FastEhome.com- Đăng kí mở Shop bán hàng miễn phí Bạn đang rất thành công khi kinh doanh một cửa hàng, nhưng khi mở rộng phạm vi hoạt động, các chi nhánh lại kinh doanh bết bát. Bạn chưa biết cách quản lý nhiều cửa hàng sao cho đạt lợi nhuận cao nhất? Thương trường được xem như chiến trường, nếu không biết cách chống trả lại đối thủ, thương hiệu của bạn cũng dần dần biến mất khỏi cuộc chiến này. Hãy cùng tìm hiểu những nhân tố tạo nên chỗ đứng vững chắc cho các chuỗi cửa hàng. 1. Quản lý con người Nhân viên cửa hàng Khi cửa hàng chỉ có một chi nhánh duy nhất, việc theo dõi cách làm việc cũng như năng suất của từng nhân viên bạn hoàn toàn có thể nắm trong lòng bàn tay. Nhưng khi có thêm một, hai hay nhiều cửa hàng hơn thì công việc này trở nên bất khả thi. Chẳng ai lại đặt các chi nhánh của cửa hàng kế nhau để dễ dàng giám sát,vì vậy, vị trí địa lý chính là nguyên nhân làm nản lòng các chủ cửa hàng và họ đành kiểm soát bằng lòng trung thực và đạo đức của nhân viên. Điều này cũng đã khiến các ông bà chủ rơi vào các tình huống dở khóc, dở cười. Ngày nay, khi công nghệ phát triển mạnh mẽ, các giải pháp công nghệ đã được áp dụng để quản lý nhân viên bán hàng một cách hiệu quả nhất. Các camera an ninh được lắp ráp để kiểm tra các hoạt động bán hàng của nhân viên. Tuy nhiên điều này cũng chỉ giảm thiếu được một phần thiệt hại cho các chủ cửa hàng, chỉ đến khi có sự xuất hiện của các Phần mềm quản lý chuỗi cửa hàng thì họ mới thật sự “ăn ngon, ngủ đủ”. Về mặt khách hàng Cửa hàng của bạn chẳng thể tồn tại nếu không có khách hàng, nói như vậy để cho thấy được tầm quan trọng của họ. Hiện tại, việc quản lý thông tin của khách hàng chẳng hề được xem trọng. Một số người cho rằng, làm những công việc đó thật tốn công vô ích, chẳng đem lại một đồng lợi nhuận cho doanh nghiệp của họ. Một quy luật kinh điển trong giới kinh doanh mà chắc bạn cũng đã từng nghe qua: “80% doanh thu của doanh nghiệp trong tương lai đến từ 20% khách hàng hiện tại”. Điều này chứng tỏ nếu không quản lý được dữ liệu về khách hàng, các cửa hàng của bạn sẽ mất một nguồn doanh thu khổng lồ. 2. Quản lý công nghệ Một quan điểm sai lầm khi kinh doanh cửa hàng là: tất cả công việc đều có thể được giải quyết một cách thủ công, chẳng cần sử dụng các công cụ hỗ trợ bán hàng, điều này chỉ làm tăng chi phí và giảm lợi nhuận của cửa hàng. Tất nhiên, bình thường bạn vẫn có thể tự tay làm hết tất cả mọi việc của shop mà không cần nhờ đến bất kỳ sự trợ giúp nào cả. Nhưng bạn sẽ phải làm liên tục từ sáng đến tối mà không có thời gian nghỉ ngơi, nếu có công việc đột xuất xảy ra thì bạn sẽ phải tạm dừng công việc của cửa hàng, dẫn đến hiệu quả kinh doanh không được tối ưu. Hơn nữa, nếu bạn có tham vọng phát triển thành một chuỗi cửa hàng thì việc tự tay quản lý chắc chắn không khả thi. Cách quản lý nhiều cửa hàng đang được ưa chuộng chính là nhờ sự trợ giúp của công nghệ. Trong đó Phần mềm quản lý chuỗi cửa hàng Bado sẽ có thể giải quyết tất cả vấn đề còn tồn đọng của doanh nghiệp một cách nhanh chóng và chính xác nhất trong thời gian sắp tới. 3. Quản lý thương hiệu Thương hiệu là công cụ giúp cho người tiêu dùng tiết kiệm thời gian khi đưa ra quyết định mua hàng. Đây thật sự là một “con dao 2 lưỡi”, nếu một chi nhánh làm hài lòng khách hàng, về sau chỉ cần nhìn thấy thương hiệu của bạn, các chi nhánh cùng thương hiệu cũng có được cái nhìn thiện cảm từ khách hàng. Trái lại, một chi nhánh thuộc cùng một chuỗi gây ảnh hưởng xấu cho người mua, lúc này tất cả các chi nhánh gắn cùng mác thương hiệu đều bị vô danh sách đen. 4. Quản lý tài chính Một câu hỏi thường xuyên được các chủ shop hỏi là: “Tại sao cửa hàng của mình số lượng đơn hàng được bán ra rất nhiều nhưng lợi nhuận lại chẳng thấy đâu? Vì sao cùng thuộc một hệ thống, nhưng có cửa hàng doanh thu cao, có cửa hàng lại thường xuyên lỗ nặng?”. Một câu trả lời đơn giản là bạn chưa kiểm soát được các chi phí đầu vào và đầu ra hiệu quả. Để giải quyết dứt điểm vấn đề này, bạn cần phải sát sao hơn trong việc lập bảng báo cáo tài chính, quản lý chi tiết các nguồn tiền vô và các chi phí phát sinh trong quá trình hoạt động. Từ giá vốn hàng bán, chiết khấu cho các khách sỉ, doanh thu, chi phí triển khai các chương trình khuyến mãi đều phải được thống kê lại một cách chính xác nhất. Khi có những báo cáo rõ ràng, bạn có thể điều chỉnh lại kế hoạch kinh doanh để tối ưu lợi nhuận cho từng cửa hàng. Và khi bạn đã có Phần mềm quản lý chuỗi cửa hàng Bado thì việc quản lý tài chính không còn là vấn đề đau đầu nữa. Phần mềm cho phép bạn quản lý dòng tiền một cách hiệu quả, các khoản thu - chi công nợ được cập nhật một cách chi tiết cụ thể giúp bạn có cái nhìn tổng thể về tình hình kinh doanh của cửa hàng. 5. Quản lý chất lượng sản phẩm Giá cả cạnh tranh, nhân viên tư vấn nhiệt tình nhưng nếu chất lượng sản phẩm của cửa hàng không làm hài lòng được người mua thì cũng không thể cứu vãn được “cuộc tình” này. Nhất là khi chất lượng sản phẩm của các chi nhánh không đồng đều nhau, khi khách hàng không ưng ý ở một chi nhánh nào đó thì tự động toàn bộ hệ thống của nhãn hàng đó sẽ bị loại khỏi “cuộc chơi mua sắm” của họ. Việc sản phẩm trên toàn hệ thống cửa hàng có chất lượng như nhau chính là sợi dây liên kết khách hàng với thương hiệu và cũng chính là vũ khí để cạnh tranh với đối thủ. Hy vọng qua những đã chia sẻ trên sẽ giúp bạn có thể tìm được cách quản lý nhiều cửa hàng phù hợp với doanh nghiệp của mình.