Đau vùng thái dương và hàm

Thảo luận trong 'Chuyện trò' bắt đầu bởi anhviensop, 29/5/19.

  1. Đau vùng thái dương và hàm

    Đau vùng thái dương và hàm

    LIÊN HỆ (449 Đọc / 0 Thích / 0 Bình luận)
    1. Thông tin chủ đề
    2. Tỉnh/TP: Toàn quốc
    3. Tình trạng hàng: N/A
    4. Nhu cầu: N/A
    1. Thông tin người đăng
    2. Tài khoản: anhviensop
    3. Ngày đăng: 29/5/19 lúc 23:08
    4. Số điện thoại:
  2. G

  3. anhviensop

    anhviensop Guest

    FastEhome.com- Đăng kí mở Shop bán hàng miễn phí no-spam [​IMG]
    Thính giả Trần Thị Xuân Liễu hỏi:
    “Thưa Bác sĩ,
    Em bị trình trạng hàm dưới bên phải run giật liên tục. Khi run có cảm giác như có nguồn điện chạy qua, rất đau đớn và khó chịu. Hiện tại em không thể nói hay ăn uống gì. Tại khi cử động là hàm sẽ bị co giật. Em đi thăm khám thì báo bị viêm dây thần kinh số 7.
    Nhờ Bác sĩ tư vấn giùm.
    Cảm ơn Bác sĩ."
    Bác sĩ Hồ Văn Hiền trả lời:


    1) Dây thần kinh sọ số 7 hay dây thần kinh mặt (facial nerve) phụ trách vận động ở mặt (thay đổi các nét mặt) là chính, và phụ trách cảm giác ở 2/3 trước của lưỡi và một vùng nhỏ ở tai. Tôi không biết bệnh” viêm thần kinh 7” gây ra những chứng mà thính giả mô tả. Tôi xin bàn đến một hội chứng có thể liên hệ đến đề tài này với mục đích thông tin mà thôi.
    Đau ở vùng hàm có thể do rối loạn ở khớp giữa xương thái dương và xương hàm (Temporo maxillary joint/TMJ). Ở những bệnh nhân có khớp thái dương-hàm bình thường, cơn đau một bên hàm có thể thuộc về "Hội chứng đau cơ-cân" (myofascial pain syndrome, myo=cơ, bắp thịt; fascia= cân= màn gân bao bọc bắp thịt) do stress, mệt mỏi, hoặc co thắt trong các cơ nhai (cơ hình cánh, thái dương và masseter) gây ra.
    Hội chứng này là rối loạn phổ biến nhất ảnh hưởng đến vùng thái dương-hàm. Phổ biến hơn ở phụ nữ và xảy ra nhiều hơn lúc 20-30 tuổi và khoảng thời gian mãn kinh. Hội chứng đau myofascial không giới hạn ở các cơ phụ trách nhai. Nó có thể xảy ra bất cứ nơi nào trong cơ thể, phổ biến nhất là liên quan đến cơ bắp ở cổ và lưng.
    2) Bác sĩ chẩn đoán dựa trên bịnh sử (medical history) và khám bịnh nhân, những điểm nhạy đau (muscle knots) và tình trạng khớp TMJ.
    Các triệu chứng bao gồm:
    -Chứng nghiến răng (thường là lúc ngủ ban đêm, bruxism), vì những cơ nhai co mạnh và lâu dài lúc nghiến răng, sẽ có những vùng trong cơ nhai mà máu không cung cấp đủ dinh dưỡng và oxy, tạo nên "điểm kích hoạt" (trigger points, muscle “knots”) trong cơ nhai, do đó một nhóm sợi cơ (chứ không phải nguyên cơ bắp) ở trong tình trạng co rút thường trực, gây đau tại chỗ hay ở một nơi khác , và nhạy cảm lúc đụng vào, nhấn vào. Các điểm này là nơi xuất phát các cơn đau.
    Chứng nghiến răng có thể do mặt tiếp xúc của hai hàm răng không đều, tinh thần căng thẳng, hoặc rối loạn giấc ngủ. Bruxism có thể một hay nhiều yếu tố cọng lại gây ra, và nguyên nhân đích thực còn là đề tài tranh luận.
    -Cơn đau tự phát, hay đau lúc đụng chạm (tenderness) vào trong và xung quanh các bộ phận phụ trách nhai; điểm đau có thể ở một vùng kế cận, ngoài các cơ khớp dùng để nhai, nhưng liên hệ (referred pain) ở đầu và cổ,
    -Nhiều khi hàm dưới cử động không bình thường.
    -Cơ nhai đau hay nhạy lúc đụng, sờ vào. Hàm dưới có thể cử động giới hạn như không mở miệng lớn được.
    -Chứng nghẹt mũi về đêm và hơi thở bị rối loạn giấc ngủ, như ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn (obstructive sleep apnea) và “ hội chứng sức cản dòng không khí trong đường hô hấp trên” ( upper airway resistance syndrome [UARS) chỉ gây ngáy nhẹ) có thể dẫn đến đau đầu nghiêm trọng hơn khi thức dậy và giảm dần trong ngày.
    -Có thể nghiên cứu tình trạng bịnh nhân lúc đang ngủ:
    Bịnh nhân sẽ được quan sát trong một phòng ngủ trang bị đặc biệt để theo dõi oxy trong máu, nhịp thở, nhịp tim (ECG), cơ điện đồ (EMG), cử động các cơ điều khiển hai tròng mắt ( EOG, theo dõi các cử động mắt trong từng giai đoạn của giấc ngủ.) Test này gọi là polysomnography (poly= nhiều, somno= ngủ, gram =đồ ).
    -Các triệu chứng mệt mỏi cơ hàm, đau hàm và đau đầu, có thể trở nên tồi tệ hơn nếu tình trạng nghiến răng tiếp tục trong suốt cả ngày.
    Một test đơn giản có thể giúp chẩn đoán: nhẹ nhàng nhét giữa các răng hàm phía sau ở mỗi bên hai ba cây đè lưỡi và bệnh nhân được yêu cầu từ từ ngậm miệng. Không gian khớp TMJ thoải mái hơn có thể làm giảm các triệu chứng. X-quang thường không có ích ngoài việc loại trừ viêm khớp.
    3) Điều trị:
    • Thuốc giảm đau nhẹ, chẳng hạn như NSAID ( vd ibuprofen hay Motrin) hoặc acetaminophen (hay Tylenol), Trong một số trường hợp đau mãn tính, bác sĩ có thể cần chữa trầm cảm kèm theo .
    • Thuốc an thần (anxiolytic) khi đi ngủ
    • Nẹp nhựa "splint", hoặc "mouth guard" bảo vệ miệng do nha sĩ tạo ra theo ni của hàm có thể giữ cho răng không tiếp xúc với nhau và ngăn ngừa những thiệt hại gây ra bởi bệnh nghiến răng. Có thể mua cá mouthguard làm sẵn, và uốn nắn được lúc hơ nóng ở cửa hàng bán đồ thể thao hoặc nhà thuốc; tuy nhiên, các loại nẹp này nên được sử dụng trong thời gian ngắn và dùng thử xem có giúp ích hay không. Vì răng có thể di chuyển, nên có dụng cụ bảo vệ miệng được nha sĩ chế tạo đúng cách.

    Nẹp răng là phương pháp điều trị nha khoa phổ biến nhất đối với các rối loạn khớp thái dương hàm (TMDs); sử dụng trong thời gian ngắn và không gây ra thay đổi vĩnh viễn ở răng hoặc hàm.
    "Nẹp răng" (dental splint), hay "nẹp khớp cắn" (occlusal splint), gồm tấm cắn (bite plate) và miếng bảo vệ miệng (mouth guard), được nha sĩ chế theo kích thước của bịnh nhân, làm bằng nhựa trong. Bịnh nhân mang nẹp bao bọc trên mặt răng, giữa hàm răng trên và dưới.
    Nẹp răng có thể giúp giảm tính căng thẳng của các cơ nhai và ổn định hàm. Nẹp làm người bịnh không nghiến răng được vì nghiến chặt hàm (bruxism) có thể gây căng cơ và đau.
    Nẹp được đeo chủ yếu vào ban đêm, vì đa số có xu hướng nghiến răng trong khi ngủ. Bệnh nhân cần làm quen với việc đeo và chăm sóc nẹp, và có thể cần điều trị trong 3 tháng trở lên.
    Trường hợp đĩa đệm khớp hàm bị di chuyển (disc displacement) và co thắt cơ nhai, có thể nên đeo nẹp vào ban ngày và ban đêm trong khoảng 2 tuần, và sau đó chỉ đeo ban đêm trong thời gian bị căng thẳng và đau. Nhờ vậy có thể cho phép một đĩa bị dịch chuyển trở về vị trí bình thường.
    Nẹp có thể giúp ích để điều trị đau và căng cơ cho nhiều người bị rối loạn đau khớp thái dương-hàm (TMD, temporomandibular disorder).
    • Bệnh nhân phải học cách ngừng nghiến răng và nghiến răng khi thức dậy. Tránh thức ăn khó nhai và kẹo cao su.
    • Các phương thức vật lý:

    --kích thích dây thần kinh xuyên da (TENS)
    --phun và giãn (spray and stretch): kéo từ từ cho hàm mở ra lớn ra sau khi da trên vùng bị đau đã được làm lạnh bằng nước đá hoặc phun chất làm lạnh da, như ethyl clorua.
    • Gần đây người ta bắt đầu dùng độc tố Botulinum để làm giảm co thắt cơ trong hội chứng đau cơ.

    Đại đa số bệnh nhân, dù không được điều trị, được khỏi các triệu chứng đáng kể trong vòng 2 đến 3 năm.
    Chúc bịnh nhân may mắn.
    Bác sĩ Hồ Văn Hiền ​
     

    Bình Luận Bằng Facebook

Chia sẻ trang này