Cổ phiếu ngân hàng tuần qua: Thanh khoản nhiều cổ phiếu vốn hóa nhỏ tăng vọt

Thảo luận trong 'TIN TỨC QBKD' bắt đầu bởi VietNambiz - Thị trường, 31/5/20.

  1. Cổ phiếu ngân hàng tuần qua: Thanh khoản nhiều cổ phiếu vốn hóa nhỏ tăng vọt

    Cổ phiếu ngân hàng tuần qua: Thanh khoản nhiều cổ phiếu vốn hóa nhỏ...

    LIÊN HỆ (293 Đọc / 0 Thích / 0 Bình luận)
    1. Thông tin chủ đề
    2. Tỉnh/TP: Toàn quốc
    3. Tình trạng hàng: N/A
    4. Nhu cầu: N/A
    1. Thông tin người đăng
    2. Tài khoản: VietNambiz - Thị trường
    3. Ngày đăng: 31/5/20 lúc 23:42
    4. Số điện thoại:
  2. G

  3. FastEhome.com- Đăng kí mở Shop bán hàng miễn phí no-spam [​IMG]

    Ảnh minh họa. (Nguồn: Kienlongbank).

    SHB dẫn đầu tăng giá


    Tính chung trong 5 ngày giao dịch tuần qua (25/5 - 29/5), có 10/18 cổ phiếu ngân hàng niêm yết và giao dịch trên UpCom tăng giá. Trong đó, SHB là mã tăng mạnh nhất ngành (tăng 6,1%). Thị giá SHB bắt đầu hồi phục sau khi liên tục giảm sâu trong hai tuần giao dịch trước đó với tổng mức giảm gần 22,4%.

    Ngoài SHB, một số cổ phiếu ngân hàng khác cũng ghi nhận mức tăng giá tốt trong tuần qua như VCB tăng 5,2%, VIB tăng 4,5%, LPB tăng 3,9%,...

    Ở chiều ngược lại, có 8 cổ phiếu ngân hàng giảm giá trong tuần qua với KLB giảm mạnh nhất (14,9%).

    Bên cạnh KLB, 7 mã khác ghi nhận xu hướng giảm giá trong tuần qua bao gồm: VPB (giảm 3,3%); TPB và TCB (cùng giảm 1,7%), VBB (giảm 1,4%), CTG (giảm 1,3%), BAB (giảm 0,5%), MBB (giảm 0,3%).

    [​IMG]

    Biến động giá 18 mã cổ phiếu ngân hàng trong tuần 25/5 - 29/5. (Nguồn: QT tổng hợp)


    Vốn hóa toàn ngành tăng hơn 17.300 tỉ đồng

    Kết thúc tuần giao dịch vừa qua, giá trị vốn hóa của 18 ngân hàng niêm yết và giao dịch trên UpCom dừng ở hơn 920.500 tỉ đồng, tăng 17.360 tỉ đồng so với mức đóng cửa tuần trước (ngày 22/5), tương ứng tăng 1,9%.

    Tuần qua, vốn hóa Vietcombank tăng gần 15.600 tỉ đồng và động lực tăng chính của toàn ngành. Ngoài ra, vốn hóa BIDV cũng tăng thêm hơn 3.200 tỉ đồng, vốn hóa SHB tăng 1.160 tỉ đồng...

    Đóng cửa ngày 29/5, Vietcombank, BIDV và VietinBank tiếp tục là ba ngân hàng có vốn hóa lớn nhất thị trường, lần lượt ở mức 315.996 tỉ đồng, 161.283 tỉ đồng và 83.777 tỉ đồng. Tổng vốn hóa thị trường của ba ngân hàng gốc quốc doanh này đạt hơn 561.000 tỉ đồng, chiếm gần 61% vốn hóa toàn ngành.

    [​IMG]

    Vốn hóa 18 ngân hàng tại ngày 29/5 (Nguồn: QT tổng hợp)

    Hơn 315 triệu cổ phiếu ngân hàng được giao dịch trong tuần qua


    Xét về thanh khoản, trong tuần qua có tổng cộng gần 315,4 triệu cổ phiếu ngân hàng được trao tay giữa các nhà đầu tư, tương ứng với giá trị giao dịch đạt gần 5.871 tỉ đồng; giảm hơn 14% về khối lượng và giảm gần 11% về giá trị so với tuần trước.

    Trong đó, STB tiếp tục là cổ phiếu có khối lượng giao dịch lớn nhất ngành với hơn 57,8 triệu đơn vị, tương ứng giá trị giao dịch đạt gần 597 tỉ đồng.

    Xếp tiếp sau STB về thanh khoản lần lượt là SHB (50,1 triệu cp), MBB (gần 34,1 triệu cp), VPB (gần 33,6 triệu cp), CTG (gần 31,4 triệu cp)...

    Ở chiều ngược lại, BAB, VBB và KLB là ba cổ phiếu có khối lượng giao dịch thấp nhất ngành lần lượt ở mức 2,1 triệu cp, 77.700 cp và hơn 17.000 cp.

    [​IMG]

    Khối lượng giao dịch 18 cổ phiếu ngân hàng trong tuần giao dịch 25/5 - 29/5 (Nguồn: QT tổng hợp)

    Thanh khoản nhiều cổ phiếu vốn hóa nhỏ tăng vọt


    Trong tuần qua, chỉ có 7/18 cổ phiếu ngân hàng có khối lượng giao dịch tăng. Trong đó, thanh khoản KLB tăng mạnh nhất với hơn 17.000 cp được trao tay, cao hơn rất nhiều so với vỏn vẹn 10 cp được giao dịch trong tuần trước.

    Bên cạnh KLB, thanh khoản của nhiều cổ phiếu vốn hóa nhỏ cũng tăng vọt trong tuần qua như BAB (2,1 triệu cp, gấp 163 lần tuần trước), VBB (hơn 77.700 cp, gấp 27 lần tuần trước đó), TPB (hơn 7 triệu cp, gấp 6,4 lần tuần trước).

    Ngược lại, có tới 11/18 cổ phiếu ngân hàng sụt giảm thanh khoản. Trong đó, khối lượng giao dịch của TCB giảm mạnh nhất (hơn 37%). Cùng với TCB thì STB, CTG và EIB là những cổ phiếu có thanh khoản giảm hơn 20% trong tuần.

    [​IMG]

    Thay đổi khối lượng giao dịch cổ phiếu ngân hàng trong tuần qua, đvt: cổ phiếu. (Nguồn: QT tổng hợp)


    Hơn 10 triệu cp EIB được giao dịch thỏa thuận trong tuần

    Xét về phương thức giao dịch, tuần qua có hơn 278,7 triệu cổ phiếu ngân hàng được giao dịch theo phương thức khớp lệnh trên sàn, tương ứng với giá trị giao dịch đạt gần 5.134 tỉ đồng, chiếm gần 88% về khối lượng và 87% về giá trị.

    Gần 36,7 triệu cp còn lại được giao dịch theo hình thức thỏa thuận với giá trị đạt gần 737 tỉ đồng. Trong đó, EIB tiếp tục là mã có khối lượng giao dịch thỏa thuận lớn nhất ngành với hơn 10,3 triệu đơn vị được trao tay theo hình thức này.

    Bên cạnh EIB, giao dịch thỏa thuận cũng diễn ra "nhộn nhịp" tại nhiều cổ phiếu ngân hàng như TPB (hơn 6,4 triệu cp), SHB (hơn 5,6 triệu cp), VPB (hơn 5,2 triệu cp),...

    [​IMG]

    Khối lượng giao dịch cổ phiếu ngân hàng. (Nguồn: QT tổng hợp)

    Sự kiện ngân hàng nổi bật tuần qua


    NHNN liên tục bơm ròng tiền, lãi suất liên ngân hàng chạm vùng đáy 3 năm

    Tính đến ngày 28/5, lãi suất cho vay tiền đồng liên ngân hàng đã giảm xuống mức rất thấp. Trong đó, lãi suất liên ngân hàng kì hạn qua đêm đã xuống mức 0,28%/năm. Đây là vùng lãi suất thấp nhất trong vòng hơn 3 năm qua.

    NHNN muốn mở rộng phạm vi đối tượng được hỗ trợ theo Thông tư 01

    Để hỗ trợ doanh nghiệp, người dân vượt qua khó khăn trong thời kì hậu COVID-19, NHNN dự kiến mở rộng phạm vi đối tượng được cơ cấu nợ, miễn, giảm lãi suất, giữ nguyên nhóm nợ theo thông tư 01.

    Ngoài ra, NHNN cũng dự kiến cho phép các TCTD, chi nhánh ngân hàng không tính số lần cơ cấu lại thời hạn trả nợ theo qui định tại Thông tư 01 nhằm giảm áp lực nợ xấu và trích lập dự phòng.

    Hơn 1,14 triệu tỉ đồng dư nợ đã được miễn, giảm, hạ lãi suất

    Theo thông tin từ NHNN, tính đến 25/5, các tổ chức tín dụng đã cơ cấu lại thời hạn trả nợ cho hơn 223.000 khách hàng với dư nợ hơn 151.000 tỉ đồng; đã miễn, giảm, hạ lãi suất cho hơn 320.000 khách hàng với dư nợ trên 1,14 triệu tỉ đồng.

    Đồng thời, cho vay mới với lãi suất ưu đãi với doanh số lũy kế từ 23/1 đến nay đạt trên 767.000 tỉ đồng cho hơn 196.000 khách hàng, lãi suất thấp hơn phổ biến từ 0,5 – 2,5% so với trước dịch.

    VPBank lãi 5.100 tỉ đồng trong 5 tháng đầu năm, dự kiến bán tối đa 49% vốn tại FE Credit

    Chia sẻ tại ĐHCĐ thường niên 2020, lãnh đạo VPBank cho biết đến hết tháng 5, lợi nhuận của ngân hàng ước đạt 5.100 tỉ đồng, tương đương 50% kế hoạch cả năm. Dự kiến trong 6 tháng đầu năm, lợi nhuận ngân hàng đạt khoảng 6.000 tỉ đồng.

    Bên cạnh đó, ngân hàng đang đàm phán bán vốn tại FE Credit, mức bán tối đa là 49%. Sau khi bán vốn, lượng tiền thu được sẽ khiến vốn ngân hàng mẹ tăng lên và dự kiến sẽ mở rộng đầu tư ở hai phân khúc có tiềm năng hấp dẫn là SME và bán lẻ.
     

    Bình Luận Bằng Facebook

Chia sẻ trang này