Có tháng 3 tồi tệ nhất 10 năm, tài sản của Pyn Elite Fund giảm gần 100 triệu EUR

Thảo luận trong 'TIN TỨC QBKD' bắt đầu bởi VietNambiz - Thị trường, 9/4/20.

  1. Có tháng 3 tồi tệ nhất 10 năm, tài sản của Pyn Elite Fund giảm gần 100 triệu EUR

    Có tháng 3 tồi tệ nhất 10 năm, tài sản của Pyn Elite Fund giảm gần 100...

    LIÊN HỆ (209 Đọc / 0 Thích / 0 Bình luận)
    1. Thông tin chủ đề
    2. Tỉnh/TP: Toàn quốc
    3. Tình trạng hàng: N/A
    4. Nhu cầu: N/A
    1. Thông tin người đăng
    2. Tài khoản: VietNambiz - Thị trường
    3. Ngày đăng: 9/4/20 lúc 07:24
    4. Số điện thoại:
  2. G

  3. FastEhome.com- Đăng kí mở Shop bán hàng miễn phí no-spam Dù chứng kiến NAV trên mỗi đơn vị đầu tư sụt giảm gần 27% trong tháng 3, Pyn Elite Fund cho rằng thị trường đang cho cơ hội để tìm kiếm những khoản đầu tư hấp dẫn.


    Pyn Elite Fund trải qua tháng 3 tồi tệ nhất hơn 10 năm


    Pyn Elite Fund vừa công bố kết quả đầu tư tháng 3/2020 với tỉ suất lợi nhuận đầu tư âm 26,78%, mức hiệu suất thấp kỉ lục trong hơn 10 năm trở lại đây. Đây cũng tháng thứ 6 liên tiếp quĩ đầu tư đến từ Phần Lan ghi nhận hiệu suất âm.

    Tính từ đầu năm 2020, giá trị tài sản ròng trên mỗi chứng chỉ của quĩ đã giảm tới 29,46% sau 3 tháng thua lỗ liên tiếp. Theo đó, Pyn Elite Fund cũng chứng kiến kết quả quí I tồi tệ nhất kể từ năm 2011.

    [​IMG]

    Pyn Elite Fund chứng kiến kết quả đầu tư tháng 3 tệ nhất trong hơn 10 năm trở lại đây. Nguồn: Báo hàng tháng của Pyn Elite Fund.


    Theo Pyn Elite Fund, giới đầu tư toàn cầu vừa phải trải qua tháng 3 tồi tệ với sự sụp đổ của giá dầu, trong khi thị trường chứng khoán phải đối mặt với hoảng loạn và bán tháo với biên độ biến động lớn chưa từng thấy.

    Chỉ số S&P 500 trên thị trường chứng khoán Mỹ giảm 20% trong vòng một năm trở lại đây, tính riêng trong tháng 3 chỉ số này cũng mất tới 13%. Chỉ số chứng khoán ở các nước châu Á như Nhật Bản, Hàn Quốc hay Hong Kong cũng chịu thiệt hại tương tự kể từ khi bùng phát dịch COVID-19.

    Tại Việt Nam, VN-Index lao dốc 31% từ đầu năm 2020, trong khi riêng trong tháng 3 đã giảm tới 25%. Thị trường Việt Nam cũng chứng kiến dòng tiền khối ngoại rút ròng mạnh nhất trong lịch sử với giá trị rút khoảng 340 triệu USD.

    Về những ảnh hưởng của dịch COVID-19, Pyn Elite Fund cho rằng, làn sóng bán tháo trên thị trường chứng khoán Việt Nam đã giáng một đòn mạnh vào các ngành kinh doanh dễ bị tổn thương nhất, dẫn tới việc giá cổ phiếu giảm sâu. Tuy nhiên, điều đó cũng tạo cơ hội để tìm kiếm những khoản đầu tư hấp dẫn.

    Theo Pyn Elite Fund, Việt Nam đang là một trong những quốc gia thành công trong công tác phòng chống dịch COVID-19, theo đó tình hinh dịch bệnh vẫn đang được kiểm soát tốt.

    So với các nước cùng khu vực như Thái Lan, Malaysia, Indonesia hay Philippines đã vượt quá 2.000 ca nhiểm; số ca mắc bệnh tại Việt Nam hiện chỉ ở mức 251 ca, trong đó 126 trường hợp đã khỏi bệnh/ra viện (tương đương 50%) và chưa có ca tử vong.

    Với tín hiệu tích cực trên, thị trường chứng khoán Việt Nam sẽ sớm cân bằng và tăng trưởng sau khi tình hình dịch bệnh dần trở nên ổn định. Trước đó, ông Petri Deryng, nhà sáng lập và quản lí Pyn Elite Fund cũng đánh giá thị trường chứng khoán Việt Nam hiện đã trở nên quá rẻ sau nhịp giảm 43% trong hai năm qua.

    "Tôi không thể ước tính liệu VN-Index có giảm thêm 10% đến 15% so với mức mức 690 điểm hiện tại, nhưng thị trường hiện cung cấp các điều kiện thuận lợi để thực hiện việc dịch chuyển cổ phiếu và phân bổ lại danh mục đầu tư", ông Petri cho biết.

    Tài sản của Pyn Elite Fund giảm 96 triệu EUR trong tháng 3


    Tính đến ngày 31/3, giá trị tài sản dưới quyền quản lí của Pyn Elite Fund ở mức 299 triệu EUR. So với giá trị 395 triệu EUR, tản sản quản lí của quĩ giảm 96 triệu EUR, tương ứng mức giảm 2.500 tỉ đồng.

    Trong cơ cấu danh mục của Pyn Elite Fund, tiền mặt chiếm tỉ trọng 9%, tương đương giá trị khoảng 690 tỉ đồng; trong khi quĩ phân bố 91% vào cổ phiếu. So với thời điểm cuối tháng 2, giá trị tiền mặt không thay đổi nhiều (tiền mặt cuối tháng 2 đạt 709 tỉ đồng), tuy nhiên tỉ trọng tăng thêm 2% do giá trị cổ phiếu sụt giảm.

    Như vậy, trái với động thái "All in" như đã công bố, Pyn Elite Fund vẫn duy trì lượng lớn tiền mặt, nguồn tiền chủ yếu thu được sau khi thoái bớt vốn khỏi các cổ phiếu bất động sản như HUT, VNE, CII.

    Danh mục các khoản đầu tư lớn của Pyn Elite cũng chứng kiến sự thay đối đáng kể. Từ khẩu vị ban đầu tập trung vào các công ty bất động sản, quĩ đang dịch chuyển mạnh sang nhóm ngân hàng, cùng với đó là các doanh nghiệp trong lĩnh vực hàng không.

    [​IMG]

    Top12 khoản đầu tư lớn nhất của Pyn Elite Fund tại ngày 31/3. Nguồn: Pyn Elite Fund.


    Theo đó, top12 khoản đầu tư lớn nhất trong tháng 3 xuất hiện thêm hai cổ phiếu hàng không là ACV của Airports of Vietnam và SCS của Dịch vụ Hàng hóa Sài Gòn với tỉ trọng lần lượt 3,8% và 3,1%.

    Trong tháng trước, quĩ cũng đẩy mạnh giải ngân vào cổ phiếu ACV của Cảng hàng không Việt Nam, tuy nhiên cổ phiếu này đã rơi khỏi top12 trong tháng này, nhiều khả năng do giá rơi mạnh.

    Trong khi đó, các cổ phiếu ngân hàng mặc dù giảm tỉ trọng nhưng vẫn chiếm giá trị lớn nhất trong danh mục với tổng tỉ trọng 3 cổ phiếu TPB, CTG và HDB đạt 26,42%.

    Xét về mặt tương đối, mức độ giảm tỉ trọng của các mã này thấp hơn nhiều so với độ giảm giá trên thị trường, cho thấy Pyn Elite Fund vẫn tiếp tục giải ngân vào nhóm ngân hàng trong tháng vừa qua.

    Theo quan điểm của Pyn Elite Fund, cổ phiếu ngân hàng đã bị bán tháo do lo ngại về tố độ tăng trưởng chậm hơn cũng như các khoản nợ xấu sau dịch COVID-19, tuy nhiên mối lo ngại này là quá mức.

    Trong những năm qua, Ngân hàng Nhà nước kiểm soát chặt chẽ hạn ngạch tăng trưởng tín dụng và chủ động can thiệp vào những ngân hàng cho vay các lĩnh vực có rủi ro cao như bất động sản và tài chính tiêu dùng.

    Số liệu của Pyn Elite Fund cho thấy, các doanh nghiệp Việt Nam cũng sử dụng ít đòn bẩy hơn so với doanh nghiệp Mỹ hay châu Âu. Theo thông kê, 50 công ty hàng đầu của Việt Nam có tỉ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu ở mức 32%, trong khi các công ty nhỏ khó có thể tiếp cận các khoản vay lớn hoặc không có tài sản thế chấp.

    Mặc khác, thị trường vốn Việt Nam chỉ mở cửa một phần đối với nhà đầu tư quốc tế, vì vậy rất ít công ty niêm yết của Việt Nam có thể phát hành trái phiếu bằng đồng ngoại tệ, điều này cũng giúp hạn chế rủi ro từ các cú sốc bên ngoài.
     

    Bình Luận Bằng Facebook

Chia sẻ trang này