Chủ tịch Misa: Hết tinh thần khởi nghiệp là doanh nghiệp tụt hậu

Thảo luận trong 'TIN TỨC QBKD' bắt đầu bởi Tin Nhanh Chứng Khoán |, 4/6/19.

  1. Chủ tịch Misa: Hết tinh thần  khởi nghiệp là doanh nghiệp tụt hậu

    Chủ tịch Misa: Hết tinh thần khởi nghiệp là doanh nghiệp tụt hậu

    LIÊN HỆ (428 Đọc / 0 Thích / 0 Bình luận)
    1. Thông tin chủ đề
    2. Tỉnh/TP: Toàn quốc
    3. Tình trạng hàng: N/A
    4. Nhu cầu: N/A
    1. Thông tin người đăng
    2. Tài khoản: Tin Nhanh Chứng Khoán |
    3. Ngày đăng: 4/6/19 lúc 08:43
    4. Số điện thoại:
  2. G

  3. FastEhome.com- Đăng kí mở Shop bán hàng miễn phí no-spam Giải những bài toán lớn

    Từ thực tế hoạt động của Misa, ông Long khẳng định: “Doanh nghiệp phần mềm Việt Nam hoàn toàn có đủ năng lực để giải quyết các bài toán lớn, đặc thù đối với thị trường nội địa, điều mà các công ty nước ngoài không thể làm được.

    Ðồng thời có thể làm chủ và ứng dụng thành công các công nghệ mới nhất từ blockchain, trí thông minh nhân tạo (AI), học máy (machine learning)… vào các sản phẩm. Bản thân Misa không chỉ tạo ra những sản phẩm ứng dụng tốt tại Việt Nam mà còn cả thị trường quốc tế. Chẳng hạn, phần mềm quản lý nhà hàng CUKCUK của MISA đã có mặt tại 10 nước như Ðức, Myanmar, Mỹ, Nhật…”.

    Tuy nhiên, để phát triển doanh nghiệp công nghệ Việt, điều kiện cần đầu tiên là doanh nghiệp có đam mê, đủ sức sáng tạo, cũng như luôn trăn trở để tạo ra sản phẩm tốt cho người dùng, cho xã hội.

    Hiện tại, theo ông Long, Misa đang nuôi giấc mơ giải bài toán tiết kiệm và tiện dụng cho ngành tài chính Việt Nam. Thực tế, gần 100% các cơ quan hành chính sự nghiệp tại các địa phương đều đang làm kế toán thủ công. Nếu như có phần mềm kế toán sẽ mang lại hiệu quả công việc cao hơn, tiết kiệm nhiều chi phí hơn.

    Hay làm thế nào để doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ chỉ phải trả 2 triệu đồng mà vẫn làm được báo cáo tài chính và thuế? Bằng cách nào trong vài năm tới, nguồn lực cung cấp dịch vụ kế toán có thể thoả mãn được 5,1 triệu hộ kinh doanh cá thể chuyển thành doanh nghiệp? Ðây chính là câu hỏi lớn đối với nền kinh tế Việt Nam trong thời gian tới, đồng thời là vấn đề mà các công ty phần mềm như Misa muốn tìm cách hóa giải.

    Với các doanh nghiệp nhỏ, siêu nhỏ, thay bằng việc thuê kế toán toàn thời gian, việc sử dụng các dịch vụ kế toán sẽ đơn giản và tiết kiệm hơn rất nhiều. Từ việc tiết kiệm được chi phí hàng tháng cho 40% các doanh nghiệp tại Việt Nam sẽ dẫn tới tiết kiệm hơn 20 nghìn tỷ đồng cho nền kinh tế. Tiết kiệm chi phí đồng nghĩa với gia tăng lợi nhuận, thúc đẩy tăng trưởng bền vững cho doanh nghiệp nói riêng và nền kinh tế nói chung.

    Lấy ví dụ về câu chuyện này, ông Long đề cập đến giải pháp hóa đơn điện tử mà Misa cung cấp và đang liên tục cải tiến nhằm góp phần giúp doanh nghiệp giảm chi phí, mang lại hiệu quả thiết thực trong quá trình sản xuất, kinh doanh.

    "Nếu như chi phí để in và lưu giữ một hóa đơn giấy khoảng 15.000 đồng/hóa đơn, thì hóa đơn điện tử chỉ mất 500 đồng/hóa đơn. Với 700.000 doanh nghiệp trên cả nước, mỗi doanh nghiệp nhu cầu sử dụng khoảng 1.000 hóa đơn/năm, nếu in hóa đơn giấy, mỗi năm chi phí khoảng 10.500 tỷ đồng. Trong khi đó, nếu sử dụng hóa đơn điện tử chỉ mất khoảng 350 tỷ đồng, tiết kiệm được 10.150 tỷ đồng/năm", ông Long nói.

    [​IMG]
    Ông Lữ Thành Long.


    Trong 25 năm phát triển, quá trình khởi nghiệp của Misa là không ngừng nghỉ, bởi ông Long không chỉ luôn trăn trở tìm giải pháp cho nhiều vấn đề đang tồn tại, mà còn chủ trương phải tiên phong ứng dụng công nghệ mới.


    Bằng chứng là “giỏ” sản phẩm, giải pháp do Công ty phát triển đã lên tới con số gần 20 và không chỉ dừng lại ở lĩnh vực tài chính kế toán mà hiện đã mở rộng ra nhiều lĩnh vực khác.

    Trong đó, có thể kể đến những sản phẩm công nghệ thuần Việt tiêu biểu do Misa thực hiện như phần mềm kế toán doanh nghiệp vừa và nhỏ MISA SME.NET, phần mềm quản lý cán bộ QLCB.VN, phần mềm quản lý trường học QLTH.VN, phần mềm quản lý nhà hàng CUKCUK.VN, phần mềm quản lý tài sản QLTS.VN, phần mềm quản lý hộ tịch HOTICH.VN, phần mềm hóa đơn điện tử meInvoice.vn, phần mềm quản trị doanh nghiệp AMIS.VN…

    Thời của tư duy mở rộng

    GS. Ðỗ Trung Tá, Nguyên Bộ trưởng Bộ Bưu chính viễn thông từng nhận xét: "Misa có được thành quả như ngày hôm nay bởi ngay từ đầu đã làm tốt việc xác định thị trường mục tiêu - thị trường nội địa. Trong khi có rất nhiều công ty phần mềm hướng tới việc xuất khẩu mà “bỏ quên” thị trường trong nước giàu tiềm năng thì Misa đã xác định được chiến lược phát triển đúng đắn".

    Tuy nhiên, không có gì là bất biến. Chiến lược và tư duy của Misa, cũng như doanh nhân Lữ Thành Long cũng vậy. Vị Chủ tịch chia sẻ, hiện nay, khi bắt đầu làm một sản phẩm, doanh nghiệp không còn nghĩ đến chuyện đang giải quyết vấn đề của một địa phương, một khu vực nào đó, bởi với sự phát triển mạnh mẽ của Internet, thế giới trở nên phẳng hơn bao giờ hết. Vì vậy, những bài toán dùng công nghệ giải quyết tốt ở Việt Nam hoàn toàn có cơ sở để mang ra thị trường nước ngoài.

    “Cũng bởi vậy, khi bắt đầu nghiên cứu, phát triển một sản phẩm, doanh nghiệp phải nghĩ ngay đến chuyện trong thời gian tới, sau khi đứng vững ở trong nước, sẽ đưa sản phẩm ra nước ngoài bằng cách nào”, ông Long trăn trở.

    Nhấn mạnh đến những khó khăn khi sáng tạo nên các sản phẩm công nghệ, doanh nhân chia sẻ, công ty phần mềm nếu làm theo đơn đặt hàng của đối tác thì chỉ cần đáp ứng đòi hỏi của đối tác là đủ. Còn khi sáng tạo nên sản phẩm công nghệ, phải tạo ra ứng dụng cho cả xã hội, đồng thời phải đủ sức mạnh để cạnh tranh với các sản phẩm trong và ngoài nước. Ðiều này đòi hỏi người làm sản phẩm phải có sự sáng tạo, cực kỳ am hiểu đặc thù thị trường.

    Chia sẻ kinh nghiệm với các doanh nghiệp công nghệ muốn chuyển hướng sang làm sản phẩm, ông Long cho rằng, việc đầu tiên là phải xuất phát từ nhu cầu xã hội. Những doanh nghiệp công nghệ Việt muốn làm sản phẩm cho xã hội phải tự lĩnh lấy sứ mệnh giải quyết những nhu cầu rất Việt Nam. Việc giải quyết thành công những nhu cầu cấp thiết của xã hội sẽ là bàn đạp để doanh nghiệp bước chân ra khu vực và thế giới.

    Bên cạnh đó, theo Chủ tịch Misa, công nghệ thay đổi liên tục. Do đó, cuộc đua của các doanh nghiệp công nghệ ngày càng rút ngắn về mặt thời gian, đòi hỏi doanh nghiệp ngay khi đang triển khai sản phẩm này đã phải có hàng loạt nghiên cứu cho sản phẩm mới để bắt kịp với xu thế của thế giới, bắt kịp được nhu cầu của xã hội trong tương lai.

    Trong cuộc đua này, Việt Nam có thế mạnh là sự thông minh, cần cù, nhanh nhẹn. “Chúng ta có đủ tự tin để giải quyết các bài toán của Việt Nam một cách hiệu quả và cũng trên cơ sở đó, cùng với sự lớn mạnh của đất nước, các doanh nghiệp công nghệ Việt Nam nói chung và doanh nghiệp phần mềm nói riêng đang phát triển rất mạnh mẽ. Tôi tin rằng, trong tương lai không xa, Việt Nam sẽ là một cường quốc về công nghệ, có nhiều sản phẩm triển khai thành công ở khu vực, cũng như trên thế giới”, doanh nhân trải lòng.


    Lăng kính Lữ Thành Long

    Ông cho rằng, doanh nghiệp phải luôn “vật vã” để có sản phẩm mới. Ðây có phải điều kiện tiên quyết để thành công?

    Chất lượng tốt chỉ chiếm 50% khả năng thành công của sản phẩm. Doanh nghiệp phải “vật vã” nhiều hơn nữa, để sản phẩm không chỉ tốt, mà còn đáp ứng nhiều đòi hỏi khác. Tạo ra sản phẩm chưa đủ, bởi cần phải đưa nó vào cuộc sống, tìm ra lời giải cho những câu hỏi như giá thành thế nào để được chấp nhận, thời gian triển khai ra sao...

    Với sản phẩm công nghệ, dường như hành lang pháp lý luôn là rào cản khó khăn?

    Các doanh nghiệp đổi mới sáng tạo thường có bước đi trước khung pháp lý. Bởi thế, Chính phủ có đặt khung pháp lý rộng bao nhiêu thì chúng tôi vẫn vướng. Ðiều quan trọng là khi có vướng mắc, Chính phủ sẽ giải quyết nhanh đến mức nào. Vậy nên, tốc độ giải quyết vấn đề chính là chìa khóa cho sản phẩm công nghệ.

    Những bài toán lớn mà các ông đang ấp ủ triển khai được nhận xét là khó khả thi. Ông nghĩ sao?

    Tôi cho rằng, những dự án này sẽ thành hiện thực chỉ trong 1 - 2 năm nữa. Thế giới hiện thay đổi cực kỳ nhanh, có nhiều điều mọi người nghe tưởng xa xôi nhưng bằng công nghệ, nó đã đến rất nhanh, ngoài sức tưởng tượng.

    Sau 25 năm hoạt động, Misa liệu đã có thể coi là qua tuổi khởi nghiệp hay chưa?

    Một khi doanh nghiệp cho rằng mình đã qua giai đoạn khởi nghiệp, tức là họ bắt đầu đi xuống. Phải liên tục đổi mới, thành công hôm nay chỉ là quá khứ, quan trọng là ngày mai có gì. Ðó là quá trình phải liên tục sáng tạo.


    Mai Vân Anh
     

    Bình Luận Bằng Facebook

Chia sẻ trang này