Công ước chống quấy rối tình dục tại nơi làm việc sắp được thông qua trong tháng 6 này

Thảo luận trong 'Chuyện trò' bắt đầu bởi greenpen, 17/6/19.

  1. Công ước chống quấy rối tình dục tại nơi làm việc sắp được thông qua trong tháng 6 này

    Công ước chống quấy rối tình dục tại nơi làm việc sắp được thông qua...

    LIÊN HỆ (255 Đọc / 0 Thích / 0 Bình luận)
    1. Thông tin chủ đề
    2. Tỉnh/TP: Toàn quốc
    3. Tình trạng hàng: N/A
    4. Nhu cầu: N/A
    1. Thông tin người đăng
    2. Tài khoản: greenpen
    3. Ngày đăng: 17/6/19 lúc 16:00
    4. Số điện thoại:
  2. G

  3. greenpen

    greenpen Guest

    FastEhome.com- Đăng kí mở Shop bán hàng miễn phí no-spam [​IMG]
    Theo đó, Công ước này dự kiến dài khoảng 10 trang, gồm 7 chương và 13 điều. Trong đó, đề cập đến các khái niệm “bạo lực”, “quấy rối”, “trong công việc” và “người lao động”.
    - “Bao lực và quấy rối” trong công việc đề cập tới một loạt các hành vi không được chấp nhận, dù xảy ra một lần hoặc lặp lại nhiều lần, nhằm mục đích gây ra hay có khả năng gây ra tác hại về mặt thể chất, tâm lý, tình dục và kinh tế.

    - “Người lao động” là bao gồm nhân viên, những người làm việc bất kể tình trạng hợp đồng của họ, những người đang được đào tạo, gồm cả thực tập sinh, người học việc, học nghề, người lao động đã chấm dứt việc làm, tình nguyện viên, người tìm việc, ứng viên xin việc trong tất cả các ngành, cả ở khu vực kinh tế chính thức và không chính thức, ở khu vực thành thị hay nông thôn.

    - “Trong công việc” là bất cứ địa điểm hay môi trường nào có liên quan đến quá trình làm việc, có liên hệ với hoặc phát sinh từ công việc. Ví dụ như không gian công và tư nơi diễn ra công việc; nơi nghỉ ngơi hay dùng bữa, hoặc sử dụng các cơ sở/trang thiết bị vệ sinh, rửa ráy và thay đồ; trong các chuyến công tác hoặc di chuyển liên quan đến công việc, tập huấn/đào tạo, các sự kiện hoặc các hoạt động xã hội có liên quan đến công việc; tại các nơi ở do người sử dụng lao động cung cấp...

    Không chỉ đề cập đến các định nghĩa nêu trên, mà còn nhắc đến phạm vi, nguyên tắc cốt lõi, bảo vệ và phòng ngừa, thi hành và khắc phục, hướng dẫn đào tạo và nâng cao nhận thức lẫn phương pháp áp dụng.

    Khi Công ước chống quấy rối tình dục tại nơi làm việc được thông qua trong tháng 6 này, đây sẽ là cơ sở để sửa đổi các quy định về quấy rối tình dục tại nơi làm việc trong Bộ luật lao động hiện hành.

    Được biết, Bộ luật lao động năm 2012 nghiêm cấm hành vi quấy rối tình dục tại nơi làm việc và trong chừng mực nào đó, người lao động chỉ được quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trước thời hạn và phải báo trước ít nhất 03 ngày làm việc, đồng thời có quyền tố cáo nếu người sử dụng lao động có hành vi này.

    Còn Dự thảo Bộ luật lao động dự kiến được thông qua tại phiên họp Quốc hội cuối năm nay 2019, mở rộng nhiều điều khoản có liên quan đến vấn đề này, chẳng hạn như bổ sung định nghĩa về quấy rối tình dục tại nơi làm việc, người lao động được quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động mà không cần báo trước nếu như bị quấy rối tình dục tại nơi làm việc, nội quy lao động buộc phải có nội dung về phòng chống quấy rối tình dục tại nơi làm việc, người lao động có hành vi quấy rối tình dục đồng nghiệp khác tại nơi làm việc có thể bị sa thải...

    Tại buổi tọa đàm trước thềm thông qua Công ước chống quấy rối tình dục tại nơi làm việc, nhiều ý kiến cho rằng đã nhìn thấy dấu hiệu cho thấy Việt Nam đang đẩy mạnh nỗ lực chống quấy rối tình dục tại nơi làm việc, nhằm đảm bảo môi trường làm việc an toàn, lành mạnh, nơi mà phẩm giá của người lao động được coi trọng.
     

    Bình Luận Bằng Facebook

Chia sẻ trang này