Chồng bị "đuổi" khỏi phòng hậu sản, nỗi cô đơn tột cùng của vợ sau cơn thập tử nhất sinh

Thảo luận trong 'Chuyện trò' bắt đầu bởi chiBoa81, 18/6/19.

  1. Chồng bị "đuổi" khỏi phòng hậu sản, nỗi cô đơn tột cùng của vợ sau cơn thập tử nhất sinh

    Chồng bị "đuổi" khỏi phòng hậu sản, nỗi cô đơn tột cùng của vợ sau cơn...

    LIÊN HỆ (223 Đọc / 0 Thích / 0 Bình luận)
    1. Thông tin chủ đề
    2. Tỉnh/TP: Toàn quốc
    3. Tình trạng hàng: N/A
    4. Nhu cầu: N/A
    1. Thông tin người đăng
    2. Tài khoản: chiBoa81
    3. Ngày đăng: 18/6/19 lúc 19:59
    4. Số điện thoại:
  2. G

  3. chiBoa81

    chiBoa81 Guest

    FastEhome.com- Đăng kí mở Shop bán hàng miễn phí no-spam Trong khi ở Việt Nam, việc các ông bố ngủ lại chăm sóc vợ khi sanh đẻ là việc hoàn toàn bình thường, thì ở một số bệnh viện tại Mỹ, lại giới hạn giờ thăm sản phụ kể cả đối với người chồng.
    [​IMG]

    Song, các ông bố không phải là người đi thăm bệnh mà họ có vai trò quan trọng ngang với các bà mẹ trong quá trình nuôi dạy trẻ. Vì vậy, những người mẹ ở Mỹ đã chia sẻ những bức xúc của mình về quy định của các bệnh viện là không cho phép các ông bố ở lại sau khi con của họ chào đời. Và dưới đây là những nỗi niềm của họ.


    Sinh con là một quá trình phức tạp.
    Sản phụ nên có quyền quyết định cách họ muốn sinh con, trong đó có cả chuyện người bạn đời của họ có nên ở bên cạnh mình lúc sinh con không? Hay có được ở lại phòng của sản phụ trong lúc chờ họ hồi phục sau khi sinh không?

    Và đây là một chủ đề đã gây nhiều tranh luận trong thời gian qua, sau khi một dòng tweet của chi Annie Ridout đăng tải và đã lan truyền trên khắp các mạng xã hội. Trong đó, cô đã viết rằng “bệnh viện tại khu vực tôi sinh sống không cho phép chồng của sản phụ ngủ lại trong phòng hậu sản sau khi đứa trẻ chào đời. Tôi nghĩ rằng điều này không chỉ bất công với người mẹ, mà còn với cả ông bố, những người bị đánh giá thấp vai trò trong chuyện vợ của họ sinh con. Đàn ông cũng cần gắn kết với quá trình sinh con của vợ".

    Từ đoạn tweet này, tôi suy ngẫm lại quá trình mang thai cậu con trai của mình, tôi cũng có một kế hoạch chung chung trong đầu về cách mình sinh con. Dĩ nhiên, tôi biết thực tế sẽ có nhiều yếu tố vượt ngoài khả năng kiểm soát của tôi, nhưng thực sự thì tôi muốn sinh con tự nhiên. Và rồi, con trai tôi lại quyết định chào đời một cách bất ngờ, không báo trước.

    Khi đó, tôi đã cảm thấy cô đơn khi phải vừa tự động viên bản thân chịu đựng các cơn co thắt, vừa mong ngóng chồng tôi đang vội vã trở về nhà từ văn phòng. Tôi cảm thấy cô đơn khi những co thắt diễn ra liên tục hơn và tôi có nguy cơ sẽ sinh con ngay trên chiếc xe tải của chúng tôi, khi xe đang chạy trên đường đến bệnh viện gần nhà. Tôi đã cảm thấy cô đơn khi bệnh viện không tin rằng tôi sắp sinh, khi tôi báo cho họ qua điện thoại. Họ cũng gạt đi yêu cầu gây tê màn cứng của tôi, và rồi đỉnh điểm là họ ngưng quá trình xử lý để quát tôi vì đã khóc quá nhiều do đau.

    Lúc đó, mọi chuyện xảy ra dồn dập, bất ngờ và đầy đau đớn. Và con trai tôi đã chào đời an toàn, khoẻ mạnh là chuyện tuyệt vời nhất trong số các diễn biến đó. Nhưng rồi đến cuối ngày hôm ấy, chồng tôi bị bệnh viện “quẳng ra khỏi phòng" khi giờ thăm bệnh kết thúc và y tá đến bế con tôi đi.

    Và một lần nữa, tôi thấy mình đơn độc.

    Đúng là khi ấy vẫn còn có một sản phụ khác nằm cùng phòng với tôi. Nhưng cô ấy không muốn trò chuyện vì còn đang phải chịu đựng cơn đau do sinh mổ.

    Tôi thực sự rất cần sự có mặt và động viên của người bạn đời để chứng kiến những điều tôi vừa trải qua khi sinh con. Và anh ấy cũng ước có thể làm mọi điều để chăm sóc tôi sau quá trình đau đớn đó. Nhưng anh ấy không thể làm được gì vì bệnh viện chỉ cho phép chồng đến thăm vào ngày hôm sau.

    Đến thăm, chứ không phải đến chăm sóc vợ. Anh ấy được xem như những người bạn ghé thăm đôi chút rồi về chứ không phải người đã góp phần tạo ra và sẽ cùng tôi nuôi dưỡng đứa bé vừa sinh ra ấy.

    Lần sinh con thứ hai của tôi diễn ra rất nhanh, nhưng lần này chúng tôi đã có kinh nghiệm và sự chuẩn bị. Chúng tôi nhờ ông bà trông đứa con trai lớn. Chồng đi cùng tôi trong suốt quá trình chuyển dạ.

    Lần này, tôi được gây tê màn cứng và bác sĩ đối xử rất dịu dàng với tôi. Tôi cảm thấy mình được lắng nghe. Rồi khi tôi được đẩy ra khỏi phòng hậu phẫu đến phòng của mình với cửa sổ đóng kín. Chồng tôi đã lẻn vào để cùng tôi ăn trưa và rời đi sau khi hôn cô con gái mới sinh nằm cạnh tôi.

    Tôi tỉnh dậy sau giấc nghỉ trưa và nhận ra mình đang chia sẻ phòng với một nhóm giang hồ. Đã có một vụ xả súng ở trường học vào ngày hôm ấy và họ vẫn còn bàn luận với nhau về chuyện khẩu súng dùng “xịn” ra sao. Tôi cảm thấy vô cùng đơn độc và sợ hãi trong góc phòng, với những gã lạ mặt đầy bạo lực. Và tôi sẽ phải trải qua một đêm kinh khủng với những người đã xả súng vào người khác. Vì sao chồng tôi lại không được phép ở lại căn phòng đó với tôi nhưng những kẻ lạ mặt này thì lại ở đây?

    Bác sĩ đi vào phòng và thì thầm bên tai tôi rằng ông đã nghe chuyện về nhóm côn đồ ấy và đã giữ chồng tôi lại sảnh, đề nghị anh ấy trả thêm tiền để chuyển tôi ra phòng riêng. Chi phí khoảng 100 USD nhưng chúng tôi chấp nhận.

    Ở phòng riêng, với mức giá cao hơn, nhưng chồng tôi vẫn phải ra về, và chỉ được vào thăm theo giờ quy định. Một lần nữa, tôi đã không thể ở cạnh chồng vào lúc mình yếu ớt nhất.

    Anh ấy cũng rất muốn được ở cạnh mẹ con tôi, cùng chia sẻ đêm đầu tiên với gia đình nhỏ của anh, chăm sóc hai mẹ con khi cần thiết. Nhưng chúng tôi không được chọn lựa.

    Mỗi người đều có nhu cầu và mong muốn riêng, đặc biệt khi họ trải qua giai đoạn sinh nở, phục hồi và tạo dựng kết nối với con trong những ngày đầu tiên của đứa trẻ. Điều đáng tức giận là chúng tôi lại không có quyền quyết định những điều mình cần hoặc muốn vì quy định của bệnh viện.

    Tôi hoàn toàn hiểu rằng bệnh viện mong muốn các mẹ có được nghỉ ngơi yên tĩnh sau khi sinh. Đôi khi, tôi cũng gửi con cho y tá để có thể ngủ ngon vào buổi đêm. Nhưng liệu có chồng bên cạnh trong phòng hậu sản có tốt hơn cho tôi không? Tôi sẽ không bao giờ biết được.

    Vì vậy, tôi cho rằng các bà mẹ cần được trao quyền lựa chọn về những điều họ cần được hỗ trợ khi sinh con, trong bao lâu tuỳ nhu cầu mỗi người. Trong đó, có cả quyền lựa chọn có chồng ở bên cạnh sau khi sinh hay không.

    Các ông bố cũng cần được lựa chọn chuyện ở lại phòng hậu phẫu để chăm sóc con của họ từ những giây phút đầu đời. Họ cần được đối xử như một nhân tố quan trọng trong cuộc đời của người sản phụ lẫn đứa trẻ sơ sinh, hơn là một vị khách đến thăm thông thường.

    Nguồn: Parents
     

    Bình Luận Bằng Facebook

Chia sẻ trang này