FastEhome.com- Đăng kí mở Shop bán hàng miễn phí Không ít thì nhiều anh em chúng ta đã có lần bị trầy xước do ngã hoặc khủng hơn là bị đinh hay các vật bằng sắt đâm vào chân tay do bất cẩn. Và cũng có nhiều người truyền tai nhau rằng việc bị đinh gỉ đâm vào sẽ gây uốn ván nếu không được xử lý kịp thời. Điều này cũng không hẳn là sai, tuy nhiên còn có nhiều yếu tố khác làm chúng ta bị uốn ván chứ không chỉ là chiếc đinh gỉ. Bệnh uốn ván bắt nguồn từ loại vi khuẩn có tên Clostridium tetani thường sinh sống trong đất, trong bụi bẩn và trong phân động vật. Trên thực tế thì nếu vi khuẩn này nằm ở trong đất hoặc trong phân thì cũng không đáng lo bởi đặc tính của nó là chỉ sinh sản trong môi trường thiếu oxy mà thôi. Mọi chuyện chỉ khác nếu nó xâm nhập vào được phần dưới da của chúng ta thông qua vết thương hở, mà 1 trong những nguyên nhân hay gặp nhất là do dẫm phải đinh, sau đó mới là do các vết trầy xước khác. Phần gỉ trên đinh chỉ là sự oxy hóa của sắt, và nằm ở dưới lớp gỉ sần sùi, một trong những nơi vi khuẩn dễ bám vào này rất có thể là bọn vi khuẩn uốn ván bởi chiếc đinh này nằm phơi ra ngoài trời trong 1 khoảng thời gian đủ dài để gây gỉ sét. Vậy nên chốt lại là khi bị dẫm hay đâm phải đinh gỉ không phải phần gỉ làm bạn bị uốn ván, mà chính là các vi khuẩn bám trên chúng mới là nguyên nhân dẫn đến căn bệnh này. Để phòng ngừa uốn ván chúng ta vẫn thường có các đợt tiêm vaccine uốn ván chủ động cho trẻ nhỏ cũng như theo trường hợp với các phụ nữ mang thai. Những người chẳng may bị dẫm đinh như nói ở trên cũng vẫn có thể phòng ngừa bệnh bằng cách tiêm vaccine uốn ván thụ động. Ở Việt Nam, lịch tiêm phòng uốn ván cho trẻ dưới 1 tuổi nhằm gây miễn dịch cơ bản bằng 3 liều vắc xin DPT vào lúc 2, 3, 4 tháng tuổi. Với các bà mẹ mang bầu thì tiêm 2 liều giải độc tố uốn ván cách nhau ít nhất 1 tháng, liều thứ 2 phải tiêm trước khi sinh 1 tháng, ở những lần mang thai sau đó thì cần tiêm nhắc lại trước khi sinh 1 tháng. Và cứ 10 năm 1 lần ta cần tiêm nhắc lại mũi này để duy trì khả năng miễn dịch. "Thằng" uốn ván dưới ống kính hiển vi Đối với người bị thương có nguy cơ mắc bệnh uốn ván thì cần xử lý như sau: - Trường hợp người bị thương đã được tiêm giải độc tố uốn ván (tetanus toxoid: TT) đầy đủ: + Đối với vết thương nhẹ, không bị nhiễm bẩn và liều TT cuối cùng cách lúc đó > 10 năm thì phải tiêm nhắc lại 1 liều TT + Đối với vết thương nặng hoặc bị nhiễm bẩn và trong vòng 5 năm trước đó chưa được tiêm TT thì phải tiêm nhắc lại 1 liều TT ngay trong ngày bị thương. - Trường hợp người bị thương chưa được gây miễn dịch cơ bản đầy đủ bằng TT thì phải được tiêm 1 liều TT ngay càng sớm càng tốt sau lúc bị thương. Nếu vết thương nặng hoặc bị nhiễm bẩn thì cần tiêm thêm TIG. - Trường hợp người bị thương chưa được gây miễn dịch cơ bản, chưa được tiêm đủ 3 liều TT hoặc không rõ tiền sử tiêm TT và có vết thương nặng hoặc bị nhiễm bẩn thì phải chỉ định tiêm globulin miễn dịch uốn ván (tetanus immune globulin: TIG) với liều thấp nhất là 250 IU hoặc tiêm huyết thanh kháng độc tố uốn ván (tetanus antitoxic serum: SAT) với liều 1500-5000 IU. Nếu cẩn thận thìcó thể tiêm cả 3 dạng TT TIG và SAT cùng một lúc, nhưng phải dùng bơm kim tiêm riêng và tiêm ở vị trí khác nhau. Vậy nên nếu đợt nghỉ lễ này anh em chẳng may bị dẫm đinh hay bị ngã xước xác thì cũng hết sức bình tĩnh không hoảng loạn, đâu sẽ có đó, tốt nhất nên về kiểm tra xem mình đã tiêm phòng uốn vãn chưa, rồi đi ra trung tâm y tế hoặc ra trung tâm tiêm chủng để được tư vấn và xử lý .