Chủ động trong cách mạng công nghiệp 4.0 để đột phá

Thảo luận trong 'TIN TỨC QBKD' bắt đầu bởi Tin Nhanh Chứng Khoán |, 3/10/19.

  1. Chủ động trong cách mạng công nghiệp 4.0 để đột phá

    Chủ động trong cách mạng công nghiệp 4.0 để đột phá

    LIÊN HỆ (1,606 Đọc / 0 Thích / 0 Bình luận)
    1. Thông tin chủ đề
    2. Tỉnh/TP: Toàn quốc
    3. Tình trạng hàng: N/A
    4. Nhu cầu: N/A
    1. Thông tin người đăng
    2. Tài khoản: Tin Nhanh Chứng Khoán |
    3. Ngày đăng: 3/10/19 lúc 09:36
    4. Số điện thoại:
  2. G

  3. FastEhome.com- Đăng kí mở Shop bán hàng miễn phí no-spam [​IMG]

    Nguồn lực con người, yếu tố sống còn

    Ngay khi trở về Việt Nam sau chuyến công tác tại Mỹ, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng đã có cuộc trò chuyện với báo chí. Ngoài những chia sẻ về Diễn đàn Cải cách và Phát triển Việt Nam (VRDF), cũng như những điều thú vị mà Tổ biên tập Chiến lược đã “gặt hái” được sau các cuộc làm việc với nhiều chuyên gia kinh tế nước ngoài, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng đã quay sang câu chuyện mà ông đang tâm đắc nhất.

    Đó là, trong chuyến công tác lần này, ông đã một lần nữa gặp được các trí thức Việt Nam ở nước ngoài, trò chuyện với họ, thảo luận về việc sẽ thành lập Mạng lưới Đổi mới sáng tạo Việt Nam ở Mỹ. “Sẽ có 2 văn phòng Mạng lưới Đổi mới sáng tạo Việt Nam tại Mỹ, một đặt ở Thung lũng Silicon, một đặt ở Boston”, Bộ trưởng hồ hởi nói và “khoe” rằng, Mạng lưới Đổi mới sáng tạo Việt Nam cũng vừa mở văn phòng tại Đức.

    Năm ngoái, với sáng kiến của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Mạng lưới Đổi mới sáng tạo Việt Nam đã chính thức ra mắt, với 100 thành viên đầu tiên. Sau kỳ ra mắt đó, chuyến công tác nước ngoài nào, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cũng cố gắng để có các cuộc gặp với giới trí thức và chuyên gia người Việt ở nước ngoài, kêu gọi thành lập Mạng lưới Đổi mới sáng tạo Việt Nam ở nước ngoài, để có thể quy tụ trí tuệ người Việt, kết nối để hợp tác, hỗ trợ lẫn nhau trong quá trình các start-up Việt Nam vươn ra thị trường toàn cầu, cũng như đóng góp được nhiều hơn cho quê hương, đất nước.


    Việt Nam sẽ chủ động tham gia CMCN 4.0 với phương châm bắt kịp, tiến cùng và vượt lên

    - Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng

    “Rất nhiều trí thức Việt đã trở về. Nếu được Chính phủ quan tâm và tạo cơ hội, những người Việt trẻ tài năng ở nước ngoài luôn sẵn sàng đóng góp cho sự phát triển của quê hương, đất nước. Nguồn lực này nếu được kết hợp tốt với nguồn nhân lực được đào tạo bài bản ở trong nước sẽ góp phần quan trọng để chúng ta chuyển đổi nền kinh tế sang đổi mới sáng tạo, từ đó vượt qua bẫy thu nhập trung bình và đi tới thịnh vượng”, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng hào hứng nói.

    Theo ông, nguồn lực từ con người Việt Nam rất to lớn. Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước đã có nhiều chủ trương, chính sách để kêu gọi kiều bào ở nước ngoài về đóng góp cho quê hương, đất nước, nhưng cần làm “nhanh hơn, mạnh hơn”, bởi hiền tài là nguyên khí quốc gia, nguồn lực con người chính là yếu tố sống còn.

    “Ở nhiều nước như Nhật Bản, Singapore, Trung Quốc, họ cũng dựa rất nhiều vào những tri thức đi học ở nước ngoài về, qua đó thúc đẩy phát triển kinh tế rất rõ rệt. Đây cũng là điều mà Việt Nam nên làm. Chúng ta đang hướng đến lấy đổi mới sáng tạo làm động lực cho phát triển kinh tế, đang muốn xây dựng được hệ sinh thái để thúc đẩy phát triển khoa học - công nghệ, đổi mới sáng tạo ở Việt Nam. Vậy nguồn lực đó ở đâu? Phải tập hợp được nhân tài, chuyên gia, trí thức người Việt ở nước ngoài, cũng như phải tập trung đào tạo ở trong nước”, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng chia sẻ.

    Mạng lưới Đổi mới sáng tạo của Việt Nam năm ngoái mới quy tụ được 100 nhân tài đất Việt ở nước ngoài, tới đây sẽ mở rộng ra thành 500 người, 1.000 người.

    Không chỉ gặp gỡ với các trí thức Việt, các start-up Việt ở nước ngoài, trong các cuộc làm việc với các tập đoàn lớn như Microsoft, Boeing, Amazon…, Bộ trưởng cũng chia sẻ kỳ vọng này và nhận được sự ủng hộ rất lớn.

    Chủ động để tạo sự bứt phá

    Thực ra, xây dựng Mạng lưới Đổi mới sáng tạo Việt Nam chỉ là một trong 3 “mũi giáp công” mà Việt Nam đang thực hiện để chủ động tham gia vào CMCN 4.0.

    Chia sẻ với Báo Đầu tư, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng nhiều lần khẳng định, với CMCN 4.0, Bộ Kế hoạch và Đầu tư luôn có cách tiếp cận theo góc độ kinh tế. Chẳng hạn, xem cuộc cách mạng này có những tác động thế nào tới kinh tế Việt Nam, khó khăn, thách thức, cơ hội ra sao, làm sao để tận dụng được cơ hội, cũng như coi đó là động lực để tiếp tục cải cách, tái cơ cấu nền kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng theo hướng nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh của nền kinh tế.

    “Từ góc nhìn đó, chúng tôi nhận thấy rằng, Việt Nam cần quyết liệt tham gia CMCN 4.0 với tinh thần ‘bây giờ hoặc không bao giờ’, đồng thời quyết liệt thực hiện các giải pháp cần thiết để Việt Nam có thể ‘bắt kịp, đi cùng và vượt lên’. Muốn làm được điều đó, phải dựa vào khoa học - công nghệ, vào đổi mới sáng tạo. Đây chính là con đường đúng đắn nhất để Việt Nam có thể thẳng tiến, đi nhanh nhất, bền vững và hiệu quả nhất”, Bộ trưởng nhấn mạnh.

    Đó cũng là lý do để Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã tiên phong đề xuất Chính phủ xây dựng Chiến lược quốc gia về CMCN 4.0, một nhiệm vụ mang tầm chiến lược.

    Điều quan trọng, để thực hiện được Chiến lược, cần có hệ sinh thái đổi mới sáng tạo. Muốn tạo được hệ sinh thái, phải dựa trên các yếu tố cốt lõi về thể chế, vốn, hạ tầng và nguồn nhân lực. Đó là lý do vì sao, cần thiết lập Mạng lưới Đổi mới sáng tạo Việt Nam và xây dựng Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia (NIC). Mạng lưới Đổi mới sáng tạo đang dần được mở rộng, còn Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia, nếu mọi việc thuận lợi, có thể được khởi công xây dựng vào cuối năm nay.

    Còn nguồn lực tài chính, như Báo Đầu tư đã thông tin, khi Vietnam Venture Summit 2019 được tổ chức tại Hà Nội và TP.HCM vào đầu tháng 6/2019, đã có 18 quỹ đầu tư trong và ngoài nước cam kết đầu tư 425 triệu USD (tương đương 10.000 tỷ đồng) cho các start-up Việt Nam trong 3 năm 2019 - 2021.

    Đó là những bước đi đầu tiên, khẳng định sự chủ động của Việt Nam trong việc sẵn sàng bước lên đoàn tàu 4.0. Nếu không bước lên đoàn tàu đó, Việt Nam sẽ tụt hậu, chứ chưa nói tới bứt phá. Nhưng để tạo được sự bứt phá trong CMCN 4.0, theo các chuyên gia, Việt Nam phải có thể chế vượt trội. Bởi có thể chế tốt, thì người tài sẽ về, nguồn lực cũng sẽ về và đó là điều kiện quan trọng để kinh tế - xã hội Việt Nam bứt phá.

    “Bắt kịp, đi cùng và vượt lên”

    CMCN 4.0 đem lại nhiều cơ hội to lớn cho các nền kinh tế, nhưng cũng tạo ra những thách thức không dễ vượt qua cho các nước đi sau như Việt Nam. Câu hỏi đặt ra là, Việt Nam phải làm thế nào?

    Tại Diễn đàn VRDF vừa qua, nhiều khuyến nghị chính sách của các chuyên gia trong và ngoài nước đã bước đầu chỉ ra “đường đi nước bước” cho Việt Nam trên con đường tận dụng cơ hội CMCN 4.0 để đi tới thịnh vượng. Cải cách thể chế, cơ cấu lại nền kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng dựa vào đổi mới sáng tạo là điều đã được khẳng định.

    Theo chia sẻ của ông K. Yogeesvaran, nguyên Thứ trưởng Bộ Công nghiệp - Trồng trọt và Hàng hóa Malaysia, bản thân Malaysia sau một thời gian phát triển cũng đã nhận ra rằng, muốn tăng trưởng bền vững phải dựa vào năng suất và đổi mới sáng tạo. “Đổi mới sáng tạo chính là con đường để đưa các nền kinh tế đi tới thịnh vượng”, ông K.Yogeesvaran khẳng định.

    Thấu hiểu điều đó, nên khi xây dựng Chiến lược Phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2021 - 2030, đổi mới sáng tạo đã được xác định là một trong những đột phá chiến lược mới. Điều này là cần thiết trong bối cảnh CMCN 4.0 đang thay đổi toàn thế giới.

    “Việt Nam sẽ chủ động tham gia CMCN 4.0 với phương châm bắt kịp, tiến cùng và vượt lên”, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng một lần nữa khẳng định.

    Theo đó, để chủ động tham gia CMCN 4.0, Chính phủ Việt Nam sẽ tập trung vào thực hiện 3 nhiệm vụ quan trọng.

    Thứ nhất, thúc đẩy việc áp dụng các công nghệ của CMCN 4.0 trong xây dựng chính phủ điện tử hướng tới chính phủ số để quản lý nhà nước nhanh hơn, minh bạch hơn, hiệu lực và hiệu quả hơn; giảm chi phí hoạt động, rút ngắn thời gian nghiên cứu và ban hành chính sách, pháp luật; nâng cao hiệu quả theo dõi, giám sát thực hiện chính sách, pháp luật, đem lại sự hài lòng cao hơn cho người dân và doanh nghiệp.

    Thứ hai, thúc đẩy việc áp dụng các công nghệ của CMCN 4.0 để nâng cấp, chuyển đổi hệ thống sản xuất - kinh doanh hiện tại, nhằm tối ưu hóa phân bổ nguồn lực, phát triển sản xuất - kinh doanh nhanh hơn, thông minh hơn và hiệu quả hơn, cắt giảm chi phí, tìm kiếm thêm thị trường trong nước và quốc tế, quản trị chuỗi cung ứng tốt hơn, phát triển sản phẩm, dịch vụ mới nhanh hơn, nâng cao năng suất của doanh nghiệp nói riêng và cả nền kinh tế nói chung.

    Thứ ba, đầu tư, thúc đẩy và nâng cao hiệu quả hoạt động khoa học - công nghệ và nghiên cứu phát triển, hướng tới làm chủ một số công nghệ đặc trưng của CMCN 4.0 và công nghệ thế hệ tiếp theo, vươn lên vị trí dẫn đầu trong một số lĩnh vực công nghệ hiện đại, bảo đảm năng lực cạnh tranh quốc gia trong dài hạn.

    Đồng thời, Việt Nam sẽ tập trung xây dựng 3 yếu tố nền tảng để tạo điều kiện cần thiết cho việc tham gia CMCN 4.0, bao gồm xây dựng hệ thống thể chế kinh tế thị trường thân thiện với mô hình kinh tế dựa trên khoa học - công nghệ và đổi mới sáng tạo; xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật số để áp dụng các công nghệ của CMCN 4.0 ở quy mô và phạm vi rộng, xây dựng, chia sẻ các cơ sở dữ liệu, tạo điều kiện cho doanh nghiệp và người dân kinh doanh, hưởng lợi từ các công nghệ của CMCN 4.0; phát triển doanh nghiệp công nghệ và nguồn nhân lực đủ về số lượng và chất lượng để thực hiện các hoạt động chuyển đổi, nâng cấp công nghệ và nghiên cứu phát triển các công nghệ, sản phẩm, dịch vụ mới trong thời đại CMCN 4.0.

    Một cách khá rõ ràng, để có thể chủ động tham gia CMCN 4.0, Việt Nam cần một nguồn lực to lớn, một kế hoạch hành động hiệu quả, thiết thực, sự tham gia của cả bộ máy chính trị, nhất là các doanh nghiệp, kể cả sự ủng hộ, hỗ trợ của các đối tác, các tổ chức quốc tế.

    Thách thức là rất lớn, nhưng đây chính là cơ hội “ngàn năm có một” để kinh tế - xã hội Việt Nam có thể bứt phá.


    Bộ Chính trị vừa ban hành Nghị quyết 52-NQ/TW về một số chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Theo đó, việc chủ động, tích cực tham gia CMCN 4.0 là tất yếu khách quan. Đây là nhiệm vụ có ý nghĩa chiến lược đặc biệt quan trọng, vừa cấp bách, vừa lâu dài của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội.

    Quan điểm cũng đã được thể hiện rất rõ ràng: “Phải coi việc chủ động tham gia CMCN 4.0 là cơ hội để Việt Nam bứt phá trong phát triển kinh tế - xã hội”.


    Theo Hà Nguyễn
    baodautu.vn
     

    Bình Luận Bằng Facebook

Chia sẻ trang này