FastEhome.com- Đăng kí mở Shop bán hàng miễn phí Một vụ việc được kể lại như sau: Cô gái nhờ shipper mua và giao tới nhà 20 ly trà sữa trị giá 1,2 triệu đồng. Vì đơn hàng có giá trị lớn nên shipper nhắn sợ boom hàng, phía cô gái là khách hàng đáp, mình là người đàng hoàng và còn tỏ ra là người phóng khoáng cho biết sẽ trả thêm 100 ngàn đồng nữa… Thấy khách trả lời, nói chuyện bình thường nên shipper này yên tâm mua hàng, nhưng đến lúc giao thì không thể liên hệ với khách. Phía khách hàng này còn gửi lại tin nhắn “Thôi mình boom nha” cho shipper này. Sau đó, tin này được chia sẻ lên facebook, khỏi phải nói, cộng đồng mạng tỏ ra bức xúc, phẫn nộ trước lý do “order cho vui”, có người còn tìm ra trang facebook cá nhân và số điện thoại của cô gái này chửi bới, khủng bố, dọa dẫm. Sau đó, cô gái này và mẹ của cô cũng đã xin lỗi và giải thích rằng vụ việc đáng tiếc này không phải do cô làm mà do em trai cô gây ra. Đáp lại, cộng đồng mạng không tin vào lời giải thích đó, cho là cô gái này giả dối, dựng chuyện và tiếp tục ném đá. Đây chỉ là vụ việc điển hình trong số rất nhiều vụ đã xảy ra, nhiều bác tài xế xe ôm tâm sự phải ngậm đắng, nuốt cay, nhận những bữa ăn thịnh soạn do gặp phải khách hàng ý thức kém này, đặt hàng rồi lại không muốn nhận. Đối với cánh tài xế, đây là rủi ro lớn trong công việc của họ. Nhưng liệu rằng họ có được bảo vệ, phòng tránh các rủi ro này không? Chuyện thuận mua vừa bán trong kinh doanh là điều mà ai cũng có thể hiểu được, người mua đồng ý mua món hàng với giá trị mà người bán đưa ra thì đổi lại họ nhận được hàng và trả tiền cho người bán theo đúng giá trị đã thỏa thuận trước đó. Ngoài ra, người mua cũng có thể trả lại nếu kiểm tra thấy hàng kém chất lượng, không đạt được yêu cầu như trước đó đã thỏa thuận. Tuy nhiên, đối với các vụ boom hàng xảy ra gần đây, người mua không vì lý do không hài lòng sản phẩm mà trả lại, mà vì lý do “để mua vui”, phá hoại với mục đích xấu. Về mặt xã hội đây là điều đáng lên án và cần phải được xử lý nghiêm nhằm bảo vệ cho các shipper là nạn nhân trong các vụ boom hàng này. Còn về mặt pháp luật thì sao, liệu những kẻ boom hàng có bị xử lý không? Việc đặt hàng (thức ăn, nước uống) để giao thông qua các ứng dụng điện thoại thông minh được coi là đã xác lập giao dịch dân sự một các hợp pháp và được pháp luật bảo vệ theo quy định tại Điều 119 của Bộ luật dân sự năm 2015. Vì thế, các bên phải có trách nhiệm thực hiện nghiêm túc giao dịch này, người giao nhận tiền, giao hàng và người mua trả tiền để nhận được hàng, bên nào vi phạm nghĩa vụ của mình thì phải bồi thường thiệt hại cho bên bị vi phạm. Căn cứ Điều 419 của Bộ luật dân sự năm 2015 thì các shipper trong trường hợp bị boom hàng có quyền kiện khách hàng có hành vi này ra Tòa án để đòi bồi thường thiệt hại do vi phạm nghĩa vụ của các bên khi thực hiện giao dịch dân sự (trong đó, các shipper cần chuẩn bị đầy đủ chứng cứ để chứng minh rõ mình bị thiệt hại do bị từ chối nhận hàng…). Khách hàng vi phạm không chỉ phải bồi thường số tiền tương ứng với hàng bị boom mà còn phải bồi thường các chi phí phát sinh do không nhận hàng. Trong trường hợp sau khi đã có kết quả tuyên án của Tòa án, mà phía bị đơn (người boom hàng) không thi hành nghĩa vụ của mình dù đã được nhắc nhở, bị cưỡng chế hoặc bị phạt hành chính mà vẫn còn tái phạm có thể bị truy tố tội không chấp hành án theo Điều 380 của Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 với mức án từ 03 tháng cho đến 05 năm tù. Ngoài ra, còn phải nộp tiền phạt từ 5 triệu đồng đến 50 triệu đồng. P/S: Theo thông tin bên lề mình biết được, các công ty giao nhận hàng đã có những động thái nhằm bảo vệ quyền lợi cho những shipper của mình trong trường hợp này, chẳng hạn như hoàn lại tiền cho họ khi họ giao lại sản phẩm bị người đặt hàng trả...