FastEhome.com- Đăng kí mở Shop bán hàng miễn phí Thuốc lá không tốt cho sức khoẻ, đương nhiên, nhưng chính xác là thuốc lá gây hại như thế nào? Và chúng ta có thể hồi phục bao nhiêu % nếu qua một thời gian dài bị tổn thương bởi thuốc lá? Để trả lời cho 2 câu hỏi trên, mời các bạn theo dõi bài nghiên cứu sau đây! Một núi tác hại! Với mỗi hơi thuốc lá hít vào, khói thuốc chứa hơn 5.000 hoá chất tác động lên các mô của cơ thể. Đầu tiên là hắc ín bắt đầu bao phủ răng và nướu, phá huỷ men răng, gây sâu răng. Theo thời gian, khói thuốc cũng phá huỷ những mút thần kinh trong mũi, gây mất khứu giác. Đối với khí quản và phổi, khói thuốc phá huỷ của các mao - có cấu trúc lông nhỏ với nhiệm vụ lọc sạch không khí - gia tăng tỷ lệ mắc các bệnh đường hô hấp như viêm cuống phổi và khí phế thũng. Tiếp đến, khói thuốc lấp đầy những túi khí phổi, Carbon Monoxide trong khói thuốc trói buộc các Hemoglobin trong máu và chiếm chỗ của Oxy, từ đó khiến phổi không thể thực hiện chức năng trao đổi Oxy gây khó thở. Bên cạnh đó, thuốc lá còn chứa Nicotine, trong vòng 10 giây, dòng máu mang Nicotine lên não, kích thích giải phóng Dopamine và Endorphins sinh ra cảm giác hưng phấn và gây nghiện. Bên cạnh đó Nicotine và một số hoá chất khác trong thuốc lá phá huỷ lớp màng trong mỏng manh của mạch máu, hạn chế sự lưu thông của máu. Những tác động tiêu cực lên mạch máu dẫn tới sự co hẹp thành mạch máu và gia tăng tính kết dính của tiểu cầu, làm tăng nguy cơ hình thành máu đông, nguyên nhân của đau tim và đột quỵ. Chưa hết đâu, nhiều hoá chất trong thuốc lá có thể gây đột biến DNA, tăng tỉ lệ mắc bệnh ung thư, những thành phần khác như Asen và Niken có thể phá vỡ quá trình sửa chữa DNA, vì thế gây tổn hại đến khả năng chống chọi ung thư của cơ thể. Thực tế là, cứ ba ca chết vì ung thư ở Mỹ thì một ca có nguyên nhân từ hút thuốc lá. Và không chỉ có ung thư phổi. Hút thuốc có thể gây ung thư lên các mô và cơ quan khác như giảm thị giác và làm yếu xương. Nó còn khiến phụ nữ khó có thai và gây rối loạn cương dương ở nam giới. Cơ thể sẽ ra sao nếu bỏ thuốc lá? Với những ai từ bỏ hút thuốc kịp thời trước khi mắc các bệnh nan y, bạn sẽ có tỉ lệ hồi phục khá cao. Chỉ trong vòng 20 phút sau điếu thuốc cuối cùng, nhịp tim và áp lực máu trở lại bình thường. Sau 12 giờ, lượng Carbon Monoxide được điều hòa và giữ mức ổn định, khả năng vận chuyển oxy trong máu tăng lên. Sau đó 1 ngày, nguy cơ bị đau tim dần giảm xuống cũng như áp lực máu và nhịp tim bắt đầu ổn định. Hai ngày sau, những mút thần kinh khứu giác và vị giác bắt đầu phục hồi. Phổi trở nên khoẻ mạnh hơn sau khoảng một tháng, những cơn ho và chứng khó thở cũng giảm. Các mao dạng lông mỏng manh trong phổi và khí quản từ từ phục hồi trong vài tuần và khôi phục hẳn sau 9 tháng, tỷ lệ mắc bệnh phổi giảm mạnh. Sau một năm từ bỏ thuốc lá, nguy cơ về bệnh tim mạch giảm một nửa vì chức năng của các mạch máu được phục hồi. Trong năm năm, nguy cơ máu đông giảm, nguy cơ đột quỵ cũng giảm theo. Sau 10 năm, tỷ lệ mắc bệnh ung thư phổi giảm xuống 50% vì khả năng sửa chữa DNA của cơ thể đã phục hồi lại. Trong vòng 15 năm, tỷ lệ bệnh tim mạch ngang với người không hút thuốc. Thật tuyệt phải không nào! Bỏ thuốc lá có thể dẫn tới lo âu và phiền não vì thiếu Nicotine nhưng đó chỉ là tạm thời. Hãy nghĩ đến tương lai để có động lực, bên cạnh đó, nhờ sự phát triển của các công cụ hỗ trợ, việc cai thuốc lá trở nên dễ dàng hơn. Liệu pháp trị liệu thay thế Nicotine bằng kẹo gum, kẹo ngậm, thuốc xịt có thể giúp cai thuốc lá. Những bài tập thể dục cường độ trung bình cũng hỗ trợ việc cai thuốc. Vậy thì còn chờ gì nữa mà không đối xử với cơ thể tốt hơn bằng việc giảm và ngưng hút thuốc từ hôm nay. Nếu các bác có bí quyết cai thuốc nào “xịn” thì chia sẻ phía dưới nha!