Cung vượt cầu, xuất khẩu hồ tiêu ngày càng chật vật

Thảo luận trong 'TIN TỨC QBKD' bắt đầu bởi Thị trường - Tiêu dùng -, 25/9/19.

  1. Cung vượt cầu, xuất khẩu hồ tiêu ngày càng chật vật

    Cung vượt cầu, xuất khẩu hồ tiêu ngày càng chật vật

    LIÊN HỆ (473 Đọc / 0 Thích / 0 Bình luận)
    1. Thông tin chủ đề
    2. Tỉnh/TP: Toàn quốc
    3. Tình trạng hàng: N/A
    4. Nhu cầu: N/A
    1. Thông tin người đăng
    2. Tài khoản: Thị trường - Tiêu dùng -
    3. Ngày đăng: 25/9/19 lúc 18:42
    4. Số điện thoại:
  2. G

  3. FastEhome.com- Đăng kí mở Shop bán hàng miễn phí no-spam Thứ Tư, ngày 25/09/2019 17:00 PM (GMT+7)


    Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) cho biết, năm 2019 được đánh giá là năm rất khó khăn với ngành hồ tiêu Việt Nam khi giá bán giảm, tăng trưởng chậm so với cùng kỳ. Nhu cầu thế giới mỗi năm chỉ tăng 2 - 3%, trong khi sản lượng hồ tiêu toàn cầu tăng 8 - 10%.


    Việt Nam hiện có khoảng 100.000 ha hồ tiêu cho thu hoạch với năng suất trung bình khoảng 24,7 tạ/ha, tương đương sản lượng khoảng 247.000 tấn. Tuy nhiên trong khi giá hồ tiêu vẫn ở mức rất thấp thì chi phí sản xuất lại có chiều hướng tăng, ít nhất 10% so với năm 2017.

    [​IMG]

    Đây cũng là lý do trong 8 tháng đầu năm 2019, Việt Nam dù đã xuất khẩu tiêu đạt 224.000 nghìn tấn, tăng 27,9% so với cùng kỳ, nhưng kim ngạch lại giảm nhẹ 2,1% và chỉ đạt 571 triệu USD, do giá xuất khẩu giảm 23,4%.

    Hồ tiêu là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực trong nhóm hàng nông lâm thủy sản. Thị phần xuất khẩu mặt hàng hồ tiêu Việt Nam đã tăng từ 47% lên đến 60% thị trường thế giới.

    Các thị trường xuất khẩu tiêu lớn nhất của Việt Nam trong 7 tháng đầu năm 2019 là Hoa Kỳ, Ấn Độ, Đức, Pakistan và Hà Lan với 36,8% thị phần.

    Tuy nhiên, năm 2018, giá tiêu giảm đã ảnh hưởng đến ngành hồ tiêu Việt Nam, xuất khẩu hồ tiêu đang và sẽ tiếp tục đối mặt với khó khăn do giá ở mức thấp khi cung lớn hơn cầu và sự cạnh tranh gay gắt trên thị trường thế giới.

    “Nhu cầu thế giới hiện khoảng 510.000 tấn/năm và bình quân mỗi năm chỉ tăng 2 - 3%, trong khi sản lượng hồ tiêu toàn cầu tăng 8 - 10%. Sản lượng hồ tiêu toàn cầu năm 2018 đạt 557.000 tấn và dự kiến đạt 602.000 tấn năm 2019. Dự báo đến 2050, sản lượng hạt tiêu thế giới sẽ tăng lên 1 triệu tấn và nhu cầu tiêu dùng hạt tiêu thế giới cũng tăng lên, nhưng chưa cân đối với nguồn cung. Do vậy, giá tiêu có thể vẫn còn bấp bênh trong một thời gian nữa”, Cục Xuất nhập khẩu cho hay.

    Báo cáo mới đây của Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản cũng cho biết, giá tiêu xuất khẩu bình quân 7 tháng đầu năm 2019 đạt 2.556 USD/tấn, giảm 24,5% so với cùng kỳ năm 2018.

    Tại thị trường trong nước, giá hạt tiêu đang dao động ở mức 43.500 – 45.500 đồng/kg. Trong khi thời điểm năm 2015, giá thu mua tiêu của Việt Nam đạt khoảng 200.000 đồng/kg.

    "Áp lực dư cung trên thị trường thế giới tiếp tục tăng khi hai nước sản xuất lớn gồm Indonesia và Brazil đã bước vào vụ thu hoạch, và tồn kho của các nước sản xuất lớn vẫn còn nhiều. Dự báo, giá tiêu thời gian tới sẽ không có biến động mạnh do nguồn cung hạt tiêu trên toàn thế giới vẫn đang được bổ sung, trong khi nhu cầu không có sự tăng trưởng đáng kể", Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản dự báo.

    Tuy nhiên, Cục Xuất nhập khẩu cũng cho rằng, Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới mà Việt Nam đã ký kết gần đây như Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) và Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) được đánh giá là cơ hội mở rộng xuất khẩu cho ngành hồ tiêu.

    Cụ thể, đối với mặt hàng hồ tiêu, Hiệp định CPTPP có 9 nước cam kết xóa bỏ ngay lập tức thuế quan gồm: Úc, New Zealand, Canada, Malaysia, Singapore, Brunei, Chile, Peru, Nhật Bản. Riêng thị trường Mexico cam kết xóa bỏ thuế theo lộ trình 16 năm đối với mặt hàng hồ tiêu xanh. Đáng chú ý, trong các nước CPTPP, chỉ có Malaysia là nước có sản xuất hồ tiêu đáng kể, tuy nhiên, tỷ lệ xuất khẩu không nhiều, chỉ chiếm khoảng 3% lượng xuất khẩu toàn cầu.

    Đối với Hiệp định EVFTA, các nước EU cam kết xóa bỏ thuế quan đối với sản phẩm hạt tiêu ngay khi hiệp định có hiệu lực.

    Cục Xuất nhập khẩu kiến nghị, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cần tiếp tục tái cơ cấu ngành hồ tiêu đảm bảo đáp ứng đúng tín hiệu của thị trường. Theo đó, cần kiểm tra, giám sát công tác sản xuất hồ tiêu nguyên liệu, duy trì diện tích trồng hồ tiêu khoảng 100.000 - 120.000 ha, diện tích cho sản phẩm 95.000 ha, năng suất bình quân trong khoảng 25 - 27 tạ/ha, sản lượng ổn định trong khoảng 237.000 - 256.000 tấn từ nay cho đến năm 2030, để nâng cao chất lượng nguyên liệu hạt tiêu.

    Ngoài ra, Ủy ban nhân dân các tỉnh có diện tích trồng hồ tiêu cần triển khai thực hiện nghiêm túc các chỉ đạo và hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về duy trì, giám sát, kiểm tra diện tích trồng hồ tiêu đúng theo quy hoạch.

    [​IMG]

    Trước đây giá tiêu có thời điểm lên đến 250.000 đồng/kg, tuy nhiên thời gian gần đây giá mặt hàng này lao dốc không...
     

    Bình Luận Bằng Facebook

Chia sẻ trang này