FastEhome.com- Đăng kí mở Shop bán hàng miễn phí Nhiều cổ phiếu ngân hàng tăng giá nhanh trong thời gian qua, hình thành mặt bằng giá mới của nhóm này. Tuy nhiên, một số mã vẫn chưa tương xứng với các chỉ số chung, do nhiều yếu tố trong đó có việc chưa được cấp margin. Đây có thể là cơ hội cho nhà đầu tư. Cổ phiếu ngân hàng là nhóm tạo động lực, dẫn dắt đà tăng của thị trường chứng khoán Việt Nam kể cuối năm 2020. Sau đợt tăng giá dài từ hơn nửa năm nay, mặt bằng giá cổ phiếu của các ngân hàng đã liên tục tạo các mức mới, thị giá phần lớn đều gấp đôi. Chỉ tính từ đầu năm 2021, một số mã LPB, VIB, EIB, MSB… tăng 76-182%. Hiện nay, không còn ngân hàng có giá dưới 20.000 đồng/cp và cũng chỉ còn 8 nhà băng có cổ phiếu dưới giá 30.000 đồng/cp. Với diễn biến này, theo Chứng khoán BSC, P/B dự phóng toàn ngành ngân hàng đã đạt 1,8x theo tính toán của BSC, cao hơn mức sử dụng để định giá toàn ngành. CTCK cho rằng có thể nguyên nhân đến từ tốc độ tăng trưởng cao giúp ngành ngân hàng được nhà đầu tư chấp nhận mặt bằng giá cao hơn, các câu chuyện của từng nhà băng trong năm 2021 giúp đánh giá lại giá trị, và lãi suất vẫn tiếp tục ở mức thấp giúp mặt bằng định giá toàn thị trường (trong đó có ngành ngân hàng) cao hơn. Cùng quan điểm, IVS nhận định P/E, P/B toàn ngành vẫn còn hấp dẫn khi lần lượt thấp hơn 30% và 16% so với VN-Index. Mặt khác, tốc độ tăng của các cổ phiếu không đồng nhất. Do đó, trong số các cổ phiếu ngân hàng, một số mã có chỉ số trên thấp hơn nhiều so với mặt bằng chung, dù lợi nhuận và các chỉ tiêu tài chính liên tục tăng trưởng cao và bền vững. Khoảng cách giữa chỉ số P/B đang có sự chênh lệch lớn giữa nhóm đầu và nhóm cuối dù quy mô tài sản, vốn chủ sở hữu của một số ngân hàng ở mức tương đương. Đơn cử trong nhóm ngân hàng có vốn điều lệ tầm trung 10.000-15.000 tỷ đồng, tốc độ tăng giá cao của LPB, VIB bỏ xa nhóm còn lại đã đẩy P/B hai cổ phiếu ngân hàng này lên mức lần lượt 2,4 lần với LienVietPostBank và 4,25 với VIB, cao nhất ngành. Trong khi đó, theo dữ liệu của Bloomberg, trong số các ngân hàng đang niêm yết, chỉ còn 2 cổ phiếu ngân hàng niêm yết có P/B ở mức 2 lần là MSB và STB. Trong đó MSB là cổ phiếu có P/B thấp nhất, chỉ gần 1,9 lần theo giá đóng cửa phiên giao dịch ngày 3/6/2021, thấp hơn so với mức trung bình của toàn ngành là 2,65 lần dù thị giá cổ phiếu tăng hơn 53% từ đầu năm và hơn 74% từ mức đáy đầu tháng 2. Do vậy, tiềm năng tăng giá của MSB vẫn còn nhiều so với phần lớn các mã ngân hàng trên thị trường với P/B đã vượt 2 lần thậm chí là 3 lần như VPB, VCB, SSB, VIB. 5 tháng đầu năm, lợi nhuận trước thuế MSB đạt hơn 2.200 tỷ đồng, gấp hơn 4 lần so với cùng kỳ năm 2020, tăng trưởng cao nhất trong ngành, thực hiện 68% kế hoạch năm 2021. Lợi nhuận được đóng góp từ thu nhập lãi thuần gần 2.500 tỷ đồng và thu nhập ngoài lãi hơn 1.200 tỷ đồng, tăng 79% và 64% so với cùng kỳ năm trước. Chỉ số P/E, nếu tính theo EPS của 12 tháng gần nhất khoảng hơn 3.054 đồng (từ tháng 6/2020 đến 5/2021), chỉ ở mức chưa đến 10 lần, gần như thấp nhất trong số các ngân hàng đang niêm yết trên cả 3 sàn. Tổng tài sản đến 31/3/2021, ở mức 186.907 tỷ đồng, tăng 6% so với đầu năm, đứng thứ tư trong số các ngân hàng tầm trung. Năm trước, MSB tăng 66 bậc từ vị trí 484 lên 418, trên bảng xếp hạng các nhà băng có tổng tài sản lớn nhất châu Á của The Asian Bank, là một trong những nhà băng Việt Nam tăng hạng nhiều nhất và nổi bật nhất trong các ngân hàng tại Việt Nam. MSB cũng là một trong số ít ỏi ngân hàng Việt Nam được tổ chức xếp hạng tín nhiệm quốc tế Moody’s thăng hạng trong đợt đánh giá tháng 4/2021 vừa qua với đánh giá tiềm năng tăng trưởng tốt của ngân hàng cùng sự cải thiện chất lượng tài sản đáng kể trong năm 2020 đầy khó khăn. Biến động giá của một số cổ phiếu ngân hàng mới niêm yết Một trong những nguyên nhân khiến giá cổ phiếu MSB “chạy” chậm hơn các ngân hàng dù kết quả kinh doanh và tiềm năng tăng trưởng ấn tượng, là mã này chưa được đưa vào danh sách các cổ phiếu được vay ký quỹ (margin). Theo quy định, cổ phiếu cần niêm yết đủ 6 tháng trên HSX, các CTCK mới được phép cấp margin. Dự kiến trong tháng 6, MSB sẽ đáp ứng đủ điều kiện (phiên giao dịch đầu tiên cổ phiếu MSB trên sàn HSX là 23/12/2020), từ đó nhà đầu tư có thể sử dụng đòn bẩy với mã này. Điều này sẽ thúc đẩy khối lượng giao dịch và thị giá cổ phiếu MSB. Trong 2 tháng gần đây, thanh khoản bình quân mỗi phiên của MSB dao động 10-11 triệu cổ phiếu. Trước đó, mã này đã được lựa chọn thêm vào rổ VN Diamond trong đợt review tháng 4/2021, cùng VIB, EIB, MSB và LPB. Vừa qua, MSB đã được Đại hội đồng cổ đông thường niên thông qua phương án tăng vốn điều lệ thêm 30% từ việc chia cổ tức 2020 bằng cổ phiếu, kế hoạch này dự tính sẽ được thực hiện trong quý 3 – 4 năm nay. Sau khi thực hiện, ngân hàng sẽ nâng vốn điều lệ lên gần 15.300 tỷ đồng. Đồng nghĩa, một lượng cổ phiếu MSB mới sẽ được niêm yết trên sàn chứng khoán, qua đó tăng thanh khoản và tính đại chúng trên thị trường. Theo ước tính, khối lượng giao dịch mỗi phiên của MSB có thể lọt vào top 10 các ngân hàng hiện đang niêm yết trên cả 3 sàn chứng khoán. Bằng Lăng Theo Nhịp sống kinh tế Tiếp tục đọc...