Cụ bà nặng 25 kg, đẩy xe chè suốt 25 năm nuôi cháu: Nghèo đến đâu cũng phải tự kiếm tiền!

Thảo luận trong 'Chuyện trò' bắt đầu bởi raumuongxaotoi33, 8/6/19.

  1. Cụ bà nặng 25 kg, đẩy xe chè suốt 25 năm nuôi cháu: Nghèo đến đâu cũng phải tự kiếm tiền!

    Cụ bà nặng 25 kg, đẩy xe chè suốt 25 năm nuôi cháu: Nghèo đến đâu cũng...

    LIÊN HỆ (239 Đọc / 0 Thích / 0 Bình luận)
    1. Thông tin chủ đề
    2. Tỉnh/TP: Toàn quốc
    3. Tình trạng hàng: N/A
    4. Nhu cầu: N/A
    1. Thông tin người đăng
    2. Tài khoản: raumuongxaotoi33
    3. Ngày đăng: 8/6/19 lúc 18:12
    4. Số điện thoại:
  2. G

  3. FastEhome.com- Đăng kí mở Shop bán hàng miễn phí no-spam “Ai chè đây, nước cốt dừa đây!” – cụ bà Nguyễn Thu Hường mở đầu gánh chè bằng của mình tiếng rao khàn đục. Dù đã 62 tuổi và nặng chưa tới 25 ký, thân thể còn mang nhiều bệnh tật nhưng bà vẫn miệt mài len lỏi từng góc phố trong suốt 25 năm qua.

    [​IMG]
    Gánh nặng mưu sinh đè lên đôi vai của người phụ nữ gầy yếu (Ảnh: Thanh Niên)
    8 năm trước, bà vị viêm phổi rồi gặp di chứng ở dây thanh quản. Bác sĩ ở bệnh viện Phước An còn chẩn đoán bà bị suy tim, thiếu máu cơ tim. Thậm chí đến bao tử và xương khớp của bà cũng gặp vấn đề, cuộc sống vốn đã khó khăn nay lại thêm cực nhọc.
    Thế nhưng, hàng chục năm đã trôi qua, dù ngày nắng hay mưa, bà cũng còng lưng đẩy xe chè đi khắp các ngõ hẻm. Mỗi ly chè của bà chỉ có giá 10 ngàn đồng, bắt đầu từ 1 giờ chiều đến 11h đêm mới nghỉ.

    [​IMG]
    Bà bán chè từ 1h chiều đến 11h đêm mới ngưng nghỉ (Ảnh: Thanh Niên)

    Lúc còn khỏe, bà bán chè đậu xanh bột báng. Sau này không còn sức để quậy bột báng, bà chủ yếu bán chè đậu đen. Mấy năm gần đây, chồng bà lại bị viêm phế quản mãn tính và trong khi đứa cháu nội đang bước vào cấp 3, nên kinh tế càng lúc càng thiếu thốn.
    Cuộc đời nhiều mất mát và đau thương!

    Gia đình bà Hường vốn có 2 người con, một người đã chết cách đây 9 năm do bệnh dịch phổi lá tràng. Người còn lại đang làm bảo vệ. Vì cuộc sống khó khăn nên lâu lâu cậu con trai cũng chỉ có thể cho mẹ được ba trăm hay năm trăm để mẹ đi mua thuốc. Còn bảo hiểm thì tổ dân phố cho thêm.

    [​IMG]
    Cuộc đời bà Hường nhiều thăng trầm, biến cố (Ảnh: Thanh Niên)

    Ngày trước, thấy cơ thể không khỏe, bà từng đi vào trung tâm chỉnh hình, bác sĩ bảo phải mất phí 50 triệu để tháo khớp. Vì không có khả năng nên bà từ bỏ. Đến lúc lối xóm gom tiền giúp đỡ thì bà đã bị lão hóa xương, không còn khả năng phẫu thuật nữa.
    Đã vậy, cách đây khoảng 5 năm về trước, lúc bán 1 ly chè trên đường Tôn Đản, thì bà gặp một chiếc xe rác đụng vào người, làm phần đầu chảy máu phải nằm bệnh viện 15 ngày. Người gây tai nạn đền cho bà 1 triệu vì hoàn cảnh của họ khó khăn. May thay bà được cô bán ốc giúp đỡ, cho thêm 2 triệu tiền thuốc men.

    [​IMG]
    Khi tuổi càng cao, sức khỏe của bà càng yếu (Ảnh: Thanh Niên)
    Giờ đây, trong căn nhà nhỏ ẩm thấp, chỉ còn hai vợ chồng già, xoay sở với nhau mà sống. Do bị phổi tắc nghẽn mãn tính gần 5 năm nay nên chồng bà không thể làm được việc nặng, chỉ quanh quẩn chạy xe ôm, hàng xóm kêu gì thì qua phụ. Có lúc trời nóng quá thở không được, chồng của bà phải đi bệnh viện cấp cứu.
    Thương chồng, thương cháu, bà lại ráng gồng gánh để mưu sinh. Có bữa bà rất mệt, nhưng nhìn nồi chè chỉ còn tầm khoảng 7,8 ly, bà ráng bán cho hết để có thêm tiền cho cháu nội ăn sáng và ăn trưa ở trường.

    [​IMG]
    Chồng của bà đã bị phổi tắc nghẽn mãn tính đã nhiều năm (Ảnh: Thanh Niên)
    Biết vợ vất vả là thế, nên chồng bà luôn cố gắng phụ cho bà hết sức có thể. Nói về hoàn cảnh gia đình, chú nghẹn ngào tâm sự : “Hai vợ chồng già ở gần 40 chục năm rồi, ai mà nằm xuống, nói thiệt thấy thương lắm, mà không biết phải làm sao…”
    Tuy nghèo nhưng tuyệt đối không muốn dựa dẫm người khác!

    Biết hàng xóm thường hay giúp đỡ mình, bà Hường cũng tự thấy ngại. Bà nói phải tự kiếm tiền thì mới thấy ham. Ai có lòng hảo tâm bà đều quý. Nhưng đồng tiền kiếm được từ công sức và mồ hôi của mình nó quý hơn. "Còn tiền người ta cho mình, người ta cũng phải làm cực khổ. Tại vì hoàn cảnh tôi bắt buộc lấy tiền, chứ tôi vẫn muốn tự lập đi bán”.


    [​IMG]
    Được hàng xóm giúp đỡ nhiều nhưng bà không hề ỷ lại (Ảnh: Thanh Niên)
    Theo chị Tuyết Nhung, hàng xóm của bà Hường cho biết: “Bả không có đi xin, bả tự kiếm tiền! Nhiều khi bán tới 11,12 giờ mới về. Tự kiếm mà ăn, nuôi cháu nội đi học, chồng thì bệnh! Tội nghiệp bả lắm, bả nghèo chứ bả cũng có lòng tự trọng. Ai thương thì đem lại cho, không thôi.”
    Tuy nhiên, vì nhà quá nghèo quá nên ngoài việc đi bán chè, nhiều bữa bà còn phải lụm ve chai để kiếm tiền cho cháu đi học. “Tôi lụm ve chai cũng sợ người ta gớm. Tôi phải lấy cái kẹp tôi lụm để kế hoạch nhỏ trong gia đình, đủ để sinh sống qua hàng ngày. Còn tối thì cũng có mấy chị em, cô bác giúp đỡ cho cơm” – bà Hường bùi ngùi tâm sự.

    [​IMG]
    Cháu nội của bà luôn chăm ngoan, hiếu thảo (Ảnh: Thanh Niên)

    Là phụ nữ, có lẽ ai cũng mong muốn mình được sống một cuộc đời hạnh phúc, đặc biệt là được an yên khi về già, nhưng số phận của bà Hường lại không có được may mắn ấy. Thế nhưng, bà vẫn có một nghị lực sống cực kỳ đáng ngưỡng mộ.
    Nghèo đến đâu, bà vẫn tự mình lao động, thiếu thì kiếm thêm việc để làm thế, và dù được hàng xóm giúp đỡ nhưng không hề dựa dẫm! Suy nghĩ ấy – không phải ai cũng có được, nhất là khi chúng ta phải sống trong khó khăn.

    [​IMG]
    Dù nghèo khó, bà Hường vẫn muốn tự kiếm tiền (Ảnh: Thanh Niên)

    Ngưỡng mộ lắm, nhân cách và tấm lòng của bà Hường. Hy vọng sẽ nhiều người tới với gánh chè của bà để giúp bà bớt đi phần nào gáng nặng của cuộc sống!
     

    Bình Luận Bằng Facebook

Chia sẻ trang này