Con bỏng điện, mẹ xót xa nhìn chân hoại tử, bác sĩ liền cảnh báo dấu hiệu nhập viện gấp

Thảo luận trong 'Chuyện trò' bắt đầu bởi Bacsi_hongphuc.cao, 2/6/19.

  1. Con bỏng điện, mẹ xót xa nhìn chân hoại tử, bác sĩ liền cảnh báo dấu hiệu nhập viện gấp

    Con bỏng điện, mẹ xót xa nhìn chân hoại tử, bác sĩ liền cảnh báo dấu...

    LIÊN HỆ (242 Đọc / 0 Thích / 0 Bình luận)
    1. Thông tin chủ đề
    2. Tỉnh/TP: Toàn quốc
    3. Tình trạng hàng: N/A
    4. Nhu cầu: N/A
    1. Thông tin người đăng
    2. Tài khoản: Bacsi_hongphuc.cao
    3. Ngày đăng: 2/6/19 lúc 08:38
    4. Số điện thoại:
  2. G

  3. FastEhome.com- Đăng kí mở Shop bán hàng miễn phí no-spam Với bỏng điện, chần chừ đi viện, tưởng an toàn, là sự chủ quan chết người nhất cần tránh.
    Đau xót khi chân con hoại tử dần
    Gia đình chị Hoàng Thị Thùy D. (38 tuổi) ở Bắc Ninh vô cùng đau xót khi nhìn con cứ hư hỏng chân dần mà không thể làm gì khác. Một tai nạn ập đến mà cho đến nay chị vẫn chưa hết bàng hoàng.

    Cháu Đỗ Văn T. (15 tuổi) con trai lớn của chị bị bỏng điện. Hôm đó, gia đình chị chuyển nhà. Mọi thứ đồ đạc vẫn còn ngổn ngang. Chị đã cẩn thận dặn cháu, nhà mình vẫn còn nhiều đồ lắm, đi lại con phải cẩn thận. Dặn là thế, nhưng cháu T. cứ lăng quăng chỗ này chỗ khác. Bất ngờ, cháu dẫm nhầm lên đầu dây điện đang đấu dở. Cháu bị giật tung người. May thay cháu không bị hôn mê hay có biểu hiện cấp tính khác.

    Sau tai nạn đó, cháu kêu tê hết cả chân. Nghĩ là điện giật thì tê chân là bình thường, chị đã không để ý. Sau đó một vài ngày, cháu nói là nhức hết cả chân. Chị kiểm tra chỗ đầu ngón chân cháu thì có một đốm đen bằng nửa đầu đũa. Chị băn khoăn quá, cho cháu đi khám tại bệnh viện tỉnh. Các bác sỹ tại đó không nói gì, điều chuyển ngay cháu xuống Bệnh viện Bỏng Quốc gia. Chị bắt đầu có cảm giác bất an.

    Khi xuống bệnh viện bỏng, các bác sỹ khám xét rất kỹ và kết luận cháu bị bỏng điện mức độ nặng. Điều sợ hãi ở chỗ, các bác sỹ nói rằng chân của cháu bé có thể bị hỏng. Chị sốc và dường như không tin vào tai mình nữa. Nhìn chân cháu vẫn trắng trẻo thế kia sao bác sỹ bảo hỏng chân. Cháu chỉ có 1 đốm đen nhỏ ở ngón chân thôi mà.

    Chị không tin và cho cháu về chữa theo thuốc nam. Sau đó cỡ khoảng 10 ngày thì tình hình vô cùng tệ hại. Chân cháu cứ tóp dần, xỉn dần, thịt thối bắt đầu bốc mùi dần. Quay lại bệnh viện bỏng, các bác sỹ bảo không thể cứu vãn nổi. Chân sẽ hỏng và có lẽ phải cắt cụt một đoạn. Nhìn con ngồi đó, chân con sẽ hỏng mà mẹ xót xa.

    Tưởng không sao là đặc trưng của bỏng điện

    Bỏng điện là một loại bỏng vô cùng kỳ lạ. Ngoại trừ các trường hợp bất tỉnh nhân sự, hôn mê hoặc tử vong do điện giật thì bỏng điện là 1 trong các căn bệnh đáng ghét nhất trong các sự cố về điện. Người bệnh cứ chơi bời, khỏe mạnh không sao. Tại vị trí tiếp xúc chỉ có một vết xám đen nhỏ, nơi dòng điện đi vào. Nhưng sau đó thì chân hoặc tay bị hỏng dần. Thịt bị thối dần theo đúng nghĩa. Bệnh nặng dần. Và người bệnh có nguy cơ phải cắt cụt chi thể.

    Lý do: Dòng điện đi vào bên trong cơ thể, dẫn truyền rất mạnh theo mạch máu. Chúng làm đông đặc mạch máu, chết cơ thể từ bên trong ra bên ngoài. Nhìn bề mặt ngoài, da dẻ ban đầu vẫn hồng hào khỏe mạnh. Đó là bởi vì chúng còn sống sót nhờ vào chất dự trữ và các mạch máu phụ nuôi dưỡng. Nhưng sau đó, mạch máu chính bị chết hẳn, mạch máu phụ bị tổn thương, thịt bắt đầu hư hỏng. Chân tay bị rụng từng phần theo đúng nghĩa.

    Điều nguy hiểm với trẻ em là các mạch máu rất nhỏ. Chúng nhỏ đến mức có thể bị tổn thương toàn phần bởi dòng điện, không thể hồi phục được. Vì thế, bệnh sẽ tiến triển nặng nhất.

    Việc cần thiết nhất đó là ngay khi bỏng điện, phải tìm cho bằng được đốm đen xem có hay không. Nếu không có thì em bé có thể không sao. Nhưng nếu có 1 đốm đen, dù rất nhỏ như 1 nửa hạt đỗ xanh, bạn phải đưa em bé đi bệnh viện ngay lập tức để cứu vớt vát phần chi thể còn lành. Tại đó, các bác sỹ sẽ tìm cách nâng đỡ cơ thể và dùng các thuốc thông mạch. Đừng nghĩ là chỉ bất tỉnh nhân sự mới cần đi bệnh viện.

    Với bỏng điện, chần chừ đi viện, tưởng an toàn, là sự chủ quan chết người nhất cần tránh.

    BS. Yên Lâm Phúc – Giảng viên Học viện Quân y
     

    Bình Luận Bằng Facebook

Chia sẻ trang này