Đắng cay công nhân bán sức 12 tiếng, lao lực đến ngất xỉu, sức khỏe đang bị 'bán' giá rẻ

Thảo luận trong 'Chuyện trò' bắt đầu bởi emlahoadambut9x, 24/5/19.

  1. Đắng cay công nhân bán sức 12 tiếng, lao lực đến ngất xỉu, sức khỏe đang bị 'bán' giá rẻ

    Đắng cay công nhân bán sức 12 tiếng, lao lực đến ngất xỉu, sức khỏe...

    LIÊN HỆ (409 Đọc / 0 Thích / 0 Bình luận)
    1. Thông tin chủ đề
    2. Tỉnh/TP: Toàn quốc
    3. Tình trạng hàng: N/A
    4. Nhu cầu: N/A
    1. Thông tin người đăng
    2. Tài khoản: emlahoadambut9x
    3. Ngày đăng: 24/5/19 lúc 18:47
    4. Số điện thoại:
  2. G

  3. FastEhome.com- Đăng kí mở Shop bán hàng miễn phí no-spam Cách đây một năm, em thôi việc ở công ty may để về nhà buôn bán lặt vặt. Phải nói làm công nhân được cái đảm bảo hơn buôn bán vì cuối tháng có lương nhưng so ra cũng trăm phần cay đắng.

    Chị nào ở đây đã/đang làm công nhân hẳn sẽ thấu hiểu những nhọc nhằn, vất vả trong bài viết bên dưới lắm nè. Mỗi lần đọc, em lại càng thấm thía vô cùng, và nghĩ quá đúng đắn với những chị em nào từng trải qua công việc ở nhà máy. Em xin chia sẻ lại vài đoạn để các chị tham khảo và thảo luận với em nha.

    “Mọi người cứ nghĩ đi làm trong công ty, nhàn lắm, hết giờ về là tính tiền. Mình đang "giết" thanh xuân hay "bán rẻ" thanh xuân của mình nữa. Đi làm, về phòng là ngủ, ngủ như chưa từng được ngủ, chẳng giúp được gì cho gia đình, không phải bản thân lười, mà vì mệt, à phải nói là RẤT MỆT.
    Nói chắc không ai tin, nhưng có lần trong giấc ngủ vẫn còn mơ mình lọt lỗi, bị soi nó ám ảnh trong đầu cho đến tận khi tỉnh giấc. Làm được thì người ta trọng dụng, không làm được người ta nói chẳng khác gì đấm vào tai. Nhưng...uất cũng không được cãi, mà cãi là ăn biên bản, vô lí đến đâu cũng phải chấp nhận là đúng. Mọi cố gắng của bản thân trong công việc dù lớn đến đâu cũng chỉ được coi là điều hiển nhiên bạn phải làm, nhưng khi bạn vô tình làm sai thì mọi cố gắng trước đó của bạn được tính bằng số không tròn trĩnh. Người này soi mói bới móc lỗi, người khác gây áp lực. Còn bạn mà đã bị quản lý ghét thì coi như số tận rồi.

    ...Những việc được gọi như " cướp ra tiền" thì đã chẳng đến lượt mình thế đâu, nó là sự đánh đổi cả mồ hôi nước mắt và có khi là cả máu nữa. Ngẫm mới thấy, đây chỉ là nơi để "khởi đầu" chứ k phải nơi để mình "chôn vùi". Cuộc sống là vậy thành quả ngày hôm nay chính là sự cố gắng của bạn trong quá khứ và ngược lại. Hãy bắt đầu để làm tất cả khi còn có thể chứ đừng ước, vì không ai có thể mang lại thành công ngoài chính sự nỗ lực của bản thân bạn”.


    Ảnh minh họa.
    Đọc những dòng chia sẻ này trong một group ở facebook, em thấy nhiều tài khoản vào bình luận bày tỏ đồng cảm, cũng như đưa nhiều ý kiến. Các chị đọc xong nghĩ sao, còn em cũng xin chia sẻ lại suy ngẫm của mình, các chị cùng thảo luận nha.
    Đầu tiên, phải nói là mấy anh chị công nhân vất vả vô cùng, đứng cả ngày 8 tiếng, chưa kể tăng ca có khi 12 - 16 tiếng. Rồi làm việc 6/7 ngày mỗi tuần, chủ nhật đến chỉ muốn ngủ vùi vì mệt lả nhưng nhiều chị còn con cái nên cuối tuần nai lưng dọn dẹp, chăm con cả ngày. Trách sao không bảo “bán thanh xuân”. Ngày xưa các cụ nông dân bán mặt cho đất bán lưng cho trời, còn ngày nay các chị em công nhân “bán tuổi xuân” bên các máy móc, sức lực bị vắt kiệt để cuối ngày về đến nhà chỉ muốn lịm đi.

    Nhưng nói đi cũng phải nói lại, nào đâu chỉ có các anh chị công nhân mới vất vả. Em nghĩ ngành nghề nào cũng có cái khổ cực riêng, đã làm công làm thuê bán sức lao động đổi đồng lương thì chấp nhận. Nếu các chị công nhân nhọc sức vì lao động chân tay, các anh chị văn phòng cũng mỏi mệt vì lao lực trí óc. Không tranh cãi việc nào nặng nhọc hơn, chỉ quan trọng là muốn kiếm tiền chân chính là phải chấp nhận đánh đổi.


    Ảnh minh họa.
    Không chỉ vậy, sức khỏe cũng là điều cần chú ý, dù là chị công nhân hay chị sếp của trăm nhân viên. Thuở còn làm công nhân, em để ý có nhiều chị chấp nhận tăng ca, ngày làm 12 -16 tiếng miệt mài, thậm chí làm luôn cả cuối tuần. Đánh đổi đến kiệt cùng và cuối tháng lãnh món tiền lương hậu hĩnh, nhưng đường dài mới biết ngựa hay, chấp nhận bào mòn sức để kiếm tiền là việc không nên, thậm chí gây ảnh hưởng tính mạng. Em từng chứng kiến có chị làm chung ngất xỉu vì làm việc kiệt sức. Tay chân chị cứng đờ, toàn thân tím tái, giờ nghĩ lại mà còn ớn hồn!
    Kế đến là vấn đề mâu thuẫn, hục hặc với cấp trên. Chuyện bị nhắc nhở, thậm chí bị chửi bới là tình trạng thường thấy với các chị em công nhân. Đôi khi có chị vừa nuốt nghẹn nghe cấp trên la chửi, vừa dốc sức làm cho kịp tiến độ công việc. Nhưng ở đâu cũng thế, bước ra đường kiếm đồng tiền là chấp nhận chuyện cấp trên - nhân viên. Chỉ là mỗi người có một giới hạn cho mình, kiếm được đồng tiền mà bị la mắng sỉ nhục thì cũng không đáng, nhưng cũng đừng vì vào câu trách móc rồi tự ái nghỉ việc thì chỉ thiệt cho mình. Công ty người ta là cả hệ thống, trăm nghìn nhân viên nên nghỉ một vài người cũng như muối bỏ biển.

    Tóm lại, dù có làm bất cứ ngành nghề nào thì việc kiếm đồng tiền chân chính từ sức lao động của mình chưa bao giờ là dễ dàng. Có vất vả mới biết trân trọng đồng tiền, chi tiêu có kế hoạch để không rơi vào cảnh làm chín đồng nhưng tiêu đến mười đồng. Các chị có đồng tình với em không?
     

    Bình Luận Bằng Facebook

Chia sẻ trang này