ đầu mùa dịch tới nay khoảng 1 tháng mà đã tiếp nhận 20 ca viêm não Nhật Bản, đặc biệt là đa số các ca đều chưa được tiêm phòng hoặc không được tiêm mũi nhắc lại vắc xin phòng bệnh.
    Trong 20 ca bệnh nhân trên thì có một trường hợp nặng nhất là một bé 13 tuổi (Thanh Hóa) đã rơi vào tình trạng mất ý thức hoàn toàn, không thể tự thở được.

    Bác sỹ cho biết, ban đầu bệnh nhân có triệu chứng đau đầu, sốt cao, buồn nôn... sau 3 ngày thì gia đình mới đưa vào viện điều trị. Đến nay đã sau 20 ngày thở bằng máy, bệnh nhân có thể mở mắt nhưng không ý thức, không đáp ứng với mọi thứ xung quanh. Theo đó, khả năng hồi phục là rất thấp và đây cũng là trường hợp gia đình không nhớ đã tiêm nhắc lại vắc xin phòng bệnh hay chưa.
    [​IMG]

    Nguy hiểm quá các chị nhỉ, bệnh này thì chủ yếu là trẻ nhỏ mắc phải, may là con em cũng tiêm rồi nhưng em thấy vẫn phải đề phòng vì đang mùa dịch nguy hiểm lắm. Các chị xem đã tiêm phòng và tiêm nhắc lại phòng bệnh cho con chưa đi vì nó có ảnh hưởng rất quan trọng đấy.
    Lý do khiến trẻ dễ bị viêm não Nhật Bản

    Các chị biết không, dù tỷ lệ tiêm phòng vắc xin viêm não Nhật Bản ở trẻ nhỏ khá cao nhưng sau 3 - 5 năm mà không tiêm nhắc lại thì tỷ lệ phòng bệnh của vắc xin đã giảm xuống còn 60 - 70% thôi, do đó khi dịch bệnh vào mùa, trẻ vẫn có thể bị mắc bệnh.

    Các bác sỹ ở bệnh Nhi Trung ương cho biết, số lượng trẻ từ 5 - 7 tuổi mắc bệnh nhiều hơn trẻ nhỏ 2 - 3 tuổi chính vì bố mẹ quên không tiêm nhắc lại vắc xin cho con. Đồng thời, trẻ trên 5 tuổi, nhất là sống ở quê thường hay đi chơi ở vườn cây, đồng ruộng... nên dễ bị muỗi cắn và muỗi lại chính là vật trung gian gây truyền bệnh viêm não Nhật Bản.

    Ngoài ra, virus não Nhật Bản thường có ở trong những con vật gần gũi với người như trâu, bò, lợn. Khi những con vật này mang virus viêm não Nhật Bản và muỗi đốt chúng rồi lại quay sang đốt người khiến virus đó lan sang khiến người mặc bệnh.

    [​IMG]
    Tác hại của viêm não Nhật Bản
    Trẻ bị viêm não Nhật Bản dù cứu được tính mạng nhưng sẽ gặp nhiều di chứng nặng nề về hệ hô hấp và hệ thần kinh. Chúng dù còn ý thức nhưng sẽ không vận động được hoặc cử động được nhưng mất ý thức hoàn toàn, phải sống nhờ vào máy móc. Nguy hiểm nhất là nhiều trẻ đã phải thiệt mạng vì căn bệnh này.

    Cách đề phòng viêm não Nhật Bản


    Theo các bác sỹ, để đề phòng viêm não Nhật Bản thì tiêm chủng là biện pháp tốt nhất. Hiện nay, vắc xin viêm não Nhật Bản đã có trong chương trình tiêm chủng quốc gia, vì vậy, bố mẹ cần lưu ý thực hiện các mũi tiêm này khi trẻ còn nhỏ theo các mốc thời gian sau:

    - Mũi 1: khi trẻ 1 tuổi

    - Mũi 2: sau mũi 1 từ 1 đến 2 tuần

    - Mũi 3: 1 năm sau khi tiêm mũi 2

    3 mũi tiêm phòng này chỉ có khả năng bảo vệ trẻ trong 5 - 7 năm, sau đó nồng độ kháng thẻ trong máu giảm dần khiến nguy cơ mắc bệnh lại tăng lên. Vì vậy, sau 3 - 4 năm tiêm vắc xin, cần cho trẻ đi tiêm nhắc lại, cứ như vậy cho tới khi trẻ được 15 tuổi thì thôi.

    Ngoài ra, để phòng ngừa bệnh viêm não Nhật Bản, các gia đình cần chú ý:

    - Vệ sinh nhà cửa, môi trường sống sạch sẽ, thoáng mát.

    - Đối với những nhà có chuồng trại chăn nuôi cần vệ sinh kỹ càng, tránh không tạo điều kiện cho muỗi trú ngụ, sinh sôi.

    - Không cho trẻ chơi gần chuồng gia súc, đặc biệt vào buổi tối. Căn dặn trẻ không đi chơi ở những nơi nhiều cây cối, ẩm thấp để tránh bị muỗi cắn

    - Trong trường hợp trẻ có những biểu hiện bất thường như chóng mặt, buồn nôn, ốm sốt cao... thì phải nhanh chóng đưa trẻ tới cơ sở y tế gần nhất hoặc bệnh viện lớn để khám chữa, điều trị kịp thời.
     

    Bình Luận Bằng Facebook

Chia sẻ trang này