Cổ phiếu “vua” chờ “nổi sóng” nửa cuối năm

Thảo luận trong 'TIN TỨC QBKD' bắt đầu bởi Tin Nhanh Chứng Khoán |, 23/7/19.

  1. Cổ phiếu “vua” chờ “nổi sóng” nửa cuối năm

    Cổ phiếu “vua” chờ “nổi sóng” nửa cuối năm

    LIÊN HỆ (267 Đọc / 0 Thích / 0 Bình luận)
    1. Thông tin chủ đề
    2. Tỉnh/TP: Toàn quốc
    3. Tình trạng hàng: N/A
    4. Nhu cầu: N/A
    1. Thông tin người đăng
    2. Tài khoản: Tin Nhanh Chứng Khoán |
    3. Ngày đăng: 23/7/19 lúc 07:43
    4. Số điện thoại:
  2. G

  3. FastEhome.com- Đăng kí mở Shop bán hàng miễn phí no-spam [​IMG]

    Cổ phiếu ngân hàng đang phân hóa

    Kể từ đầu năm đến nay, cổ phiếu VCB của Vietcombank đã tăng hơn 47% lên 79.000 đồng/CP (giá chốt phiên 19/7). Cùng tăng ấn tượng là cổ phiếu EIB của Eximbank với mức tăng gần 31%. Không cao như VCB và EIB, nhưng cổ phiếu TPB của TPBank, MBB của MBBank cũng tăng lần lượt 14% và 20%.

    Trong khi đó, cổ phiếu TCB của VietinBank đã giảm hơn 17% về 21.200 đồng/CP khi đóng cửa phiên 17/9. Tương tự, cổ phiếu HDB của HDBank giảm hơn 6% về 26.400 đồng/CP (thị giá của các cổ phiếu đã được điều chỉnh - PV).

    Thị giá cổ phiếu đang cho thấy sự phân hóa rõ nét, trong khi đa phần các ngân hàng đều ghi nhận kết quả kinh doanh khả quan trong nửa đầu năm nay.

    Ðơn cử, 6 tháng đầu năm 2019, Vietcombank đạt 11.280 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế, tăng 40,7% so với cùng kỳ 2018 và hoàn thành 55% kế hoạch cả năm. TPBank cho biết, lãi trước thuế 6 tháng qua ước đạt 1.620 tỷ đồng, tăng 58% so với cùng kỳ.

    Tại HDBank, ngân hàng vừa hé lộ lợi nhuận trước thuế nửa đầu năm dự kiến vượt 2.200 tỷ đồng, các chỉ số ROA (tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản) và ROE (tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu) đạt lần lượt 1,7% và 20% - thuộc nhóm cao so với toàn ngành , NIM (biên lãi ròng) hợp nhất tăng lên 4,4% - cao nhất trong số các ngân hàng vừa công bố kết quả kinh doanh. Tổng dư nợ đạt hơn 144.000 tỷ đồng, tỷ lệ nợ xấu của Ngân hàng mẹ tiếp tục được kiểm soát ở mức 1%.

    Với Eximbank, thị giá cổ phiếu EIB tăng mạnh trong bối cảnh ngân hàng này đang gặp "sóng gió" về nhân sự cấp cao khi có sự tranh giành quyền lực giữa các nhóm cổ đông lớn và đến nay vẫn chưa tổ chức được Ðại hội đồng cổ đông, chưa công bố kết quả kinh doanh quý II/2019.

    Chờ "nổi sóng" trong nửa cuối năm

    Ðánh giá về triển vọng nhóm cổ phiếu ngân hàng từ nay đến cuối năm, một chuyên gia lĩnh vực tài chính - ngân hàng cho rằng, cổ phiếu ngân hàng đã điều chỉnh khá mạnh thời gian qua, nên đây là cơ hội để đầu tư đón đầu, bởi 2 quý cuối năm là mùa kinh doanh cao điểm của ngành ngân hàng và lợi nhuận thường tăng mạnh trong thời gian này, nên cổ phiếu "vua" khả năng sẽ "nổi sóng".

    Ở một góc nhìn khác, TS. Ðinh Thế Hiển, chuyên gia ngân hàng nhìn nhận, bức tranh ngành ngân hàng sẽ tiếp tục phân hóa mạnh, đặc biệt là trước áp lực áp chuẩn quốc tế Basel II, cũng như xử lý nợ xấu, bởi sự thành công phụ thuộc vào chính "sức khỏe" của từng ngân hàng.

    Thực tế, từ đầu năm đến nay, chỉ một số mã như VCB, MBB, ACB... ghi nhận diễn biến tích cực và được giới phân tích đánh giá cao do thị giá đang gần với định giá hợp lý. Ðây cũng là những ngân hàng phát triển tốt hoạt động cho vay bán lẻ và các hoạt động thu nhập ngoài lãi, có vị thế để giảm ảnh hưởng từ việc chi phí vốn tăng và hạn mức tăng trưởng tín dụng thấp, có chất lượng tài sản tốt để hạn chế rủi ro khi nợ xấu tăng.

    Báo cáo phân tích về chiến lược đầu tư vừa được CTCK VNDirect đưa ra nhận định, hoạt động ngành ngân hàng tiếp tục ổn định trong bối cảnh duy trì thắt chặt tiền tệ. Triển vọng 6 tháng cuối năm 2019, NIM chỉ tăng nhẹ ở một số ngân hàng; lợi suất tài sản được cải thiện nhờ cho vay bán lẻ tăng nhanh. Tuy vậy, theo VNDirect, lãi suất tiền gửi chịu áp lực tăng do cạnh tranh thu hút khách hàng gửi tiền gay gắt hơn, cũng như ảnh hưởng của chiến tranh thương mại Mỹ - Trung Quốc.

    Ðáng chú ý, VNDirect thông tin, các khoản nợ xấu (NPLs) đang gia tăng ở nhiều ngân hàng cổ phần, với tỷ lệ nợ xấu toàn hệ thống đã tăng lên 2% tính đến cuối quý I/2019, từ mức 1,9% vào cuối năm 2018. Cụ thể, tỷ lệ nợ xấu sẽ cao nhất tại các ngân hàng đẩy mạnh hoạt động cho vay bán lẻ, đặc biệt là tài chính tiêu dùng.


    Hiện tại, có tổng cộng 17 ngân hàng đang giao dịch cổ phiếu trên sàn chứng khoán. Trong đó, 10 cổ phiếu niêm yết trên Sở GDCK TP.HCM (HOSE), gồm BID, CTG, EIB, HDB, MBB, STB, TCB, TPB, VCB và VPB; 3 cổ phiếu niêm yết trên Sở GDCK Hà Nội (HNX) là ACB, NVB và SHB; 4 cổ phiếu đăng ký giao dịch trên sàn UPCoM là BAB, KLB, LPB và VIB.


    Vân Linh
     

    Bình Luận Bằng Facebook

Chia sẻ trang này