Cụ bà bán ve chai bệnh tật, con cái bỏ mặc vào đêm mưa: 'Ao nước lã' hơn 'giọt máu đào'!

Thảo luận trong 'Chuyện trò' bắt đầu bởi emlahoadambut9x, 18/6/19.

  1. Cụ bà bán ve chai bệnh tật, con cái bỏ mặc vào đêm mưa: 'Ao nước lã' hơn 'giọt máu đào'!

    Cụ bà bán ve chai bệnh tật, con cái bỏ mặc vào đêm mưa: 'Ao nước lã'...

    LIÊN HỆ (231 Đọc / 0 Thích / 0 Bình luận)
    1. Thông tin chủ đề
    2. Tỉnh/TP: Toàn quốc
    3. Tình trạng hàng: N/A
    4. Nhu cầu: N/A
    1. Thông tin người đăng
    2. Tài khoản: emlahoadambut9x
    3. Ngày đăng: 18/6/19 lúc 16:47
    4. Số điện thoại:
  2. G

  3. FastEhome.com- Đăng kí mở Shop bán hàng miễn phí no-spam Tối qua lướt facebook, em tình cờ đọc được những dòng chia sẻ của 1 bạn trẻ trong hội nhóm. Đọc xong mà lòng ngổn ngang, vừa thương những điều đẹp đẽ xuất hiện trong đời như lòng người xa lạ đối đãi nhau, nhưng cũng ngậm ngùi chuyện người giàu - kẻ nghèo, cha mẹ bị chính con cái hắt hủi, bỏ rơi khi về già.

    Cô bán vé xe buýt trong câu chuyện gây "bão" cộng đồng mạng. (Ảnh Internet)
    Sau khi đăng tải, câu chuyện của bạn trẻ chứng kiến trên xe buýt trong một tối mưa tầm tã đã thu hút sự quan tâm đặc biệt từ dư luận. Giữa những người xa lạ, họ vẫn sống bằng cái tính lo “bao đồng” vô cùng nhân văn, đẹp đẽ. Dù nhân viên bán vé xe buýt trong câu chuyện chẳng khá giả hơn bao nhiêu nhưng thấy chuyện bất bình đã khiến cô không kiềm được lòng, phải ngỏ ý giúp đỡ. Để em dẫn nguyên văn đoạn chia sẻ gây “bão” trên mạng xã hội cho chị em tham khảo rồi cùng bàn luận nha!
    “Đầu tiên cho con xin lỗi vì đã chụp ảnh mà không xin phép cô!


    Thật sự gặp được cô hôm nay con thấy cuộc sống khác hơn rất nhiều...


    Con vừa lên xe sau một chặng dài nhừ tử từ Long An lên đến Bình Tân, TP.HCM. Lúc này trời đã bắt đầu mưa tầm tã, cô niềm nở hỏi con có thẻ không, con tìm một hồi chưa thấy thì cô nói được rồi, đưa cô 3 ngàn thôi. Nhìn tóc bạc vậy chứ cô rất nhanh nhẹn, thấy mưa còn dìu khách lên xuống và trò chuyện rất nhiệt tình.


    Vừa nói xong thì thấy cô đi ra băng ghế sau, ở đó cũng có một cụ (vì có vẻ lớn tuổi hơn cô) đang vừa bóp chân vừa khóc. Cô ngồi trước mặt rồi hỏi, bằng một giọng làm ấm cả chuyến xe.


    "Chị đau nặng không, hay đi chích một mũi đi cho đỡ, lớn tuổi rồi uống thuốc biết nào mới hết đau?!"


    "Thôi chị ơi, tiền đâu...?"


    Vừa nghe vậy, cô đã lật cái túi bên hông ra và nói: "Hay tui cho chị mượn một triệu, đi khám đi chứ để vậy không có ổn".


    "Thôi chị, mượn rồi lấy gì trả!" - bà cụ trả lời.


    Cụ bà kia bắt đầu rơi nước mắt, khuôn mặt dường như đã quá mỏi mệt với cuộc đời, chỉ biết xua tay không nhận rồi bảo là để tính sau, nghèo cũng không đến nỗi nghèo mà số khổ sẵn rồi, âu cũng do là con cái vô tâm nên thành ra bà bạc phước.


    Ngồi nghe một chút thì biết thêm một chuyện, bà cụ ấy đi nhặt ve chai cũng ngót nghét mười năm rồi. Mọi hôm thì không biết thế nào nhưng hôm nay mưa ầm ầm, bà cụ năn nỉ thì không đứa con nào chịu đi đón hết, gặp mưa thì chân trở đau nặng nên phải đi xe buýt.


    Bà nói bằng giọng nghẹn ngào vì đi xe vậy tiếc tiền lắm, lát chắc phải tốn thêm tiền xe ôm, làm có bao nhiêu mà xe họ ăn hết. Mình nhìn cô lúc này có vẻ bức xúc lắm, cô bảo là bà phải bắt tụi nó ra đón, cũng nhờ bà lượm ve chai mà nhà cửa chúng nó bà lo cho hẳn hoi rồi mà để bà cực khổ như vầy quài coi giống ai hông. Càng nghe mình càng chỉ biết lắc đầu...lòng thì vô cùng khó chịu.


    Đi một đoạn thì gần đến nhà bà cụ, nghe đâu còn phải vào trong hẻm một đoạn xa, mình còn chưa kịp phản ứng thì cô đã bước ra cửa mặc kệ màn mưa ào ạt, một tay xách bao ve chai, tay còn lại thì giữ cho bà cụ đang nặng nhọc bám víu khắp nơi để bước xuống.


    Mình với mấy anh trai cũng mỗi người một tay giúp dìu bà và ôm đống ve chai xuống mái hiên trú mưa, bà vừa lạnh chân lại đau nên nhìn mà xót dạ. Đặt để xong xuôi thì cô quay lại nói với bà một câu bằng giọng hơi nóng giận.


    "Chị kêu tụi nó ra rước cho tui, mưa gió quá trời, tụi nó không chịu thì tui cũng hết biết?!"


    Rồi cô bước lên xe với bờ vai và mái tóc ướt đẫm, ngồi nhìn xa xăm như trong ảnh. Mấy anh thanh niên nọ cũng ca thán vài lời vì sự vô tâm của mấy đứa con bà cụ...


    Mình cũng dụi dụi trong vô thức như trong mắt đang vương một thứ gì rất khó chịu.


    Xe lại lăn bánh và Sài Gòn thì vẫn mưa, dòng người đang hối hả và cuộc đời vẫn đong đưa...


    Mình thấy cuộc sống không cần quá tốt đẹp, chỉ cần người với người đối xử tốt đẹp với nhau thôi.


    Vậy cũng đủ rồi…”



    Những phận người mưu sinh trong đêm. (Ảnh Internet)

    Đọc xong mà em nghẹn ngào, thật chẳng biết diễn tả sao cho hết những gì trĩu nặng trong lòng. Cuộc sống quả thật muôn hình vạn trạng, người giàu kẻ khó có đủ cả và những người sống với nhau bằng cái tình cái nghĩa thật đáng trân trọng. Giữa cô bán vé xe buýt hay bà lão nhặt ve chai, họ đều là những lao động bình dân, chắt chiu kiếm từng đồng bằng chút sức lực của tuổi già. Tình cờ gặp nhau trong tình cảnh trớ trêu, vô tình biết được câu chuyện của nhau nhưng “mỗi nhà mỗi cảnh” làm sao can thiệp, giải quyết được nên câu chuyện cứ thế để lại nhiều cảm xúc nghèn nghẹn.
    Rõ ràng, cô bán vé xe buýt cũng vật lộn với cơm áo gạo tiền, đồng lương còm cõi có được mỗi tháng chẳng nhiều nhặn gì. Tuy nhiên trước hoàn cảnh của bà lão nhặt ve chai, cô lại hào hiệp ngỏ ý cho mượn 1 triệu để bà khám chữa cho dứt bệnh tình. Họ xa lạ, chẳng máu mủ ruột rà nhưng cô bán vé sẵn lòng cho mượn tiền, có thể con số ấy chẳng đáng với nhiều người nhưng với cô, có khi đó là một phần lương của cả tuần mệt nhọc làm việc. Về phía bà lão, dù nghèo khó, đau ốm ngặt nghèo nhưng lòng tự trọng, biết mình khó lòng trả được số nợ nên nhất quyết từ chối. Ai đau ốm mà chẳng mong chữa lành bệnh nhưng “giấy rách phải giữ lấy lề”, nợ nhau 1 đồng cũng là nợ, huống gì bà lão biết rõ bản thân chẳng biết tìm đâu ra tiền trả số tiền kia.


    Ảnh Internet.
    Cả hai người đều có lối sống khiến chúng ta phải suy ngẫm, một bên sẵn lòng ra tay hào hiệp, giúp người từ tận tâm, thậm chí biết rõ khó lòng lấy lại số tiền cho mượn; một bên nhất quyết từ chối số tiền được cho mượn vì không muốn nợ nần. Ngoài kia, dù có những kẻ lọc lừa nhau hàng trăm triệu, trăm tỷ, “uống máu” đồng loại để kiếm chác thì ở đây, trong chuyến xe buýt tối mưa tầm tã có 2 người phụ nữ chia sẻ một phần chuyện đời của nhau. Họ sống thiện lương, chỉ tiêu xài đồng tiền sạch sẽ do mình kiếm ra từ sức lao động.
    Tiếng cằn nhằn với theo của cô bán vé xe buýt khi muốn bà lão phải gọi con ra đón về mà xé lòng, quặn thắt ruột gan. Đến một người xa lạ còn thương cảm hoàn cảnh già cả, bệnh tật hoành hành của cụ bà nhặt ve chai, thế mà những người con của cụ có thể hờ hững, bỏ mặc mẹ trong mưa giông. Nghiệt ngã vô cùng! Cô bán vé xe có thương, có nóng giận “bao đồng” chuyện nhà người khác thế nào nhưng cũng đành bất lực, sức lực cô cũng có hạn nên đành ngậm ngùi nhìn cụ bà lùi lại sau chuyến xe. Ở bên lề cuộc sống vẫn còn nhiều hoàn cảnh khó khăn, những phận đời chìm vào bóng tối, lầm lũi như cụ bà nhặt ve chai bệnh tật đau đớn nhưng bị con cái bỏ mặc.


    Ảnh Internet.
    Đọc những dòng chia sẻ trên, em chẳng biết nên vui vì tình người xa lạ đối đãi nhau khi gặp chuyện khó khăn, hay ngậm ngùi cho cụ bà quá đáng thương và giận vô cùng những người con vô tâm của cụ? Biết rõ có những chuyện khiến chúng ta bất bình nhưng cuối cùng cũng đành như cô bán vé xe buýt, ngó xa xăm mà thở dài ngao ngán, bất lực. Đời quá rộng và lòng người cũng có hạn. Những người dưng tình cờ gặp nhau mà đã rớt nước mắt thương cảm thế kia mà những người máu mủ với nhau lại hờ hững, bỏ mặc cha mẹ giàu yếu bệnh tật. “Một giọt máu đào hơn ao nước lã” nhưng có những lúc “ao nước lã” lại khiến chúng ta nghẹn lòng như câu chuyện giữa cô bán vé xe buýt và bà lão nhặt ve chai phải không các chị?
     

    Bình Luận Bằng Facebook

Chia sẻ trang này