Chứng khoán Mỹ sụt hố 2.000 tỉ USD

Thảo luận trong 'TIN TỨC QBKD' bắt đầu bởi VietNambiz - Thị trường, 12/6/20.

  1. Chứng khoán Mỹ sụt hố 2.000 tỉ USD

    Chứng khoán Mỹ sụt hố 2.000 tỉ USD

    LIÊN HỆ (300 Đọc / 0 Thích / 0 Bình luận)
    1. Thông tin chủ đề
    2. Tỉnh/TP: Toàn quốc
    3. Tình trạng hàng: N/A
    4. Nhu cầu: N/A
    1. Thông tin người đăng
    2. Tài khoản: VietNambiz - Thị trường
    3. Ngày đăng: 12/6/20 lúc 18:13
    4. Số điện thoại:
  2. G

  3. FastEhome.com- Đăng kí mở Shop bán hàng miễn phí no-spam "Chứng khoán chỉ có thể đi lên" là triết lí của thị trường Mỹ trong những ngày gần đây. Tuy nhiên, các nhà đầu tư vừa nhận về cú sốc lớn khi chỉ số S&P 500 lao dốc 6% và gần 2.000 tỉ USD bị xóa sổ khỏi vốn hóa thị trường.


    Hiện tượng bán tháo xảy ra tồi tệ nhất đối với các cổ phiếu mà nhà đầu tư nhỏ lẻ dồn tiền vào mua trong tháng trước như hàng không, năng lượng và ngân hàng.

    Cú lao dốc của thị trường hôm 11/6 cho thấy nền tảng dễ lung lay của đợt phục hồi đã kéo chỉ số S&P 500 lên 45% kể từ cuối tháng 3.

    Theo Bloomberg, các nhà đầu tư nhỏ lẻ đổ xô vào thị trường trong vài tuần qua đã phải chịu thiệt hại nặng nề. Câu hỏi liệu họ sẽ tiếp tục bám trụ hay tháo chạy khỏi thị trường sẽ có ảnh hưởng lớn đến diễn biến của chứng khoán Mỹ trong vài tuần tiếp theo.

    [​IMG]

    Tại một số thị trường, một ngày như hôm nay có thể sẽ hấp dẫn đối với những nhà đầu tư chuyên săn lùng món hời. Hay ít nhất những người thường nghi ngờ giá trị nội tại của doanh nghiệp Mỹ cũng có thể sẽ mạnh dạn mua vào cổ phiếu khi thấy 2.000 tỉ USD "bốc hơi" khỏi vốn hóa thị trường chỉ trong 6,5 giờ đồng hồ.

    Tuy vậy, nhà đầu tư vẫn đứng ngoài thị trường. Đây có thể là điềm xấu đối với triển vọng lâu dài của thị trường.

    Nếu đợt bán tháo ngày 11/6 xảy ra vào năm 2019 thay vì 2020, đây sẽ là cú lao dốc nặng nề nhất của chứng khoán Mỹ trong vòng 8 năm. Nhưng kết phiên 11/6, định giá dự phóng của S&P 500 vẫn cao hơn 13% so với tháng 2 khi đợt bán tháo bắt đầu. Cổ phiếu đã rẻ đi, nhưng vẫn cao hơn mức giá mà những nhà đầu tư săn lùng món hời cảm thấy có thể chấp nhận được.

    [​IMG]

    Ông Giri Cherukuri, nhà quản lí danh mục đầu tư tại Oakbrook Investments cho biết: "Đã có sự mất kết nối giữa thị trường chứng khoán Mỹ và tình hình hiện tại của nền kinh tế trong thời gian qua. Sự sụt giảm của thị trường phiên 11/6 mới chỉ là một bước lùi nhỏ sau khi đã tiến quá xa. Tôi không nghĩ đây là cơ hội mua vào. P/E vẫn rất cao".

    Hầu như cổ phiếu nào cũng bị càn quét trong đợt bán tháo. Nhưng cổ phiếu hàng không, du thuyền và du lịch bị bán ra mạnh nhất. American Airlines, một trong những cổ phiếu chịu ảnh hưởng nặng nề nhất, giảm 15%.

    Nhiều nhà đầu tư nhỏ lẻ theo đuổi cổ phiếu các công ty được hưởng lợi nếu nền kinh tế phục hồi nhanh chóng nhiều khả năng đang lỗ nặng.

    Đợt bán tháo ngày 11/6 cũng đã xóa sổ hơn 269 tỉ USD khỏi vốn hóa thị trường 5 công ty công nghệ hàng đầu nước Mỹ. Microsoft mất nhiều nhất khi vốn hóa giảm hơn 80 tỉ USD do giá cổ phiếu sụt hơn 5%.

    Cổ phiếu Facebook cũng giảm hơn 5%, Apple giảm 4,8%. Alphabet (công ty mẹ của Google) và Amazon lần lượt giảm 4,29% và 3,38%.

    Những phiên trước, cổ phiếu các công ty này đã liên tiếp đi lên. Mới ngày 10/6, giá cổ phiếu Amazon và Apple vừa phá đỉnh lịch sử. Cũng trong ngày này, chỉ số thiên về công nghệ Nasdaq Composite lần đầu đóng cửa trên 10.000 điểm. Đây là minh chứng rõ ràng cho thấy tâm lí thị trường có thể thay đổi từ hưng phấn sang bi quan cực kì nhanh chóng.

    [​IMG]

    Ông Dan Skelly, người đứng đầu bộ phận nghiên cứu thị trường của Morgan Stanley Wealth Management cho biết chỉ số P/E thường là thước đo định giá tốt trong dài hạn.

    Tuy nhiên, trong ngắn hạn, chỉ số này "có thể rất vô dụng. P/E có thể bị ảnh hưởng bởi tâm lí nhà đầu tư, sự kiện vĩ mô hay bất kì tin tức nào trong ngày".

    Ông Skelly chỉ ra rằng trong cú sụp đổ của thị trường chứng khoán Mỹ hồi tháng 3, P/E vẫn cao hơn 30% so với mức thấp nhất trong cuộc khủng hoảng tài chính 2008. Ông giải thích: "Lí do là vì lãi suất cũng thấp hơn 12 năm trước khoảng 30%".

    Tuy nhiên, việc giả định rằng EPS (lợi nhuận trên mỗi cổ phiếu) có thể hồi phục đến khoảng 150 - 160 USD vẫn mang lại mức định giá "khá hào phóng" trên cơ sở tuyệt đối, ông cho biết.

    Cho đến gần đây, định giá chỉ là yếu tố phụ khi các nhà đầu tư lựa chọn cổ phiếu. Đối với nhà đầu tư tổ chức, điều quan trọng hơn là khả năng tăng doanh thu và lợi nhuận trong bối cảnh kinh tế hỗn loạn bởi đại dịch.

    Họ dồn tiền vào các gã khổng lồ công nghệ và công ty y tế, đặt cược rằng nhu cầu cho tự động hóa và phương pháp điều trị COVID-19 sẽ giúp những công ty này chống chọi được khủng hoảng.

    Câu hỏi đối với nhiều người là lợi nhuận doanh nghiệp trong năm nay sẽ là bao nhiêu. Theo dữ liệu từ Bloomberg Intelligence, các nhà phân tích dự đoán EPS các cổ phiếu thành phần của S&P 500 vào khoảng 127 USD, thấp hơn dự báo 136,2 USD hồi giữa tháng 4.

    Trong số các chuyên gia Phố Wall, người tiêu cực nhất dự đoán EPS trong năm nay là 50 USD.

    Nhà kinh tế Lauren Goodwin của New York Life Investments cho biết nền kinh tế và thị trường đang phải đối mặt với nhu cầu sụt giảm nặng nề bởi COVID-19. Bà cho biết: "Kể cả nếu các chương trình của Fed có thể hỗ trợ cho các tài sản rủi ro, nếu không có tổng cầu thực sự thì EPS cũng không thể được kéo lên".
     

    Bình Luận Bằng Facebook

Chia sẻ trang này