Cô đào lô tô 20 năm đi hát lo cho cả nhà: Bị người đời khinh rẻ, chờ ngày được làm con gái

Thảo luận trong 'Chuyện trò' bắt đầu bởi raumuongxaotoi33, 26/5/19.

  1. Cô đào lô tô 20 năm đi hát lo cho cả nhà: Bị người đời khinh rẻ, chờ ngày được làm con gái

    Cô đào lô tô 20 năm đi hát lo cho cả nhà: Bị người đời khinh rẻ, chờ...

    LIÊN HỆ (409 Đọc / 0 Thích / 0 Bình luận)
    1. Thông tin chủ đề
    2. Tỉnh/TP: Toàn quốc
    3. Tình trạng hàng: N/A
    4. Nhu cầu: N/A
    1. Thông tin người đăng
    2. Tài khoản: raumuongxaotoi33
    3. Ngày đăng: 26/5/19 lúc 13:41
    4. Số điện thoại:
  2. G

  3. FastEhome.com- Đăng kí mở Shop bán hàng miễn phí no-spam Là cô gái chuyển giới có niềm đam mê mãnh liệt với nghiệp cầm ca nhưng trong suốt 20 năm cầm mic, Dạ Thảo nhiều lần bị chê bai dè bỉu bởi giới tính của mình. Thậm chí, nhiều nghệ sĩ có tiếng trong nghề cũng tỏ ý coi thường và khinh khi. Thế nhưng, vượt lên hết thảy, cô gái Gò Công với chất giọng ấm áp trời phú đã chứng minh bản lĩnh tuyệt diệu của mình.
    [​IMG]
    Tuổi thơ may mắn vì có gia đình ủng hộ.
    Sinh ra trong một gia đình có 5 anh em, Dạ Thảo ngay từ bé đã biết mình là ‘con gái’ trong hình hài một đứa con trai, cô nói năng nhỏ nhẹ và từ tốn, sống hiền lành và chân thật. Nhưng chính điều này lại khiến hàng xóm có vẻ không hài lòng về cô.

    Ở xóm, người ta hay kêu: “Bà sáu ông sáu thằng bóng con bà nó giả gái kìa. Thằng Thảo con bà nó giả cái kia”. Nghe vậy, ba mẹ Thảo không có phản ứng mà chỉ nói một cách rất đơn giản: “Cái đó là niềm vui của nó. Nó sống tốt với nó. Nó không có trộm cắp không có lừa lọc là được rồi. Cho nên tụi tôi cũng không có mắc cỡ làm gì”.

    [​IMG]
    Dạ Thảo cảm thấy may mắn vì có người thân ủng hộ.

    Cũng có đôi khi, Thảo hỏi mấy anh em trong nhà, khi nằm chung với nhau và thủ thỉ: Em như vậy rồi mấy anh có mắc cỡ không? Có mắc cỡ với bạn bè, đồng nghiệp không?
    Các anh nói: “Làm gì phải mắc cỡ. Cưng đi hát bình thường kiếm tiền cho cuộc sống. Biết tự chăm sóc bản thân, mình không có lố lăng là được”.

    Cũng từ hồi bé, có một lần, đoàn lô tô từ thành phố xuống Gò Công, Tiền Giang hát. Lúc ấy, Thảo mon men đến sát sân khấu, trò chuyện với một nữ ca sĩ trong đoàn, ngỏ ý muốn xin đi hát.

    [​IMG]
    Dạ Thảo xin được đi hát sau một lần nhìn thấy đoàn lô tô về biểu diễn ở quê.

    Cô đào đêm đó mới hỏi Dạ Thảo một câu: “Nếu muốn thì chị dắt đi, nhưng cực lắm. Tại vì hát không phải nằm một chỗ, mà đi chỗ này chỗ kia, giống như gạo chợ nước sông. Em chịu nổi không?”.
    Dạ Thảo trả lời: “Miễn sao được đứng trên sân khấu hát, mặc đồ đẹp là em chịu”. Từ đó, Thảo theo đoàn đi hát lô tô, đến nay tròn 20 năm”.

    Dạ Thảo vẫn nhớ đêm đầu tiên bước lên sân khấu, cô chỉ được đứng quay cờ. Khi vãn khách, người chị dẫn Dạ Thảo vào đoàn mới trao cơ hội, kêu Dạ Thảo ra hát thử.

    Vừa cất giọng ở bài đầu tiên, trưởng đoàn đã yêu cầu Dạ Thảo từ nay hát chính luôn, khỏi phải thử.

    Chưa từng được gọi là ca sĩ, bị anh chị trong nghề khinh khi.

    Cứ thế, Thảo đi diễn khắp nơi trên các tỉnh thành của đất nước, mãi sau này cô mới về Đoàn Lô Tô Sài Gòn Tân Thời và thực sự được diễn ở một sân khấu cố định, thay vì cứ rày đây mai đó theo các gánh hát.

    Thảo kể, ngày xưa bản thân luôn phải theo đoàn, đoàn đi tới đâu là mình phải đi theo tới đó. Coi như là gạo chợ nước sông. Phải đi tỉnh xa, xa nhà thường xuyên.

    Có nhiều chỗ không có chỗ ngủ đàng hoàng thì chị cùng mọi người phải giăng mùng dưới gầm sân khấu để làm chỗ ngủ, nghỉ ngơi sau những đêm diễn. Rồi có chỗ mình phải đi qua nhà dân để thuê nhà tắm. Tắm một lần là 5 ngàn hoặc 10 ngàn.

    [​IMG]
    Dạ Thảo chịu cực trăm bề để có được như ngày hôm nay.
    Từ những ngày đầu đi hát, Dạ Thảo vốn đã nổi tiếng với giọng đặc nữ, chứ không phải giọng giả nữ như nhiều người chuyển giới.
    Có nhiều người nói cô ém giọng, nhưng thực chất là Thảo đã hát như vậy rồi. “Hồi nhỏ có cái mình vẫn hát tiếng con gái, nhưng không có mượt. Từ từ đi hát, mình tập luyện rồi trau dồi thêm”. – Thảo tâm sự.

    Nói về những tủi hổ trong nghề, Dạ Thảo cũng có nhiều kỷ niệm buồn hiu hắt. “Tôi đi hát cũng bị những nghệ sĩ lớn tuổi họ kỳ thị mình dữ lắm. Tôi xin được giấu tên, họ rất coi thường mình. Tuy là họ rất nổi tiếng, nhưng cách họ đối xử khiến tôi chạnh lòng.

    Tôi đi hát ở đoàn cũ, cuối tuần là sẽ có nghệ sĩ, ngôi sao lớn về hát, có những anh chị rất kỳ thị, họ không tôn trọng người chuyển giới chúng tôi. Sau này tôi nghĩ chắc họ đã già rồi, cách suy nghĩ của họ khác, định kiến của họ dành cho người chuyển giới còn lớn quá.

    [​IMG]
    Dạ Thảo từng bị nhiều nghệ sĩ coi thường.

    Tuy nhiên, cũng có những anh chị lại rất dễ thương, họ thấy chị em chuyển giới họ thương lắm, còn khuyến khích mình đi hát nữa. Vậy nên trong tương lai, tôi sẽ mạnh dạn đi đăng ký nhiều cuộc thi hát để khẳng định mình có thể làm ca sĩ được”!
    20 năm ca hát mới dám ‘thưởng’ cho mình một liveshow!

    Trải qua không biết bao nhiêu sân khấu và các đoàn hội chợ, Dạ Thảo cầm mic ngót nghét đã gần 2 thập kỷ. Trăn trở mãi, cô mới quyết định làm cho mình một liveshow nhỏ mang tên “Dấu Ấn”.

    Cũng theo chia sẻ của Lộ Lộ - trường Đoàn lô tô Tân Thời cho biết: “Trong đoàn có những chị, những bạn đã đi hát ngót nghét 20 năm, lăn lộn qua nhiều đoàn lô tô với vai trò ca sĩ chính của đoàn, sở hữu giọng hát cực hay.

    Nhưng với nghề hát, các chị vẫn e dè với danh xưng ca sĩ. Tại sao vậy? Sao không ai công nhận các chị và các chị không tự tin công nhận mình?”.

    Thế là đêm diễn được ra đời. Tại đây, các nghệ sĩ, ca sĩ khách mời đã cùng Dạ Thảo trình diễn nhiều tiết mục cải lương, vọng cổ và tân nhạc như: Nửa đời hương phấn, Tình chàng ý thiếp, Lại nhớ người yêu…

    [​IMG]
    Đêm diễn của Dạ Thảo được rất nhiều khán giả đến ủng hộ.
    Cũng trong đêm đó, trưởng đoàn Lộ Lộ với vai trò MC dẫn dắt đã hỏi các khán giả: “Với giọng ca như Dạ Thảo hát từ nãy đến giờ, thì chị có xứng đáng được gọi là ca sĩ không ạ?’. Đáp lại, hơn 600 khán giả đồng loạt vỗ tay tán thưởng!
    Khoảnh khắc ấy, Dạ Thảo và những trong Đoàn lô tô Tân Thời đã rơm rớm nước mắt vì xúc động.
    Cũng từ đây, Dạ Thảo và những người bạn đồng nghiệp đã không còn cô đơn trên con đường cầm ca của mình nữa! Bởi họ biết, họ luôn có những khán giả yêu thương và xem họ như những ca sĩ thực thụ.
     

    Bình Luận Bằng Facebook

Chia sẻ trang này