Công ty con Soundtrap của Spotify trình làng phần mềm nền web Soundtrap for Storytellers

Thảo luận trong 'Công nghệ' bắt đầu bởi AudioPsycho, 19/5/19.

  1. Công ty con Soundtrap của Spotify trình làng phần mềm nền web Soundtrap for Storytellers

    Công ty con Soundtrap của Spotify trình làng phần mềm nền web Soundtrap...

    LIÊN HỆ (411 Đọc / 0 Thích / 0 Bình luận)
    1. Thông tin chủ đề
    2. Tỉnh/TP: Toàn quốc
    3. Tình trạng hàng: N/A
    4. Nhu cầu: N/A
    1. Thông tin người đăng
    2. Tài khoản: AudioPsycho
    3. Ngày đăng: 19/5/19 lúc 15:34
    4. Số điện thoại:
  2. G

  3. AudioPsycho

    AudioPsycho Guest

    FastEhome.com- Đăng kí mở Shop bán hàng miễn phí no-spam Soundtrap, công ty phần mềm sở hữu bởi Spotify, mới đây vừa ra mắt 1 sản phẩm mới hướng đến đối tượng người thu âm và chỉnh sửa podcast. Phần mềm mới mang tên Soundtrap for Storytellers là 1 công cụ nền web đầy đủ cho phép người dùng thu âm, chỉnh sửa và master file âm thanh 1 cách dễ dàng và nhanh chóng. Một trong những điểm nổi bật của nó là khả năng dễ sử dụng: bạn chỉ cần "cắt" các đoạn hội thoại ra khỏi phần đối chiếu tự động và những thay đổi đó sẽ được tự chỉnh sửa vào file âm thanh.
    [​IMG]

    "Thao tác này khá giống với khi làm việc trên Google Docs", CEO Per Emanuelsson của Soundtrap nhận xét. "Nó còn cho phép nhiều người chỉnh sửa cùng lúc. Đây là 1 môi trường làm việc đầy đủ và hiệu quả với tất cả những gì bạn cần đều được tích hợp trong phần mềm. Soundtrap for Storytellers theo đó hướng đến những người mới làm podcast hoặc không chuyên, đồng thời cũng giúp danh mục podcast của Spotify được đa dạng hơn.

    Phần mềm có khá nhiều các công cụ hữu dụng và cần thiết cho người làm podcast. Các podcaster có thể lưu trữ những clip video phỏng vấn của mình trên web-app, thu âm và thêm những hiệu ứng âm thanh được cung cấp bởi Soundtrap, và cuối cùng là yêu cầu Soundtrap master bản podcast hoàn chỉnh. Công đoạn master sẽ đồng bộ mức âm lượng và giúp bản podcast có được chất lượng âm thanh tốt nhất. Dĩ nhiên sau công đoạn master Soundtrap sẽ cung cấp thêm tùy chọn để podcaster có muốn đăng tải trực tiếp lên Spotify hay không, tất cả chỉ với 1 hộp tùy chọn đơn giản.

    [​IMG]

    Người dùng còn có thể đăng tải luôn phần đối chiếu lên Spotify nhằm "cải thiện khả năng mở rộng tìm kiếm", theo lời Emanuelsson. Cơ chế này cũng giúp cho quy trình SEO, như thông tin gần đây từ Google là sẽ thêm cả loại hình podcast vào kết quả tìm kiếm. Ngoài ra, nó còn giúp cho cơ chế khuyến nghị của Spotify được chính xác hơn, tuy nhiên theo Emanuelsson thì "vẫn sẽ còn nhiều thứ phải làm cho đến khi hoàn thiện". Soundtrap for Storytellers có mức phí $14.99/tháng hoặc có thể được mua kèm cùng phần mềm chỉnh sửa nhạc của hãng với giá combo là $17.99/tháng.

    Với sự ra mắt của nền phần mềm này cùng việc mua lại Anchor hồi đầu năm nay, có thể thấy Spotify không chỉ muốn sở hữu nền cung cấp nội dung mà người dùng muốn nghe mà còn cả các công cụ họ sử dụng để tạo ra show nữa. Theo đó, người dùng càng có cơ hội làm việc với các phần mềm dễ sử dụng thì họ càng có thể làm show nhiều hơn. Bằng cách tiếp cận với các podcaster ngay từ giai đoạn đầu (làm show), Spotify sẽ dễ dàng đánh giá được tiềm năng của họ và ký các hợp đồng độc quyền.

    Công cụ nền web của Soundtrap tuy nhiên vẫn có các giới hạn nhất định. Một trong số đó là việc người dùng chỉ có thể có 1 khách mời thu âm từ xa cho mỗi session, vì thế các bản podcast với nhiều khách mời cùng lúc sẽ phải thu âm bằng app khác hoặc thu từng người 1. Người dùng cũng không theo dõi được mức âm lượng đang thu và điều này có thể sẽ làm 1 số người cảm thấy không hài lòng cho lắm.

    Thêm vào đó, nếu nhiều người muốn theo dõi hay chỉnh sửa cùng lúc, họ sẽ phải có tài khoản riêng, hay nói cách khác là phải trả phí riêng biệt. Phần mềm cũng có chế độ chỉnh sửa offline nhưng lại không thể lưu. Hoặc nếu người dùng chọn đăng tải bản podcast lên Spotify thì nó sẽ được đăng với username của Soundtrap, từ đó sẽ gây lỗi nếu show này đã có rồi (trong trường hợp bạn muốn đăng episode mới chẳng hạn). Thay vào đó, người dùng sẽ phải tải về các file âm thanh và upload chúng lên host RSS, từ đó mới có thể phân phối các episode đến các nguồn theo yêu cầu. Soundtrap for Storytellers cũng được thiết kế chủ đạo cho các talkshow đơn giản mà thôi. Và tuy người dùng có thể thêm các track của mình vào phần mềm nhưng suy cho cùng thì trải nghiệm thực sự vẫn chưa được đầy đủ lắm.

    [​IMG]

    Không thể chối cãi rằng sở hữu trong tay nền web-app với đầy đủ các công cụ chỉnh sửa sẽ giúp các podcaster tiết kiệm được rất nhiều thời gian. Các show hiện nay đa phần đều sử dụng các phần mềm thu âm hãng thứ 3, tự phỏng vấn và thu âm, phỏng vấn qua điện thoại hay thu âm riêng với khách mời. Soundtrap đơn giản hóa quá trình này bằng cách cung cấp 1 giải pháp tất cả trong 1 (dù chưa hoàn hảo). Các podcaster cũng thường phải mua thêm các bản đối chiếu để kiểm soát những bản thu mà họ đang có, vì thế việc tự động hóa quy trình này sẽ giúp tiết kiệm thời gian hơn. Người dùng có thể nhanh chóng chỉnh sửa trong bản podcast nếu họ nghe thấy có gì đó chưa đúng.

    Anchor cũng cung cấp công cụ thu âm và chỉnh sửa podcast đơn giản dành cho người mới. Tuy nhiên Emanuelsson nói rằng nền phần mềm của Soundtrap rất khác biệt so với Anchor, 1 phần là do Anchor được thiết kế dành cho nhu cầu làm việc di động. Điều này cũng có nghĩa là công cụ của Soundtrap sẽ tiên tiến hơn nhiều. Ngoài ra Anchor còn có tính năng giúp người tạo lập nội dung kiếm tiền, còn Soundtrap thì không. Theo Emanuelsson, 2 nền app nói trên có thể bổ trợ lẫn nhau rất tuyệt vời. Ví dụ podcaster có thể thu bài phỏng vấn bằng Anchor trên smartphone, sau đó chuyển sang bài phỏng vấn từ xa khác thu bằng Soundtrap. Nhìn chung Spotify đang rất cố gắng để giúp người làm podcast được "dễ thở" hơn, và Soundtrap và Anchor là 2 công cụ tối thượng cho mục tiêu đó.
     

    Bình Luận Bằng Facebook

Chia sẻ trang này