FastEhome.com- Đăng kí mở Shop bán hàng miễn phí Nuôi con là một hành trình dài mà ở đó, bên cạnh sự yêu thương, mẹ còn phải có đủ kiến thức thì mới có thể nuôi con tốt được ạ. Chúng ta thường hay nói các mẹ mới có con lần đầu không có kinh nghiệm. Thế nhưng, theo em thấy, ngay cả những mẹ đã có 2-3 con rồi nhưng chưa chắc chuyện gì cũng biết đâu nhé. Chuyện là chị hàng xóm nhà em, hơn 30 tuổi rồi và mới có bé thứ 2 được 10 tháng. Hôm trước, nghe ai bảo cho con uống mật ong chặt ruột để không tiêu chảy thế là lùng bằng được mật ong rừng, mua về cho con uống. Ai dè, sau khi uống vào, bé bị ngộ độc nặng rồi hôn mê. May là phúc lớn, mệnh lớn với cả kịp thời nên bé không bị gì nghiêm trọng đó các mẹ ạ. Hic Bác sĩ giải thích, mật ong rất tốt nhưng tuyệt đối không được cho trẻ dưới 1 tuổi dùng. Bởi vì chúng có chứa vi khuẩn Clostridium botulinum. Khi được đưa vào cơ thể, loại vi khuẩn này có thể tiếp tục sống sót, bám vào đường ruột yếu ớt của bé gây ngộ độc, hôn mê, táo bón, hay quấy khóc, còi cọc dặt dẹo đó. Ngoài mật ong, đây là 6 thực phẩm mẹ tuyệt đối không được cho trẻ dưới 1 tuổi ăn kẻo hối hận cả đời nha. 1. Nước ép Không nên cho trẻ dưới 1 tuổi uống nước ép Rất nhiều cha mẹ có xu hướng cho trẻ uống nước ép vì bé không thích ăn trái cây. Tuy nhiên, với các bé dưới 1 tuổi, đây là quan niệm sai lầm. Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ đã đưa nước trái cây vào danh sách "đen", bị cấm đối với trẻ dưới một tuổi. Bởi vì nước ép trái cây không những không bổ dưỡng (với trẻ dưới 1 tuổi) mà còn là mối đe dọa lớn đối với sức khỏe của bé. Khi ép trái cây, thành phần dinh dưỡng chính của nước ép là nước và thành phần dinh dưỡng thứ cấp là carbohydrate và chất xơ vốn có vai trò chính lại gần như bằng không. Hầu hết các khoáng chất không dễ hòa tan trong nước, chẳng hạn như pectin, chất xơ, canxi, sắt, vẫn còn sót lại. Hơn nữa, khi hình thành thói quen uống nước trái cây sẽ khiến bé chỉ thích uống nước ngọt trong tương lai và từ chối uống nước trắng. Điều này sẽ làm cho trẻ dễ bị thừa cân và béo phì. 2. Thực phẩm chứa nhiều muối Đối với trẻ dưới 1 tuổi, sử dụng muối là điều cấm kỵ. Việc cho muối vào đồ ăn của trẻ dưới 1 tuổi tiềm ẩn nhiều nguy cơ với thận của bé, do chức năng thận của trẻ ở độ tuổi này rất non nớt. Hơn nữa, việc nêm nếm quá nhiều muối có thể tạo thói quen ăn nhiều muối cho trẻ khi lớn lên, ảnh hưởng đến chức năng thận và gây nguy cơ mắc bệnh tăng huyết áp, tim mạch trong tương lai. Thậm chí, còn ảnh hưởng đến não bộ của trẻ. Vì vậy, trẻ nhỏ chỉ cần một lượng rất ít muối để đáp ứng nhu cầu của cơ thể trong mỗi ngày. Trẻ dưới 6 tháng cần ít hơn 1g muối/ngày (lượng muối này đã có trong sữa mẹ hoặc sữa bột). Trẻ từ 6 tháng tuổi đến 1 tuổi, nhu cầu muối khoảng 1g. Trẻ trên 1 tuổi cần khoảng 2g muối/ngày. Nếu mẹ cho bé ăn dặm, lượng nước mắm dùng cho bé chỉ nên khoảng 1/3 thìa cà phê rồi tăng dần. 3. Thực phẩm nhiều đường Thực phẩm nhiều đường có thể làm bé giảm hấp thụ chất dinh dưỡng, giảm sức đề kháng, giảm phát triển chiều cao và đối mặt với chứng béo phì sau này. Giống như muối, lượng đường cần thiết cho nhu cầu của bé dưới một tuổi thường được bổ sung thông qua các thực phẩm hàng ngày là đủ, ví dụ trong sữa, trái cây... Bên cạnh đó, cha mẹ cũng không nên thêm đường trắng hoặc glucose vào nước trắng của bé. 4. Các loại hạt Nhiều trường hợp trẻ bị hóc hạt không được cấp cứu kịp thời dẫn đến hậu quả tắc nghẽn đường thở Mặc dù các loại hạt chứa nhiều dưỡng chất cần thiết cho cơ thể nhưng đối với các bé dưới 1 tuổi, mẹ không nên cho trẻ ăn các loại hạt như: hạt dẻ, hạt mắc ca, hạt hạnh nhân, đậu phộng... Nguyên nhân chính là do kích cỡ các loại hạt đa số đều nhỏ và cứng nên rất dễ khiến bé bị hóc, nghẹn. Đã có nhiều trường hợp trẻ bị hóc hạt không được cấp cứu kịp thời dẫn đến hậu quả tắc nghẽn đường thở. Bên cạnh đó, tỉ lệ dị ứng của trẻ em dưới 1 tuổi với các loại hạt là vô cùng cao. Vì vậy, tốt nhất mẹ hãy đợi các bé lớn thêm chút nữa thì mới cho trẻ ăn các loại hạt nha. 5. Patê gan động vật Vi khuẩn listeria có thể đang ẩn nấp trong loại thực phẩm này và rất dễ làm bé bị ngộ độc. Hàm lượng vitamin A quá cao trong patê gan rõ ràng cũng không tốt cho sự phát triển của bé. 6. Sữa nguyên chất Trong 6 tháng đầu đời, nên cho con bú hoàn toàn bằng sữa mẹ. Sau 6 tháng, mẹ có thể bổ sung cho con thêm các loại sữa công thức. Mẹ tuyệt đối không cho trẻ sử dụng sữa nguyên chất. Bởi vì, hệ tiêu hóa non nớt của các em bé sẽ không thể dung nạp được hết lượng dinh dưỡng vượt ngưỡng này và dễ gây ra tình trạng chảy máu đường ruột, hại thận, rối loạn các chức năng tiêu hóa.