Cổ phiếu cần quan tâm ngày 7/6

Thảo luận trong 'TIN TỨC QBKD' bắt đầu bởi Tin Nhanh Chứng Khoán |, 6/6/19.

  1. Cổ phiếu cần quan tâm ngày 7/6

    Cổ phiếu cần quan tâm ngày 7/6

    LIÊN HỆ (377 Đọc / 0 Thích / 0 Bình luận)
    1. Thông tin chủ đề
    2. Tỉnh/TP: Toàn quốc
    3. Tình trạng hàng: N/A
    4. Nhu cầu: N/A
    1. Thông tin người đăng
    2. Tài khoản: Tin Nhanh Chứng Khoán |
    3. Ngày đăng: 6/6/19 lúc 18:33
    4. Số điện thoại:
  2. G

  3. FastEhome.com- Đăng kí mở Shop bán hàng miễn phí no-spam [​IMG]

    Khuyến nghị mua STK với giá mục tiêu 27.398 đồng/CP

    CTCK Phú Hưng (PHS)

    CTCP Sợi Thế kỷ (mã STK) là một trong những doanh nghiệp dẫn đầu Việt Nam trong sản xuất sợi polyester. Cơ cấu thị trường với 49% doanh thu từ nội địa và 51% xuất khẩu hỗ trợ STK giảm rủi ro bảo hộ mậu dịch từ các nước. Đồng thời, đón nhận tác động tích cực từ các hiệp định thương mại và sự dịch chuyển đơn hàng do cuộc chiến thương mại.

    Cải thiện biên lợi nhuận gộp nhờ các sản phẩm sợi có tính năng đặt biệt (sợi Recycle, sợi màu): Sợi Recycle đang là xu hướng tiêu thụ khi nhiều doanh nghiệp đang chuyển hướng sang sử dụng sản phẩm xanh. Ngoài ra, sợi Recycle và sợi màu có biên lợi nhuận cao hơn so với sợi thường, kỳ vọng sẽ hỗ trợ cải thiện biên lãi gộp.

    Dự kiến nâng công suất lên gấp đôi trong năm 2020 nhờ dự án Polymerization với mục tiêu sản xuất hạt PET chip, giảm phụ thuộc nguyên liệu nhập khẩu, đồng thời mở rộng thêm thị phần tại thị trường trung cấp, đáp ứng nhu cầu gia tăng tại thị trường nội địa sau yêu cầu về xuất xứ từ CPTPP.

    Rủi ro: (1) Lo ngại nhu cầu tiêu thụ toàn cầu giảm do chiến tranh thương mại: Giá sợi có xu hướng giảm dần từ tháng 4/2018 trở lại đây do nhu cầu suy yếu và tồn kho sợi có xu hướng tăng. Tuy nhiên, STK gần 50% doanh thu đến từ thị trường nội địa nên việc giá sợi giảm có thể hỗ trợ cải thiện biên lợi nhuận gộp.

    (2) Rủi ro từ truy xuất nguồn gốc: STK đang có kế hoạch mở rộng thị trường xuất khẩu sang Mỹ và Canada trong khi nguyên liệu nhập khẩu nhiều từ Trung Quốc, vì vậy không loại trừ khả năng Mỹ sẽ truy xuất nguồn gốc sản phẩm trong bối cảnh quan hệ Mỹ - Trung trở nên căng thẳng.

    Định giá: Bằng phương pháp định giá DCF và P/E, chúng tôi ước tính mức giá hợp lý cho cổ phiếu STK sẽ vào khoảng 27.398 đồng/ cổ phiếu, từ đó đưa ra khuyến nghị mua cho cổ phiếu này.

    Khuyến nghị mua dành cho PVT với giá mục tiêu 22.800 đồng/CP

    CTCK Bản Việt (VCSC)

    Trong buổi gặp gỡ nhà đầu tư vừa diễn ra, Tổng CTCP Vận tải Dầu khí (PVT) đã công bố kết quả kinh doanh sơ bộ 5 tháng 2019 với doanh thu đạt 3,5 nghìn tỷ đồng (tăng 16%) và lợi nhuận trước thuế đạt 360 tỷ đồng (tăng 44% so với cùng kỳ năm ngoái). Doanh thu và lợi nhuận 6 tháng 2019 hoàn thành lần lượt 43,1% và 39,3% dự báo tương ứng của chúng tôi, phù hợp với kỳ vọng của chúng tôi.

    Tăng trưởng doanh thu ổn định chủ yếu đến từ vận tải dầu thô cho nhà máy lọc dầu Nghi Sơn (NSR); tuy nhiên, biên lợi nhuận là khá thấp khi PVT hiện đang thuê tàu chở dầu thô cỡ lớn (VLCC) để cho NSR thuê lại.

    Tăng trưởng lợi nhuận mạnh mẽ được dẫn dắt từ 1) đóng góp cao hơn từ vận tải sản phẩm dầu thô cho NSR với biên lợi nhuận gộp 12%. Đáng chú ý, PVT vận chuyển 40% tổng sản lượng dầu sản phẩm từ NSR trong quý 1, cao hơn dự báo của chúng tôi là 30%; 2) đóng góp của các tàu chở mới được thâu tóm trong nửa cuối 2018, bao gồm 1 tàu chở dầu thô mới thay thế cho 1 tàu cũ và 4 tàu chở LPG mới; và 3) mức cơ sở thấp trong tháng 4 và tháng 5/2018.

    Về các khoản đầu tư tàu chở, PVT sẽ nhận thêm 1 tàu chở hóa chất mới trong tháng 7 (18-20 triệu USD), mua 1 tàu chở dầu thô trong tháng 8 (loại Aframax) trong tháng 8, hơi trễ hơn so với kế hoạch. Công ty cũng sẽ mua thêm 1 tàu chở than (18 triệu USD) trong nửa cuối 2019. Một tín hiện tích cực khác là PVT đã chốt được khoản vay bằng USD tài trợ cho các tàu này, và mức lãi suất nằm trong dự phóng của chúng tôi. Trong khi đó, PVT hiện vẫn đang chờ đợi Tập đoàn Dầu khi Việt Nam (PVN) cho khoản đầu tư vào 1 tàu VLCC (45 triệu USD) để vận tải dầu thô cho NSR.

    Chúng tôi hiện đang có khuyến nghị mua dành cho PVT với giá mục tiêu 22.800 đồng/CP (tổng mức sinh lời 46% bao gồm lợi suất cổ tức 6,1%). PVT hiện đang giao dịch với định giá hấp dẫn , bao gồm P/E 2019 đạt 8,0 lần và EV/EBITDA 4,2 lần, dựa theo dự báo của chúng tôi.

    Khuyến nghị phù hợp thị trường VNM với giá mục tiêu 120.400 đồng/CP

    CTCK Bản Việt (VCSC)

    CTCP Sữa Việt Nam (VNM) cho biết đã mua lại 90 triệu cổ phiếu CTCP GTNfoods (GTN) với giá 13.000 đồng/CP trong đợt chào mua công khai từ ngày 22/04 đến ngày 22/05/2019. Qua đó, công ty đã nâng cổ phần tại GTN từ 2,32% lên 38,34%.

    Vẫn chưa rõ VNM trong tương lai có thể tăng sở hữu để nắm cổ phần kiểm soát hay không. Theo thư GTN gửi Mộc Châu Milk hồi tháng 03/2019, ban lãnh đạo GTN cho biết nhóm cổ đông lớn trong nước hiện sở hữu trên 51% GTN.

    Như chúng tôi đã đề cập trong báo cáo cập nhật dành cho VNM ra ngày 16/05/2019, chúng tôi dự báo việc mua lại cổ phần GTN sẽ không có tác động đáng kể đối với lợi nhuận của VNM vì quy mô GTN còn nhỏ. Năm 2018, lợi nhuận sau thuế sau lợi ích cổ đông thiểu số cốt lõi của GTN chỉ đạt 22 tỷ đồng.

    Chúng tôi hiện đưa ra khuyến nghị phù hợp thị trường dành cho VNM với giá mục tiêu 120.400 đồng/CP (tổng mức sinh lời ước đạt -1,9%, bao gồm lợi suất cổ tức 3,7%).

    Khuyến nghị mua dành cho BMP với giá mục tiêu 59.200 đồng/CP

    CTCK Bản Việt (VCSC)

    Chúng tôi đưa ra báo cáo lần đầu dành cho CTCP Nhựa Bình Minh (BMP) với khuyến nghị mua và giá mục tiêu 59.200 đồng/CP, tổng mức sinh lời 47,5%, bao gồm lợi suất cổ tức 4,8%.

    Chúng tôi cho rằng năm 2019 sẽ là năm đảo chiều tăng trưởng lợi nhuận của công ty sau 2 năm liên tiếp lợi nhuận sụt giảm do cạnh tranh gay gắt từ các đối thủ mới trong ngành cũng nhu giá đầu vào diễn biến kém thuận lợi. Chúng tôi dự báo lợi nhuận sau thuế sau lợi ích cổ đông thiểu số 2019 tăng 5% lên 451 tỷ đồng sau khi giảm 42% năm 2017 và 8% năm 2018.

    Dự báo của chúng tôi cho thấy lợi nhuận sau thuế sau lợi ích cổ đông thiểu số 2018-2023 sẽ đạt tăng trưởng kép hàng năm là 5% vì chúng tôi dự báo sản lượng bán ra của BMP đạt tăng trưởng song song với đà phát triển bền vững của ngành xây dựng trong dài hạn.

    Bảng cân đối kế toán lành mạnh, không có nợ và dong tiền tốt khiến BMP nổi bật không chỉ trong ngành ống nhựa nói riêng mà còn trong ngành vật liệu xây dựng nói chung, nơi việc tận dụng thương hiệu rất phổ biến.

    Nawaplastic vẫn chưa sử dụng quyền kiểm soát đối với BMP để thực hiện tái cơ cấu đáng kể nhưng thay vào đó đã đưa ra nhiều nhận định và đề xuất một số thay đổi cần thiết để tăng cường hiệu suất của BMP. Chúng tôi cho rằng bề dày kinh nghiệm của Nawaplastic trên thị trường nhựa thế giới và vị trí trong hệ sinh thái của SCG sẽ tăng cường khả năng cạnh tranh của BMP trong dài hạn.

    Câu chuyện đảo chiều tăng trưởng, bảng cân đối kế toán lành mạnh và khả năng sinh lời cao so với các công ty khác trong ngành giúp định giá của BMP hiện nay hấp dẫn đối với nhà đầu tư tập trung vào giá trị. BMP hiện đang giao dịch tại mức 2019 là 8,3 lần và 2020 là 8 lần theo dự báo của chúng tôi so với trung bình 6 tháng của các công ty khác cùng ngành trong khu vực là 10,8 lần.

    Rủi ro: Giá nhựa biến động mạnh hơn so với dự kiến ảnh hưởng đến biên lợi nhuận.

    VNM sẽ tích lũy quanh ngưỡng giá 126

    CTCK BIDV (BSC)

    Cổ phiếu CTCP Sữa Việt Nam (mã VNM) đã xác lập ngưỡng hỗ trợ tại mức giá 125. Thanh khoản cổ phiếu vẫn duy trì tại ngưỡng trung bình 20 phiên khi chạm ngưỡng hỗ trợ 125 cho thấy xu hướng tích lũy vẫn sẽ tiếp tục trong ngắn hạn.

    Chỉ báo RSI ủng hộ xu hướng tích lũy trong khi chỉ báo MACD vẫn duy trì xu hướng điều chỉnh. Dải mây Ichimoku đi ngang cùng với xu hướng vận động của 3 đường MA cho thấy cổ phiếu đang nằm trong vùng tích lũy ngắn hạn.

    Như vậy, cổ phiếu VNM nhiều khả năng sẽ tích lũy quanh ngưỡng giá 126 trước khi kiểm ta lại ngưỡng giá 135.

    T.T
     

    Bình Luận Bằng Facebook

Chia sẻ trang này