Chó cưng bỗng nhảy đổng tấn công người là do nhiều nguyên nhân, trong đó có cả lỗi của chủ!

Thảo luận trong 'Chuyện trò' bắt đầu bởi trungnguyenK, 6/5/19.

  1. Chó cưng bỗng nhảy đổng tấn công người là do nhiều nguyên nhân, trong đó có cả lỗi của chủ!

    Chó cưng bỗng nhảy đổng tấn công người là do nhiều nguyên nhân, trong...

    LIÊN HỆ (552 Đọc / 0 Thích / 0 Bình luận)
    1. Thông tin chủ đề
    2. Tỉnh/TP: Toàn quốc
    3. Tình trạng hàng: N/A
    4. Nhu cầu: N/A
    1. Thông tin người đăng
    2. Tài khoản: trungnguyenK
    3. Ngày đăng: 6/5/19 lúc 14:54
    4. Số điện thoại:
  2. G

  3. trungnguyenK

    trungnguyenK Guest

    FastEhome.com- Đăng kí mở Shop bán hàng miễn phí no-spam Chó là loài vật rất đáng yêu nhưng khi chúng trở nên hung dữ thì có thể gây ra nhiều hậu quả kinh khủng cho con người và các con chó khác. Do đó, chúng ta cần biết những nguyên nhân khiến cho chó cưng bỗng dưng cắn người để phòng tránh.

    [​IMG]

    Lỗi của người chủ trong việc kiểm soát chó

    Tại nước ta, theo Thông tư số 07/2016/TT-BNNPTNT ngày 31 tháng 5 năm 2016 quy định tại Điều 2, người chủ buộc phải rọ mõm chó và xích giữ chó khi đưa chúng đến nơi công cộng. Hành động này là trách nhiệm của mỗi người để bảo đảm an toàn cho mọi người xung quanh, tránh triệt để trường hợp chó hung dữ tấn công người và chó khác. Hành động vi phạm có thể bị phạt tiền 600.000 đồng đến 800.000 đồng.
    Ngoài việc thiếu kiểm soát chó nơi công cộng, chó cắn người cũng bắt nguồn từ cách người chủ nuôi dạy chúng. Chúng ta nên nuôi chó khi chúng còn nhỏ, tránh nuôi những con chó đã trưởng thành, đặc biệt là những giống chó hung dữ như chó ngao, chó Pit bull thì tuyệt đối không nuôi.

    Khi nuôi chó, việc nhốt, xích chúng lâu ngày sẽ gây căng thẳng cho chó, làm cho chúng trở nên hung tợn hơn. Vì vậy, người chủ nên thỉnh thoảng đưa chó ra ngoài trong sự kiểm soát (xích, rọ mõm) và đối xử ân cần, thương yêu. Tuyệt đối tránh đánh đập, hành hạ chó nhiều lần vì chúng có thể cắn lại chủ.

    Đồng thời, từ khi chó còn nhỏ, người chủ phải huấn luyện cho chúng tuân theo mệnh lệnh nghiêm ngặt, không được để chúng dọa cắn chủ hay tùy tiện có những hành vi sai trái.

    Chó bị bệnh dại

    Khi nhiễm virus dại, chó có các biểu hiện như mắt trợn ngược, sùi bọt mép, hung hăng, thấy người là lao vào cắn. Bất cứ một sự kích thích nào dù nhỏ đều có thể làm cho chó lên cơn dại, cắn người và các con vật khác hoặc tự cắn nó. Chó dại cắn rất mạnh và bổ ra đường chạy rông khắp nơi, có khi rúc vào bờ bụi, xó tối và chết trong trạng thái gầy rộc, kiệt sức, bại liệt với những vết thương rớm máu trên thân thể do tự cắn xé.

    [​IMG]
    Do đó, người chủ nuôi chó nhất thiết phải tiêm phòng dại cho chó. Dịch dại dễ bùng phát vào mùa hè, nên càng phải đề phòng trong thời điểm này. Trong trường hợp bị chó dại cắn, ngay lập tức đi tiêm huyết thanh và vắc-xin phòng dại, vì người nhiễm virus chắc chắn sẽ tử vong 100% khi lên cơn dại.
    Bản năng làm mẹ của chó

    Như nhiều loài động vật khác, chó luôn cảnh giác với người lạ và ra sức bảo vệ con mình. Dù là chủ của chúng, bạn cũng nên cẩn thận mỗi khi tiếp xúc với chó con mỗi khi chúng ở bên chó mẹ. Đặc biệt là cần khuyên trẻ con không nên lại gần chó mẹ khi chúng ở cạnh con.

    [​IMG]
    Tính sở hữu của chó

    Bản năng của loài chó luôn cố gắng bảo vệ những thứ thuộc sở hữu của chúng như thức ăn, đồ chơi, lãnh thổ, hay người chủ của mình. Bạn nên tránh xâm phạm những thứ mà chó cho là của chúng. Đặc biệt, cần tránh làm phiền chó khi chúng đang ăn. Thời điểm chó ăn là thời điểm chúng trở nên rất nhạy cảm, thậm chí có thể tấn công chủ nếu bị làm phiền.
    [​IMG]
    Bản năng săn mồi của chó

    Mỗi khi chạy bộ hay đạp xe, bạn cần tránh băng ngang qua một chú chó khi nó đang đi lang thang vì lúc này, bản năng săn mồi của nó có thể trỗi dậy, khiến cho chó đuổi theo tấn công bạn. Trong trường hợp không may bị chó đuổi, hãy đứng thẳng, đối diện với con chó. Nhưng tuyệt đối đừng nhìn thẳng vào mắt nó vì chó sẽ xem đó là hành động thách thức. Chó có thể sẽ đến ngửi bạn rồi bỏ đi.
    Nếu bị chó lao vào tấn công, bạn hãy đem một thứ gì đó ra làm vật cản, ví dụ như ba lô, túi xách, áo khoác,... để nó cắn. Còn khi bị xô ngã, hãy cuộn tròn người, ôm đầu và cổ để tránh bị chó tấn công những chỗ nguy hiểm.

    Chó sợ hãi

    Chó sẽ hung hăng và tự vệ khi cảm thấy sợ hãi, bị đe dọa bởi điều gì đó. Đặc biệt là khi tiếp xúc với những người lạ hoặc đến nơi lạ như bệnh viện thú ý. Vì thế, hãy đề phòng những chú chó không quen với bạn và cảnh giác con em của mình. Ngay cả khi ở nhà, chó cũng có thể tấn công con người nếu bị làm giật mình trong lúc ngủ.

    Chó đau đớn, bị bệnh

    Cũng như con người, tâm trạng của chó rất dễ cáu bẳn khi sức khỏe không tốt. Do đó khi chó bị đau hay bị bệnh, cần cẩn trọng và đối xử dịu dàng với chó. Bên cạnh đó, bạn cũng nên khuyên trẻ em tránh xa chó vào thời điểm nhạy cảm này.

    Biết được những nguyên nhân khiến chó cưng "nổi điên", bạn nên chú ý hơn trong việc nuôi và kiểm soát chú cún của mình. Qua đó, bạn sẽ tránh được những hậu quả khôn lường có thể xảy ra đối với bản thân, gia đình và cả chính chú chó.
     

    Bình Luận Bằng Facebook

Chia sẻ trang này