Chúng ta có nên tin tưởng vào Hệ thống phanh tự động khẩn cấp trang bị trên xe hơi?

Thảo luận trong 'Công nghệ' bắt đầu bởi tieumitinhte@gmail.com, 14/2/20.

  1. Chúng ta có nên tin tưởng vào Hệ thống phanh tự động khẩn cấp trang bị trên xe hơi?

    Chúng ta có nên tin tưởng vào Hệ thống phanh tự động khẩn cấp trang bị...

    LIÊN HỆ (155 Đọc / 0 Thích / 0 Bình luận)
    1. Thông tin chủ đề
    2. Tỉnh/TP: Toàn quốc
    3. Tình trạng hàng: N/A
    4. Nhu cầu: N/A
    1. Thông tin người đăng
    2. Tài khoản: tieumitinhte@gmail.com
    3. Ngày đăng: 14/2/20 lúc 14:28
    4. Số điện thoại:
  2. G

  3. FastEhome.com- Đăng kí mở Shop bán hàng miễn phí no-spam Hệ thống phanh tự động khẩn cấp (Auto Emergency Braking, AEB) là công nghệ được trang bị trên rất nhiều mẫu xe hơi hiện nay, từ xe phổ thông cho đến xe hạng sang. Tuy nhiên, nhiệm vụ của công nghệ này là gì và liệu nó có hiệu quả trong việc gia tăng mức độ bảo vệ người lái trong các tình huống nguy hiểm?
    Về cơ bản, vai trò của AEB chính là phát hiện một vụ va chạm sắp xảy ra, từ đó tự động kích hoạt phanh nhằm ngăn chặn hoặc giảm thiểu độ nghiêm trọng của một vụ tai nạn. Tại thị trường Mỹ, 20 nhà sản xuất ô tô - chiếm 99% doanh số bán xe trên khắp đất nước này đã đồng ý trang bị AEB như một tiêu chuẩn bắt buộc trên xe từ năm 2022. Báo cáo mới nhất của Viện nghiên cứu an toàn giao thông quốc gia Mỹ IIHS (Insurance Institute for Highway Safety) cho thấy Hệ thống phanh tự động khẩn cấp giúp giảm thiểu 43% số vụ tai nạn xảy ra do va chạm với xe phía trước.

    [​IMG]

    Trong quá trình đi tìm ra ưu và nhược điểm của hệ thống này và xem chúng khác nhau như thế nào trên các mẫu xe khác nhau, các anh ở tạp chí Car and Driver đã sử dụng 4 mẫu xe bao gồm Cadillac CT6, Subaru Impreza, Tesla Model S và Toyota Camry, cho chúng trải qua tổng cộng bốn bài thử nghiệm. Trong quá trình test, một “quả bóng” lớn có hình dáng của đuôi một chiếc xe được bố trí như chướng ngại vật nhằm thử độ nhạy của Hệ thống phanh tự động khẩn cấp trên từng chiếc xe. Ở những bài thử nghiệm yêu cầu quả bóng di chuyển, nó sẽ được nối với một chiếc bán tải thông qua thanh trượt dài cỡ 13 mét, cho phép chiếc xe hình nộm có thể trượt về phía trước sau va chạm.
    Ngày nay, các nhà sản xuất ô tô không thể phủ nhận một thực tế rằng hầu như các hệ thống AEB hiện hành đều có điểm mù của nó. Trong sách hướng dẫn, thông tin này được lưu ý rõ ràng, thậm chí công ty còn cho biết sẽ miễn trừ mọi trách nhiệm pháp lý nếu hệ thống bất ngờ không vận hành như ý muốn. Một trong những ví dụ điển hình có thể kể ra đó là đối với mẫu Camry của Toyota, hệ thống AEB có thể sẽ không hoạt động khi xe đang đi lên một cung đường dốc vì bị khuất tầm nhìn. Ngoài ra, AEB còn có thể gặp vấn đề khi cần gạt nước hoạt động cũng bởi lý do tương tự. Theo Toyota, hệ thống cũng không vận hành tốt khi có ánh mắt trời chiếu trực tiếp vào các camera của AEB.

    [​IMG]

    Có một sự thật mà bạn cần phải biết là Hệ thống phanh tự động khẩn cấp không ra đời để hoạt động trong các điều kiện thời tiết làm hạn chế tầm nhìn, cũng như tự động đưa ra phản ứng khi đột nhiên có xe tạt đầu. AEB nói riêng và tất cả các hệ thống hỗ trợ khác nói chung sau cùng đều có chung một mục đích, đó là giúp một người lái xe tập trung xử lý tình huống chính xác hơn, chứ không phải lệ thuộc vào nó. Trên những chiếc xe của Volvo, nhà sản xuất có trang bị một tính năng gọi là Kiểm soát hành trình thích ứng (Adaptive Cruise Control, ACC), hoạt động dựa vào các cảm biến giống như trên AEB.
    Trong một số tình huống chẳng hạn như có xe phía trước chuyển làn và đi vào làn mà xe Volvo đang chạy, nếu đang lưu thông ở vận tốc trên 32 km/h, chiếc xe sẽ không tự giảm tốc, theo công bố của nhà sản xuất. Áp dụng kịch bản tương tự để thử nghiệm AEB, các chuyên gia tại Car and Driver lần lượt điều khiển những mẫu xe kể trên tiến đến gần chiếc xe giả và phải rất sát họ mới đánh vô lăng để né, mô phỏng động tình huống chuyển làn gấp thường xảy ra trên đường. Kết quả: không một chiếc xe nào có thể tránh được va chạm khi đang lưu thông ở tốc độ 48 km/h. Khi vượt quá tốc độ này, AEB trên Tesla và Subaru không đưa ra bất kỳ cảnh báo nào hoặc tự phanh.

    [​IMG]

    Ở thời điểm hiện tại, hầu hết các nhà sản xuất ô tô đều có rất ít động lực để cải thiện mức độ hiệu quả của Hệ thống phanh tự động khẩn cấp bởi những chương trình đánh giá an toàn đối với công nghệ này hiện vẫn chưa quá khắt khe. Ở hạng mục đánh giá AEB trên từng chiếc xe, Cơ quan An toàn Giao thông Cao tốc Quốc gia Mỹ (NHTSA) chỉ cho chiếc xe chạy thử nghiệm ở một vận tốc là 40 km/h và chỉ đòi hỏi chiếc xe tự giảm tốc khoảng 15 km/h trước khi va chạm xảy ra.
    Trong các bài thử nghiệm của Car and Driver, tất cả phương tiện đều có thể dễ dàng đạt được giới hạn đó, nhưng có một mẫu xe tỏ ra vượt trội hơn. Subaru Impreza - chiếc xe ít tiền nhất trong số 4 chiếc mang ra thử nghiệm với hệ thống stereo camera có thể tránh được va chạm ở tốc độ hơn 72 km/h, cao hơn so với tất cả những chiếc còn lại. Với việc dùng chiếc xe giả, Car and Driver muốn đi tìm ra vận tốc ở từng chiếc xe khi đối mặt với một tình huống mà việc xảy ra va chạm là điều không thể tránh khỏi.

    Tuy nhiên, Thatcham Research - cơ quan có vai trò tương tự như IIHS của Mỹ lại không muốn mọi thử nghiệm chỉ dừng lại ở mức đó. Cụ thể, các chuyên gia tại đây đã tiến hành những bài test tương tự nhưng với tốc độ đủ lớn để biết rằng ở giới hạn vận tốc nào thì AEB sẽ bị vô hiệu hóa. “Khi vận tốc càng cao, trên phương diện vật lý, chiếc xe không còn hiểu được nó đang ở tình huống như thế nào để đưa ra phản ứng kịp thời. Chúng tôi đã nhìn thấy được điều đó đối với ACC”, Matthew Avery, giám đốc nghiên cứu tại Thatcham, cho biết.

    [​IMG]

    Theo Avery, ngoài việc làm sao để hệ thống hoạt động tốt ở dải tốc độ cao, một thách thức khác mà các nhà sản xuất cũng cần phải đối mặt chính là làm sao để nó không can thiệp quá nhiều hay quá nhạy cảm với các tình huống xảy ra trên đường. Nói cách khác, họ phải tìm giải pháp để AEB không hoạt động sai, nghĩa là không tự động phanh ngay khi chẳng có mối đe dọa nào.
    Năm 2015, NHTSA đã mở một cuộc điều tra kéo dài cả năm trời, liên quan đến tổng cộng 95.000 chiếc Jeep Grand Cherokees sau khi cơ quan nhận được nhiều báo cáo của khách hàng cho biết chiếc xe dường như tự động phanh mà không có lý do gì. 176 than phiền được gửi lên cho rằng hệ thống phanh tự động khẩn cấp hoạt động một cách khó hiểu, nhưng sau cùng các chuyên gia vẫn chưa tìm ra được nguyên nhân.

    “Ở góc độ công nghệ, nếu muốn giảm tỷ lệ dương tính giả, bạn buộc lòng phải tìm cách để tăng tỷ lệ âm tính giả lên và ngược lại”, Raj Rajkumar, đồng giám đốc của Phòng thí nghiệm nghiên cứu xe tự hành General Motors-Carnegie Mellon, giải thích. Sau tất cả các bài thử nghiệm, điều có thể dễ dàng nhận thấy là ở cùng một tốc độ, nhưng những lần thử khác nhau sẽ lại cho ra một kết quả khác nhau. Lúc thì phanh trễ, khi thì phanh quá ít lực và thậm chí cũng có trường hợp chẳng có chút phản ứng nào. Trong bài thử nghiệm gặp chướng ngại vật tĩnh, Impreza từ vận tốc 80 km/h lao tới và đến khi va chạm với quả bóng, vận tốc ghi nhận là 48 km/h.

    [​IMG]

    Trong tương lai, Hệ thống phanh tự động khẩn cấp (AEB) được cho là sẽ hoàn thiện hơn nhờ 2 phương diện: Đầu tiên, trí thông minh nhân tạo sẽ giúp gia tăng khả năng xác định các mối đe dọa từ đó áp dụng lực phanh phù hợp với mỗi tình huống khác nhau. Trong khi đó, yếu tố thứ 2 chính là bổ sung cảm biến LIDAR vận hành nhờ tia laser, đồng nghĩa với việc chi phí sẽ bị đội lên. Các hệ thống hỗ trợ nhằm tránh va chạm được ví von như “túi khí” của thế kỷ 21 trong nỗ lực nhằm gia tăng mức độ bảo vệ hành khách sử dụng ô tô.
    Khác biệt ở đây chính là ngành công nghiệp công nghệ an toàn xe hơi đang chuyển dịch từ việc bảo vệ hành khách trong một vụ tai nạn sang việc ngăn chặn nó xảy ra ngay từ đầu, nói vui là “phòng bệnh hơn là chữa bệnh”. Mặc dù vậy, cho đến khi những chiếc xe tự hành hoàn toàn đủ an toàn để lăn bánh, các công nghệ thông minh trang bị cho xe hơi hiện hành vẫn dừng lại ở mức hỗ trợ, chứ không thể thay thế khả năng phán đoán và xử lý tình huống của con người.
     

    Bình Luận Bằng Facebook

Chia sẻ trang này