FastEhome.com- Đăng kí mở Shop bán hàng miễn phí 2.000 doanh nghiệp tại 26 quốc gia sẽ cắt giảm trung bình 3,6% chi phí hoạt động, tương đương tiết kiệm được 421 tỷ USD mỗi năm trong giai đoạn 2016 - 2020 nhờ áp dụng công nghệ trong vận hành và tìm kiếm nguồn khách hàng mới. Ðây là con số được đưa ra trong báo cáo khảo sát Công nghiệp 4.0 toàn cầu của PwC thực hiện năm 2016. Trong khi đó, số liệu khảo sát trên 2.000 doanh nghiệp toàn cầu của Công ty tư vấn McKinsey cho thấy, nếu có nỗ lực chuyển đổi toàn diện, một doanh nghiệp có thể tăng doanh số thêm 11,2% và lợi nhuận thêm 7,3%. Lợi ích là vậy, nhưng khi bắt tay vào chuyển đổi số, nhiều doanh nghiệp vẫn băn khoăn. Theo khảo sát mới đây của Hiệp hội Doanh nghiệp phần mềm và dịch vụ công nghệ thông tin (Vinasa), một trong 3 vấn đề mà doanh nghiệp Việt Nam quan tâm nhất khi triển khai chuyển đổi số là nên bắt đầu từ đâu? Ðể có câu trả lời cho vấn đề này, doanh nghiệp có thể dựa trên 3 nguyên tắc cơ bản sau. Nguyên tắc số 1: Luôn luôn tập trung vào lợi ích đầu ra Trước khi quyết định chuyển đổi số, các doanh nghiệp cần cân nhắc lợi ích mang lại, cả vô hình và hữu hình của các ý tưởng, sáng kiến, dự án chuyển đổi số. Lợi ích đầu ra thường được phân chia thành ba nhóm: một là, nâng cao năng lực hoạt động của doanh nghiệp (bao gồm tăng hiệu quả công việc giảm bớt chi phí, tối ưu hoá các quy trình làm việc thông qua tự động hoá, tăng mức độ gắn kết và hài lòng của nhân viên, tăng tính cạnh tranh của sản phẩm và tìm ra các phương thức tạo giá trị mới cho sản phẩm); Hai là, tăng trải nghiệm khách hàng (bao gồm việc tập trung và phân loại đúng nhóm khách hàng, tăng cường trải nghiệm cho khách hàng và gắn chặt mối quan hệ với khách hàng); ba là, tạo ra các mô hình hoạt động mới về cách thức kinh doanh, sản phẩm số hoá và xây dựng nền tảng số. Nâng cao năng lực hoạt động của doanh nghiệp Các dự án chuyển đổi số liên quan đến tối ưu hóa hoạt động của doanh nghiệp thường tập trung vào việc tự động hóa, tối ưu hóa quá trình vận hành giúp giảm chi phí, thời gian sản xuất, nâng năng suất lao động. Ðể tìm ra được lời giải giúp doanh nghiệp tối ưu hóa hoạt động thông qua chuyển đổi số, việc đầu tiên cần làm là tìm ra các vấn đề nhức nhối trong nội tại doanh nghiệp. Các vấn đề nhức nhối có thể nằm ở tất cả các bộ phận, phòng ban, các cấp lãnh đạo cũng như nhân viên trong doanh nghiệp, nhưng nên ưu tiên các vấn đề đòi hỏi sự phối hợp, liên kết giữa các phòng ban trong cùng một đơn vị. Từ các vấn đề này, doanh nghiệp đưa ra các sáng kiến số phù hợp để giải quyết. Những tiến bộ mới về công nghệ số trong các lĩnh vực như trí tuệ nhân tạo (AI), tự động hoá, blockchain, thực tại ảo… đem lại cơ hội rộng mở để biến các sáng kiến chuyển đổi số trở nên thực sự khả thi. Tăng trải nghiệm khách hàng Ông Hoàng Việt Anh, Phó tổng giám đốc phụ trách chuyển đổi số, FPT. Các dự án chuyển đổi số có thể giúp doanh nghiệp hiểu rõ hơn khách hàng, biết khách hàng cần gì để từ đó có những chiến lược tăng cường sự gắn kết, trung thành của họ. Khách hàng thực sự mong muốn mua dịch vụ được cá nhân hóa, tức là doanh nghiệp cần hiểu được sở thích, nhu cầu của họ dựa trên dữ liệu cá nhân và lịch sử mua hàng. Khách hàng cũng mong muốn được phục vụ 24h/ngày và 7 ngày/tuần. Với mô hình truyền thống, doanh nghiệp khá khó khăn để đáp ứng nhu cầu này, nhưng với AI, doanh nghiệp có thể tạo ra các chatbot trao đổi với khách hàng 24/7. Theo dự đoán, sẽ có khoảng 40% công ty lớn áp dụng AI vào cuối năm 2019, biến chatbot trở thành một trong những xu hướng chuyển đổi công nghệ hàng đầu trong năm nay. Tạo ra các mô hình hoạt động mới Các dự án chuyển đổi số có thể giúp doanh nghiệp chuyển từ mô hình kinh doanh truyền thống sang các mô hình kinh doanh mới trên nền tảng số, phát triển sản phẩm số dựa trên hệ thống dữ liệu, từ đó tạo sức bật mới cho doanh nghiệp. Nổi bật là mảng tài chính, công nghệ số đã làm thay đổi hàng loạt mô hình kinh doanh truyền thống. Gần đây, nhiều ngân hàng tại Việt Nam đã đưa ra mô hình hoạt động mới như TPBank chuyển sang hoạt động theo mô hình tự động LiveBank; VPBank ứng dụng ngân hàng số Timo; Vietcombank chuyển sang ngân hàng số Digital Lab; VietinBank, Sacombank... Nguyên tắc số 2: Liên kết chặt chẽ giữa chiến lược kinh doanh và chiến lược chuyển đổi số Chiến lược chuyển đổi số phải được xây dựng dựa trên nguyên tắc song hành và hỗ trợ mạnh mẽ cho chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp. Quan niệm mô hình kinh doanh đưa ra “mệnh lệnh" cho chuyển đổi số là hoàn toàn không hiệu quả. Từ mục tiêu chiến lược kinh doanh trong giai đoạn 3 - 5 năm, doanh nghiệp xác định các mục tiêu nhỏ hơn cho từng năm và ưu tiên thực hiện các mục tiêu này. Với mỗi mục tiêu được xác định, doanh nghiệp cần tìm ra các vấn đề nhức nhối nhất phải giải quyết để từ đó đưa ra các sáng kiến chuyển đổi số, giúp hoàn thành mục tiêu hiệu quả nhất. Nguyên tắc số 3: Xác định lộ trình chuyển đổi số Theo kinh nghiệm triển khai chuyển đổi số của FPT cho nhiều doanh nghiệp lớn trong và ngoài nước, các doanh nghiệp nên triển khai chiến lược chuyển đổi số dựa trên phương pháp 3S: Small - Smart - Scale. Small - bắt đầu từ những dự án nhỏ Doanh nghiệp không nên bắt đầu triển khai chiến lược chuyển đổi số bằng những dự án lớn, mà hãy bắt đầu từ những dự án nhỏ được thiết kế dưới dạng PoC (Proof of Concept - thực hiện một phương pháp hay một ý tưởng nào đó để chứng minh tính khả thi, chứng minh tính thực tiễn của một lý thuyết nào đó) trong thời gian tối đa 3 tháng. Smart - thực hiện thông minh Hãy chọn đúng vấn đề nhức nhối nhất để bắt đầu triển khai chuyển đổi số. Chuyển đổi số không nhất thiết là một quá trình tốn kém, đầu tư nhiều về tiền bạc và nguồn lực. Chuyển đổi số trước hết là một quá trình cần phải nghĩ lớn, bắt đầu với những việc cụ thể một cách thông minh và nhân rộng nhanh. Scale - phát triển nhanh Một cách tiếp cận là tự cấp ngân sách, tận dụng công nghệ số để tiết kiệm chi phí, sử dụng khoản tiền tiết kiệm được tái đầu tư vào chuyển đổi số và tiếp tục vòng quay không ngừng. Thực hiện chuyển đổi số phải có tầm nhìn xa, tuy nhiên, cần liên tục ghi dấu ấn bằng kết quả cụ thể và luôn tâm niệm rằng, chuyển đổi số là quá trình không ngừng nghỉ. Từ đó, doanh nghiệp sẽ có động lực để tự vượt qua chính mình, liên tục bứt phá, tiến lên không ngừng với tốc độ vượt trội. Khi đã khởi động được quá trình chuyển đổi số, doanh nghiệp sẽ có quán tính để tiến bước, mà không cần đầu tư mới quá tốn kém. Quá trình thực hiện chuyển đổi số của doanh nghiệp tại Việt Nam giờ đây có thể rút ngắn nhờ việc sử dụng các nền tảng công nghệ có sẵn. Cụ thể, các doanh nghiệp có thể tận dụng một số giải pháp, ứng dụng công nghệ mở cho cộng đồng như FPT.AI - nền tảng trí tuệ nhân tạo toàn diện, với các module như xử lý ngôn ngữ tự nhiên; nhận dạng và tổng hợp giọng nói; thị giác máy tính; Aka Trans - công cụ dịch thuật tự động chuyên ngành công nghệ thông tin Nhật - Việt dựa trên nền tảng công nghệ 4.0, giúp đội ngũ biên phiên dịch giảm tải công sức dịch tài liệu và đội ngũ kỹ sư có thể chủ động đọc các tài liệu tham khảo của dự án… Hưởng ứng thông điệp “Chuyển đổi số - Vì một Việt Nam hùng cường” được đưa ra tại Diễn đàn cấp cao về công nghệ thông tin - Vietnam ICT Summit 2019, FPT cam kết sẽ chuyển giao phương pháp luận FPT Digital Kaizen và cho các doanh nghiệp dùng thử một số nền tảng, giải pháp công nghệ chuyển đổi số giúp doanh nghiệp rút ngắn 30 - 50% thời gian triển khai các dự án chuyển đổi số. FPT Digital Kaizen là phương pháp tiếp cận “nghĩ lớn - thực hiện thông minh - phát triển tốc độ”, giúp chuyển đổi số đơn giản, hiệu quả, không đòi hỏi chi phí đầu tư lớn. FPT đúc kết triết lý này từ nhiều năm hợp tác cùng các tập đoàn hàng đầu thế giới như Amazon Web Services, Airbus, Siemens, GE… và hơn 3 năm thực hiện chuyển đổi số trong nội bộ. Với thế mạnh về công nghệ, quy trình cũng như nguồn nhân lực chất lượng, FPT sẽ tiếp tục tiên phong dẫn dắt quá trình chuyển đổi số quốc gia cho Chính phủ và doanh nghiệp với vai trò chuyên gia tư vấn chiến lược, lập kế hoạch tổng thể và triển khai hiệu quả. Hoàng Việt Anh, Phó tổng giám đốc phụ trách chuyển đổi số, FPT