Cổ phiếu cần quan tâm ngày 2/5

Thảo luận trong 'TIN TỨC QBKD' bắt đầu bởi Tin Nhanh Chứng Khoán |, 1/5/19.

  1. Cổ phiếu cần quan tâm ngày 2/5

    Cổ phiếu cần quan tâm ngày 2/5

    LIÊN HỆ (424 Đọc / 0 Thích / 0 Bình luận)
    1. Thông tin chủ đề
    2. Tỉnh/TP: Toàn quốc
    3. Tình trạng hàng: N/A
    4. Nhu cầu: N/A
    1. Thông tin người đăng
    2. Tài khoản: Tin Nhanh Chứng Khoán |
    3. Ngày đăng: 1/5/19 lúc 19:36
    4. Số điện thoại:
  2. G

  3. FastEhome.com- Đăng kí mở Shop bán hàng miễn phí no-spam [​IMG]

    Không đánh giá cao cơ hội đầu tư vào VPD

    CTCK Bảo Việt (BVSC)

    Các nhà máy của CTCP Phát triển điện lực Việt Nam (mã VPD) đều đã đi vào hoạt động ổn định và công ty chưa có dự án đầu tư mới dẫn dắt tăng trưởng trong các năm tới. Lợi nhuận hiện tại sẽ phụ thuộc chủ yếu vào điều kiện thời tiết (tác động tới sản lượng thủy điện hàng năm) và lãi vay giảm dần hàng năm theo tiến độ trả nợ.

    Chúng tôi ước tính chi phí lãi vay của VPD sẽ giảm khoảng 8 – 10 tỷ đồng/năm (đã tính phần chi phí lãi vay tăng lên sau khi phát hành trái phiếu) trong các năm tới, tương đương 5% lợi nhuận sau thuế 2018, đảm bảo cho VPD tăng trưởng khoảng 5%/năm nếu sản lượng điện duy trì được như 2018. Điểm sáng duy nhất là tỷ lệ cổ tức tốt (11% năm 2018 và 12% năm 2019).

    Chúng tôi cho rằng VPD có áp lực phải trả cổ tức cao từ phía Genco1 (năm 2019 mặc dù dòng tiền thiếu hụt, VPD vẫn phải duy trì tỷ lệ cổ tức 11%) do đó khả năng tỷ lệ cổ tức cao sẽ vẫn được duy trì trong các năm tới.

    Tính trên mức thị giá hiện nay (16.650 VNĐ/cổ phần), tỷ lệ dividend yeild của VPD ở mức 6,7%. Tuy nhiên, với tiềm năng tăng trưởng hạn chế, chúng tôi không đánh giá cao cơ hội đầu tư vào VPD với mức giá hiện nay.

    FPT sẽ điều chỉnh quanh ngưỡng 50

    CTCK BIDV (BSC)

    Cổ phiếu CTCP FPT (mã FPT) vẫn duy trì đà tăng khá mạnh được củng cổ bởi lượng thanh khoản duy trì tại ngưỡng trung bình 20 phiên trong cấc phiên leo giá.

    Chỉ báo RSI đã chạm vùng mua quá báo hiệu một nhịp điều chỉnh nhẹ. Chỉ báo MACD vẫn giữ xu hướng tăng kèm sự hỗ trỡ từ dải mây Ichimoku cho thấy đà tăng vẫn sẽ tiếp tục.

    Như vậy, FPT nhiều khả năng sẽ điều chỉnh nhẹ quanh ngưỡng 50 để lấy đà rồi kiểm tra lại ngưỡng đỉnh lịch sử 54.

    Khuyến nghị nắm giữ cổ phiếu BID

    CTCK KB Việt nam (KBSV)

    Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV, mã chứng khoán BID) cho biết, kế hoạch phát hành riêng lẻ 15% cho Hana Bank đã được thông qua vào cuối năm 2018. Đây là yêu cầu bắt buộc trong năm 2019 nếu BID muốn duy trì khả năng mở rộng tín dụng cũng như kịp tuân thủ theo quy định của Basel II về tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu CAR 8% vào năm 2020. Tuy nhiên, chúng tôi cho rằng tiềm năng tăng trưởng trong dài hạn vẫn gặp khó khăn do đòn bẩy vốn của BID đang ở mức cao.

    Mặc dù tỷ lệ tài sản có vấn đề vẫn khá cao so với các ngân hàng khác, nhưng đã có dấu hiệu tích cực hơn trong việc xử lý những tài sản này từ phía ngân hàng, bao gồm: 1) Lượng nợ xấu ngoại bảng lần đầu tiên giảm mạnh từ năm 2014; 2) Tỷ lệ xóa nợ tăng cao từ năm 2018 cho thấy kỳ vọng về việc mạnh tay hơn trong xử lý nợ xấu nội bảng của BID. Chúng tôi cho rằng khả năng tăng trưởng và chất lượng tài sản sẽ cải thiện đáng kể từ sau năm 2020.

    Mạng lưới hoạt động của BID đứng thứ 2 toàn ngành (chỉ sau Vietinbank). Ngoài ra, quy mô tổng dư nợ cũng như tín dụng trong nhóm bán lẻ và SOEs đều đứng đầu nhóm ngân hàng niêm yết. Dù không có vị thế cao trong huy động CASA, nhưng BID lại là ngân hàng đứng đầu về huy động tiền gửi có kỳ hạn, thể hiện rõ ràng lợi thế quy mô của ngân hàng.

    Kể cả trong trường hợp huy động vốn thành công từ nhà đầu tư chiến lược, chúng tôi vẫn cho rằng BID khó đạt tăng trưởng tốt ít nhất trong 2 năm tới do chất lượng tài sản còn nhiều vấn đề tác động không tốt đến khả năng sinh lời của ngân hàng.

    Trên cả 3 kịch bản cơ sở, tích cực và tiêu cực, chúng tôi đều khuyến nghị nắm giữ đối với cổ phiếu BID. Mặc dù việc tăng vốn thành công sẽ là chất xúc tác đến giá trong ngắn hạn, nhưng yếu tố cốt lõi là khả năng sinh lời sẽ khó cải thiện trước năm 2021.

    Khuyến nghị mua MWG với giá mục tiêu 162.500 đồng/CP

    CTCK Bản Việt (VCSC)

    Theo Nghị quyết của HĐQT của CTCP Đầu tư Thế giới Di động (MWG), như đã được thông qua tại ĐHCĐ vừa qua, MWG đã cấp 50.000 quyền mua cổ phần cho CB-CNV chủ chốt vào ngày 23/04/2019.

    Mỗi quyền mua có thể mua 1 cổ phiếu MWG với giá thực hiện là 85.1000 đồng/CP, tương ứng với giá đóng cửa trung bình trong 30 phiên giao dịch gần nhất trước ngày cấp quyền. Lượng quyền mua này là khá nhỏ do trong năm nay, MWG chỉ muốn thử nghiệm tính khả thi của phương án phát hành quyền mua này trước khi mở rộng quy mô trong tương lai.

    Quyền chọn mua này sẽ có hiệu lực sau 3 năm từ ngày cấp quyền, và trong mỗi năm công ty sẽ lựa chọn một thời điểm cụ thể cho cán bộ công nhân việ để thực hiện quyền. Như đã được thảo luận tại ĐHCĐ thường niên, nếu quá trình thử nghiệm tỏ ra khả thi trong năm 2019, HĐQT sẽ xem xét thực hiện chương trình này với quy mô lớn hơn trong những năm tới, có thể kết hợp với chương trình ESOP hiện tại. Trong trường hợp này, số lượng cổ phiếu phát hành dưới dạng ESOP hiện tại sẽ được giảm bớt.

    Chúng tôi hiện đang có khuyến nghị mua dành cho MWG với giá mục tiêu 162.5000 đồng/CP (tổng mức sinh lời 97,6% bao gồm lợi suất cổ tức 1,8%).

    Khuyến nghị khả quan PVD với giá mục tiêu 18.300 đồng/CP

    CTCK Bản Việt (VCSC)

    Tổng CTCP Khoan và Dịch vụ Khoan Dầu khí (PVD) đề ra mục tiêu thận trọng cho năm 2019 với doanh thu đạt 129 triệu USD, giảm 31% so với năm 2018 và không lỗ. Cụ thể, mục tiêu doanh thu năm 2019 cao hơn 28,3% so với mục tiêu 2018 là một tín hiệu tích cực. Chúng tôi cho rằng lý do là hiệu suất hoạt động giàn khoan tự năng tăng từ 85% năm 2018 lên 95% năm 2019 và giá thuê ngày loại giàn khoan này tăng nhẹ.

    Tuy nhiên, lý do khiến công ty đề ra mục tiêu không lỗ có thể là công ty thận trọng giả định không thu hồi được nợ xấu, nhưng tiếp tục dự phòng cho các khoản phải thu liên quan đến Tổng Công ty Thăm dò Khai thác Dầu khí (PVEP) được bù đắp nhờ mảng khoan dầu khí phục hồi.

    Chúng tôi hiện dự báo lợi nhuận sau thuế sau lợi ích cổ đông thiếu số 2019 đạt 19,6 triệu USD, trong đó có 8,1 triệu USD từ hoạt động cốt lõi và 10,3 triệu USD từ thu hồi nợ xấu PVEP. Chúng tôi sẽ tham dự ĐHCĐ ngày 26/04/2019 để cập nhật tình hình.

    Chúng tôi xin lưu ý rằng trong 2 năm qua, PVD đều đề ra mục tiêu thận trọng. Cụ thể, (1) doanh thu thực tế gần gấp đôi mục tiêu và (2) công ty luôn có lãi trong khi đề ra mục tiêu không lỗ. PVD cũng cho biết trong tài liệu ĐHCĐ mục tiêu này là kịch bản thận trọng nhất và sẽ nỗ lực vượt mục tiêu.

    Ban lãnh đạo dự kiến trả cổ tức bằng cổ phiếu cho năm 2017 tỷ lệ 10:1 (nắm giữ 10 cổ phiếu sẽ được một cổ phiếu mới) trong năm 2019. Kế hoạch này đã được cổ đông thông qua tại ĐHCĐ 2018 nhưng đến nay vẫn chưa được thực hiện. Trong khi đó, PVD đề xuất không trả cổ tức cho năm 2018.

    Chúng tôi hiện đưa ra khuyến nghị khả quan dành cho PVD với giá mục tiêu 18.300 đồng/CP (tổng mức sinh lời -3,7%). Tại giá đóng cửa phiên hôm nay, PVD đang giao dịch tại mức P/E 2019 là 15,4 lần và P/B là 0,5 lần trên cơ sở dự báo của chúng tôi.

    Khuyến nghị mua cổ phiếu FPT

    CTCK Bản Việt (VCSC)

    Chúng tôi giữ khuyến nghị mua dành cho CTCP FPT (FPT) với giá mục tiêu không đổi. Chúng tôi điều chỉnh tăng dự phóng lợi nhuận sau thuế sau lợi ích cổ đông thiếu số 2019-2021 thêm 1%, chủ yếu nhờ biên lợi nhuận cao hơn từ mảng công nghệ thông tin trong nước.

    FPT hiện đang giao dịch với PEG 3 năm hấp dẫn 0,6 lần so với tốc độ tăng trưởng kép EPS dự phóng 23% trong giai đoạn 2018-2021, được hỗ trợ bởi mảng Xuất khẩu Phần mềm, Viễn thông và Giáo dục tăng trưởng nhanh chóng.

    Chúng tôi dự phóng bộ ba mảng kinh doanh kể trên sẽ đóng góp 84% trong lợi nhuận sau thuế sau lợi ích cổ đông thiếu số vào năm 2021 so với khoảng 72% trong năm 2018.

    Lợi nhuận sau thuế sau lợi ích cổ đông thiếu số quý I/2019 tăng mạnh 23% so với cùng kỳ, được dẫn dắt bởi mảng Xuất khẩu Phần mềm (chiếm khoảng 47% lợi nhuận sau thuế sau lợi ích cổ đông thiếu số quý 1/2019), nhờ tăng trưởng mạnh mẽ ở tất cả các thị trường nhờ lợi thế chi phí đáng kể cũng như khả năng thực hiện dần cải thiện của FPT.

    Chúng tôi kỳ vọng lợi nhuận sau thuế sau lợi ích cổ đông thiếu số 2019 sẽ tăng 24% so với năm 2018, khi cả 3 mảng kinh doanh trụ cột ghi nhận tăng trưởng cao, đặc biệt là Xuất khẩu Phần mềm (lợi nhuận trước thuế dự phóng 2019 tăng 39%) và Giáo dục (lợi nhuận trước thuế dự phóng 2019 tăng 40%).

    Rủi ro cho quan điểm tích cực của chúng tôi: thiếu hụt nguồn cung kỹ sư phần mềm; khó khăn trong việc hợp tác với Intellinet; cạnh tranh gay gắt hơn trong mảng viễn thông từ cả các đối thủ trong mảng băng thông rộng cố định và di động.

    Khuyến nghị mua NLG với giá mục tiêu 43.000 đồng/CP

    CTCK Bản Việt (VCSC)

    Chúng tôi giữ khuyến nghị mua dành cho CTCP Đầu tư Nam Long (NLG) đồng thời điều chỉnh tăng giá mục tiêu thêm 7,5% lên 43.000 đồng/CP với việc đưa vào mô hình định giá dự án mới mua Paragon Đại Phước (45ha, gồm 590 căn tại tỉnh Đồng Nai) và điều chỉnh tăng hợp đồng bán hàng ký mới năm 2019 .

    Chúng tôi dự báo lợi nhuận sẽ tăng tốc trong các quý tới, qua đó cả năm 2019 đạt 951 tỷ đồng (tăng 25% so với năm 2018) và năm 2020 đạt 1,1 nghìn tỷ đồng (tăng 20% so với dự phóng năm 2019) chủ yếu nhờ ghi nhận kế hoạch chuyển nhượng cổ phần đã ký tại dự án Waterpoint (đợt 2 của giai đoạn 1) và Akari City, cùng với bàn giao các sản phẩm đã bán tại các dự án Mizuki Park, Nguyên Sơn, Novia, Giai đoạn 1 Waterpoint và Paragon Đại Phước.

    Chúng tôi điều chỉnh tăng nhẹ dự báo lợi nhuận sau thuế sau lợi ích cổ đông thiếu số 2019 và 2020 thêm lần lượt 4% và 8% với giả định doanh thu từ cho mảng dịch vụ và cho thuê và sẽ tăng trưởng mạnh hơn do NLG dự kiến sẽ cung cấp dịch vụ quản lý dự án thêm cho 2 công ty liên kết, nhiều khả năng sẽ triển khai phát triển dự án Waterpoint và Akari City từ năm 2019.

    Rủi ro: Việc mở bán các dự án Akari City và các giai đoạn tiếp theo của Mizuki Park tiếp tục bị trì hoãn.

    T.T
     

    Bình Luận Bằng Facebook

Chia sẻ trang này