Chủ tịch UBCK: “Chúng tôi không chỉ nợ một lời xin lỗi mà nhiều lời xin lỗi”

Thảo luận trong 'TIN TỨC QBKD' bắt đầu bởi EhomeStock admin 1, 25/6/21.

  1. Chủ tịch UBCK: “Chúng tôi không chỉ nợ một lời xin lỗi mà nhiều lời xin lỗi”

    Chủ tịch UBCK: “Chúng tôi không chỉ nợ một lời xin lỗi mà nhiều lời xin...

    LIÊN HỆ (222 Đọc / 0 Thích / 0 Bình luận)
    1. Thông tin chủ đề
    2. Tỉnh/TP: Toàn quốc
    3. Tình trạng hàng: N/A
    4. Nhu cầu: N/A
    1. Thông tin người đăng
    2. Tài khoản: EhomeStock admin 1
    3. Ngày đăng: 25/6/21 lúc 12:03
    4. Số điện thoại:
  2. G

  3. FastEhome.com- Đăng kí mở Shop bán hàng miễn phí no-spam Rất nhiều lời cảm ơn và lời xin lỗi đã được lãnh đạo cao nhất TTCK Việt Nam gửi đến nhà đầu tư và các thành viên thị trường sau sự cố nghẽn lệnh tại HoSE thời gian qua.


    Tại hội thảo trực tuyến “Nghẽn lệnh tại HOSE: Thực trạng và Giải pháp” do CLB Nhà báo tổ chức chiều nay, Chủ tịch CTCP Chứng khoán SSI ông Nguyễn Duy Hưng cho rằng “lãnh đạo UBCK, lãnh đạo Sở GDCK TP.HCM và tất cả thành viên thị trường nên gửi NĐT một lời xin lỗi chính thống vì họ phải trả phí giao dịch cho CTCK và Sở GDCK thì họ phải được nhận được dịch vụ đầy đủ theo đúng những gì cam kết”.

    Sau chia sẻ của ông Hưng, ông Trần Văn Dũng, Chủ tịch UBCK đã kết thúc buổi toạ đàm bằng nhiều lời cảm ơn và lời xin lỗi đến nhà đầu tư và các thành viên thị trường đã chung tay giúp TTCK Việt Nam cùng phát triển thời gian qua, sau sự cố nghẽn lệnh tại HOSE.

    Sau khi nghe chia sẻ của NĐT, các CTCK thì tôi nghĩ rằng đó là kỳ vọng chung của cả thị trường và đó là các kỳ vọng rất cụ thể trong giai đoạn khó khăn này.

    Hiện nay chúng tôi coi nghẽn lệnh là ưu tiên số 1, nhiều chương trình dài hạn chúng tôi có hẹn với thị trường phải gác lại, chậm lại vài tháng như xây dựng chiến lược cho 10 năm tới, chúng ta có dự thảo nhưng chưa tổ chức lấy ý kiến đến đông đảo thành viên thị trường”, Chủ tịch UBCK tổng kết lại.

    Với một số ý kiến cụ thể, ông Dũng phân tích ý kiến của đại diện SHS về việc các Sở GDCK cần phải nâng cao dịch vụ hơn nữa cho các CTCK và cho NĐT, đồng thời giảm phí để hỗ trợ cho nhà đầu tư.

    Theo ông Dũng, từ khi dịch Covid bùng phát, UBCK đã báo cáo Bộ Tài chính và Bộ đã ngay lập tức có quyết sách ngay: “Đời tôi làm công chức rất nhiều năm nhưng chưa bao giờ chứng kiến một Thông tư của Bộ Tài chính từ lúc hình thành ý tưởng đến lúc soạn thảo và trình các cấp có thẩm quyền phê duyệt đến lúc ban hành chỉ mất có 3 ngày”.

    Các loại phí của thị trường liên quan đến 2 Thông tư. Bộ Tài chính đã cho ngành chứng khoán được giảm 20/22 loại phí và mức giảm khá mạnh, trong đó phí giao dịch giảm 10%. Khi tháng 4/2020 dịch bùng phát, UBCK trình Bộ Tài chính cho giảm phí trong 3 tháng, đến tháng 8/2020 Bộ trưởng Bộ tài chính lúc đó là ông Đinh Tiến Dũng đã cho giảm phí đến tháng 6 năm nay, một khoảng thời gian khá dài. Tháng 6 sắp hết và UBCK đã trình Bộ trưởng Hồ Đức Phớc và Bộ trưởng cho phép kéo dài đến hết năm 2021.

    Trên nền giảm phí của các Sở giao dịch, các CTCK có dư địa để giảm phí cho nhà đầu tư. Qua khảo sát nhiều CTCK đã giảm phí cho nhà đầu tư. Thậm chí, VNDirect có thời điểm còn đền bù cho nhà đầu tư. Một số CTCK giảm phí cho NĐT bằng 0. Theo ông Dũng, cơ quan quản lý không trực tiếp giảm phí cho nhà đầu tư, nhưng đây là cách gián tiếp và mức hỗ trợ nếu tính ra bằng tiền nếu tính ra con số không phải ít.

    Ngoài ra cơ quan quản lý có nhiều nỗ lực để duy trì thị trường không nghỉ, kể cả khi trụ sở CTCK, trụ sở Trung tâm lưu ký bị phong toả. Tình huống Covid CTCK đã bị phong toả, trụ sở của ngân hàng chỉ định thanh toán chi nhánh Hà Thành bị phong toả, nhưng thị trường không nghỉ ngày nào.

    Những kiến nghị như giao dịch trong ngày thì chúng ta phải chờ hệ thống KRX. Kiến nghị cho T+2 luôn theo ông Dũng việc này chưa thực hiện ngay được.

    Các kiến nghị khác về gia tăng chất lượng hàng hoá, UBCK đã báo cáo Bộ Tài chính, khi thời điểm thị trường tốt thì tăng cường cổ phần hoá và thoái vốn để tăng nguồn cung cho thị trường vì lực cầu đang rất mạnh. Bộ trưởng đang chỉ đạo và tới đây sẽ có một số chương trình cụ thể.

    Việc nâng cấp hệ thống còn phải nghĩ xa hơn KRX, bởi vì Sở GDCK Việt Nam ra đời, sự kết nối giữa UBCK, VNX đến hai Sở con, VSD, đến NĐT, CTCK thành viên…chương trình này dài hơn hơn một chút và hiện nay chúng ta phải tập trung vào nghẽn lệnh.

    Về robot trading và hạ phí cho giao dịch robot, đây là đề tài khá lớn mà chúng ta cần xem xét cho giai đoạn tới. Nếu chúng ta cho sử dụng robot cho hoạt động lập thị trường thì khuyến khích, nhưng sử dụng robot để đặt lệnh thì chúng ta phải đánh đổi giữa tốc độ đặt lệnh của robot và NĐT cá nhân. Bên cạnh cái lợi là thanh khoản thì ảnh hưởng NĐT cá nhân, do đó việc này cần phải thảo luận kỹ.

    Kỳ vọng trong năm 2022, nếu KRX đưa vào được thì có thể áp dụng giao dịch trong ngày, có thể mở ra thị trường mới là đưa vào thị trường trái phiếu doanh nghiệp và hợp đồng tương lai một số chỉ số mới tại Sở GDCK Hà Nội.

    [​IMG]

    Chủ tịch UBCK gửi lời cảm ơn đến các thành viên thị trường, FPT, NĐT vì những nỗ lực chung: “Tôi thay mặt gửi lời cám ơn đến tất cả các nhà đầu tư, trong thời gian qua các NĐT đã tham gia rất nhiệt tình, rất đông đảo, làm TTCK phát triển. Chính NĐT đã giúp TTCK huy động được nguồn tiền cho doanh nghiệp để chúng ta phát triển một quốc gia hưng thịnh hơn. Nguồn tiền này cũng giúp các DN niêm yết đứng vững được trong thời Covid, với 84% doanh nghiệp vẫn làm ăn có lãi và mức lãi khá lớn trong quý 1 và quý 2 năm nay.

    Trong thời gian nghẽn lệnh 6 tháng vừa qua, chúng tôi chịu rất nhiều áp lực, hầu hết các NĐT không hài lòng nhưng cũng rất chia sẻ.

    Chúng tôi cũng gửi lời cảm ơn đến các CTCK. 6 tháng chúng ta đã họp với nhau 3 lần và những chính sách của phía cơ quan quản lý, của Sở được thảo luận công khai, minh bạch và nhận được sự đồng thuận của các CTCK. Sự hợp tác của các CTCK làm cầu nối đả thông chính sách giữa cơ quan quản lý và NĐT, nhờ đó chúng ta giữ được thị trường đến ngày hôm nay không nghỉ ngày nào, trừ chiều 1/6.

    Tôi cũng cảm ơn các nhà kinh tế, học giả, tôi đã nhận được rất nhiều email, tin nhắn cống hiến rất nhiều giải pháp.

    Chúng tôi cũng rất cám ơn công ty FPT và các doanh nghiệp đồng hành. Anh Hưng SSI nói anh không tin FPT có thể xử lý được trong 100 ngày vì anh Hưng không tin về cơ chế. Có lẽ tại thời điểm anh Hưng phát biểu, anh Hưng cũng chưa biết rằng bản thân cơ chế của Nhà nước có lường được tình huống để có thể xử lý. Do đó, với sự vào cuộc của FPT chúng ta đã tìm được giải pháp rất hợp pháp về mặt pháp lý. Tất nhiên phải nhờ sự vào cuộc của FPT sẵn sàng cống hiến cả về mặt công nghệ và mặt tài chính trong giai đoạn đầu, để chúng ta khắc phục được tình trạng nghẽn lệnh.

    Với cơ quan báo chí, chúng tôi cảm ơn CLB Nhà báo tổ chức diễn đàn hôm nay và cơ quan truyền thông báo chí thời gian qua tích cực đưa tin và đưa tin đa chiều, từ cơ quan quản lý, bức xúc của NĐT thậm chí hiến kế rất nhiều”.

    Cuối cùng, lãnh đạo UBCK gửi lời xin lỗi đến các nhà đầu tư vì sự cố nghẽn lệnh thời gian qua, mong các NĐT thông cảm, cũng như cam kết nỗ lực cao nhất để giải quyết triệt để sự cố:

    Như anh Hưng kiến nghị Sở và UBCK nợ NĐT một lời xin lỗi, tôi nghĩ rằng tôi đã từng làm Chủ tịch Sở Hà Nội, Sở TP.HCM và giờ là Chủ tịch UBCK. Tình huống này xảy ra chúng tôi không chỉ nợ 1 lời xin lỗi mà nhiều lời xin lỗi.

    Tôi chỉ mong các NĐT hiểu rằng trong bối cảnh như thế các cơ quan quản lý như Bộ Tài chính, các cơ quan trực tiếp như các SGD ở đây chúng tôi đã rất nỗ lực. Trong giai đoạn hiện nay anh em làm việc thâu đêm, không chỉ một ngày mà rất nhiều ngày, cơ quan quản lý cố gắng hết sức để phải tìm giải pháp an toàn, hiệu quả nhất và nhanh nhất. Bản thân tôi, nếu để lặp lại 100 ngày cũng không thể làm được.

    Tôi rất mong các NĐT thông cảm, và chúng tôi cảm ơn tất cả mọi người vì nỗ lực chung.

    Tôi cũng xin lỗi các nhà khoa học, các chuyên gia kinh tế, các nhà báo, một số CTCK đã nhắn tin, email cho UBCK và cá nhân tôi nhưng chúng tôi không có thời gian trả lời, tại sao tôi không áp dụng giải pháp này mà áp dụng giải pháp kia. Nhiều khi không có thời gian tranh luận để tập trung làm sao cho hệ thống của FPT suôn sẻ”.

    [​IMG]

    Tổng giám đốc Sở GDCK TP.HCM Lê Hải Trà


    Ông Lê Hải Trà, Tổng giám đốc HOSE cũng thay mặt Sở GDCK Tp.HCM nhận một phần trách nhiệm trong sự cố nghẽn lệnh: “Tôi cảm ơn CLB Nhà báo đã tổ chức chương trình hôm nay, đây là cơ hội tuyệt vời để chúng ta ngồi lại với nhau chia sẻ các vấn đề đó. Tôi rất chia sẻ với anh Hưng, ở góc độ Sở GDCK, tổ chức phục vụ hoạt động thị trường là một trong những vấn đề mà Sở GDCK TP.HCM phải nhận một phần trách nhiệm phần lỗi của mình trong việc xảy ra câu chuyện này.

    Với những nỗ lực chúng ta đã thực hiện được đến thời điểm này, tôi nghĩ rằng chúng tôi trên cương vị của mình nhìn về cái chung của thị trường thì từ đầu đến giờ, không phải trong 6 tháng qua mà trong 21 năm qua Sở GDCK TP.HCM luôn cố gắng nỗ lực cao nhất thực hiện tôn chỉ mục đích của mình – là tổ chức vận hành thị trường chuyên nghiệp hơn, ngày càng tạo dựng được niềm tin của NĐT trong và ngoài nước để hướng tới mục tiêu phát triển cao hơn của TTCK Việt Nam nói riêng và nền kinh tế nói chung. Đó là những gì chúng tôi cam kết đã, đang làm những gì có thể”.

    Chiều nay, Ban chỉ đạo nghẽn lệnh do Thứ trưởng Bộ Tài chính Huỳnh Quang Hải chủ trì sẽ họp và ra quyết định cuối cùng. Lãnh đạo UBCK cam kết hệ thống mới của FPT chậm nhất sẽ ra mắt vào đầu tháng 7 tới đây, khép lại tình trạng nghẽn lệnh thời gian qua.

    Châu Cao

    Theo Doanh nghiệp và Tiếp thị
    Tiếp tục đọc...
     

    Bình Luận Bằng Facebook

Chia sẻ trang này