FastEhome.com- Đăng kí mở Shop bán hàng miễn phí Trong những tháng đầu năm, cổ phiếu ngành ngân hàng vẫn tiếp tục là tâm điểm hút mạnh dòng tiền. Tuy nhiên, có rất nhiều ý kiến cho rằng cổ phiếu vua không còn rẻ nữa… Nhóm cổ phiếu ngân hàng chi phối chỉ số Trong tổng số 26 cổ phiếu ngân hàng đang giao dịch trên thị trường chứng khoán Việt Nam thì chỉ có 2 mã giảm giá trong tuần qua là NVB của Ngân hàng Quốc Dân và KLB của KienlongBank với mức giảm lần lượt 4,2% và 1,2%. Trong khi đó, PGB của PG Bank vẫn tăng đến 37,8% chỉ sau một tuần giao dịch. VBB của VietBank tăng 24%. LPB của LienViet Post Bank tăng 19,3%. Thông tin hỗ trợ cổ phiếu LPB là ông Nguyễn Đức Thụy – Phó Chủ tịch HĐQT ngân hàng này đăng ký mua 32,54 triệu cổ phiếu LPB, dự kiến nâng sở hữu từ 1,895% lên 4,92%, tương đương hơn 52,9 triệu cổ phiếu. Cổ phiếu MBB tăng giá mạnh lên 25,5% sau thông tin ngân hàng này được NHNN chấp thuận tăng vốn điều lệ 35% cho cổ đông và bán vốn cho nhà đầu tư ngoại… ACB của Ngân hàng Á Châu là cổ phiếu có mức tăng giá trong top 30 cổ phiếu vốn hóa lớn nhất thị trường với 16,5% sau khi Ngân hàng chốt ngày chia cổ tức cho cổ đông vào 11/6 tới đây. Từ mức tăng giá chóng mặt của nhóm cổ phiếu ngân hàng vốn hoá nhỏ và vừa đến vốn hoá lớn, cho thấy nhóm ngân hàng được giới đầu tư và dòng tiền tiếp tục ưu ái so với các nhóm cổ phiếu khác. Và cổ phiếu ngân hàng Việt Nam vẫn là một trong những nhóm cổ phiếu chi phối thị trường. Ông Nguyễn Hồng Diệp – Trưởng nhóm đầu tư MBS, cho biết một lý do khác để hỗ trợ cho các ngân hàng có định giá tốt là các yếu tố vĩ mô. Việt Nam vẫn giữ được nhịp tăng trưởng của mình, tiếp tục là điểm đến của nhiều nhà đầu tư nước ngoài. Mặc dù thị trường vốn đang phát triển nhưng ngân hàng vẫn là kênh truyền dẫn vốn chính của nền kinh tế, trong trung hạn và dài hạn. Đây là lý do vì sao cổ phiếu nhóm này tiếp tục hút mạnh dòng tiền… Cổ phiếu không còn rẻ nhưng vẫn hấp dẫn nhà đầu tư? Theo ông Nguyễn Trí Hiếu – Chuyên gia tài chính ngân hàng, so sánh các ngân hàng niêm yết của Việt Nam trong rổ VN30 như VCB, CTG, VPB, MBB, HDB, BIDV với các nước Indonesia, Malaysia, và Thái Lan, một số chỉ số định giá cơ bản cho thấy những ngân hàng này đang ở mức trung bình hoặc thấp hơn ở các chỉ số P/E. Tuy nhiên với thị trường tăng nóng như hiện nay, nhà đầu tư phải cân nhắc. Với triển vọng của nền kinh tế Việt Nam và vai trò của ngành ngân hàng, nhiều cổ phiếu ngân hàng sẽ còn nhiều cơ hội trong trung – dài hạn, nhất là các cổ phiếu ở nhóm vốn hóa vừa phải, có cơ hội phát triển nhanh trong những năm tới, ông Hiếu khẳng định… Báo cáo mới đây của Công ty CK BSC cũng đã điều chỉnh giá mục tiêu cho năm 2021 của 15 ngân hàng. Trong đó, VCB được định giá cao nhất 135.000 đồng; VPB được định giá 90.100 đồng; TCB giá mục tiêu 71.500 đồng; CTG giá mục tiêu 69.500 đồng; BID giá mục tiêu 67.000 đồng.. Với các mã còn lại như STB, ACB, SHB, HDB, BVB, OCB… tiềm năng tăng giá từ 20 – 38%. Theo chứng khoán BSC, định giá cổ phiếu ngân hàng đã tăng, tuy nhiên vẫn ở mức hấp dẫn. Có thể do tốc độ tăng trưởng cao giúp ngành ngân hàng được nhà đầu tư chấp nhận mặt bằng giá cao hơn. Trong năm 2021 lãi suất vẫn tiếp tục ở mức thấp giúp mặt bằng định giá toàn thị trường (trong đó có ngành ngân hàng) cao hơn. Do đó, nâng kỳ vọng định giá của toàn ngành ngân hàng tăng trong năm 2021. Các ngân hàng cũng đưa ra kế hoạch năm 2021 khả quan với kế hoạch tăng trưởng lợi nhuận dự kiến đạt mức 20,8% và đặt kế hoạch tăng vốn trong năm 2021, chủ yếu đến từ nguồn trả cổ tức bằng cổ phiếu và phát hành thêm. Một số ngân hàng có thể lên kế hoạch bán vốn cho nước ngoài trong thời gian tới như VCB, BID, HDB, VPB. Các chuyên gia cho rằng, cổ phiếu ngành ngân hàng cũng như các ngành khác, đến nay không còn rẻ. Do đó, sẽ có những cổ phiếu “đắt xắt ra miếng”. Mỗi nhà đầu tư đều có khẩu vị và phương pháp định giá riêng của mình, nhưng trong trường hợp nào đi nữa thì việc thẩm định kỹ càng khi lựa chọn cổ phiếu vua vẫn là cách phòng ngừa rủi ro rất hiệu quả. Theo Dương Thuỳ Diễn đàn doanh nghiệp Tiếp tục đọc...