Chính phủ đề xuất các giải pháp đặc thù, thúc đẩy tăng trưởng

Thảo luận trong 'TIN TỨC QBKD' bắt đầu bởi Tin Nhanh Chứng Khoán |, 22/5/20.

  1. Chính phủ đề xuất các giải pháp đặc thù, thúc đẩy tăng trưởng

    Chính phủ đề xuất các giải pháp đặc thù, thúc đẩy tăng trưởng

    LIÊN HỆ (207 Đọc / 0 Thích / 0 Bình luận)
    1. Thông tin chủ đề
    2. Tỉnh/TP: Toàn quốc
    3. Tình trạng hàng: N/A
    4. Nhu cầu: N/A
    1. Thông tin người đăng
    2. Tài khoản: Tin Nhanh Chứng Khoán |
    3. Ngày đăng: 22/5/20 lúc 07:32
    4. Số điện thoại:
  2. G

  3. FastEhome.com- Đăng kí mở Shop bán hàng miễn phí no-spam [​IMG]

    (ĐTCK) Phát biểu tại phiên khai mạc Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XIV, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho biết, so với thời điểm cuối năm 2019, tình hình hiện nay có sự thay đổi rất lớn, khó khăn hơn nhiều. Mục tiêu tăng trưởng đã đặt ra 6,8% cho năm 2020 là thách thức lớn và khó đạt được.


    Theo đó, Chính phủ xin đề nghị Quốc hội xem xét, điều chỉnh một số chỉ tiêu kế hoạch 2020 và sẽ báo cáo Quốc hội sau khi có ý kiến chỉ đạo của Bộ Chính trị. Trong khó khăn chung của đại dịch, Chính phủ đề xuất Quốc hội xem xét, thông qua chủ trương về một số cơ chế, chính sách đặc thù trong tình hình mới.

    Cơ chế, chính sách đặc thù, như Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc kiến nghị lên Quốc hội sáng 20/5 gồm 5 điểm lớn.

    Thứ nhất, cho phép Chính phủ chủ động điều chỉnh kế hoạch đầu tư công năm 2020 giữa các bộ, cơ quan trung ương và địa phương trong phạm vi dự toán chi đầu tư phát triển năm 2020. Đồng thời, thực hiện các giải pháp đặc thù để huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn lực cho đầu tư phát triển trong bối cảnh khó khăn.

    Thứ hai, cho phép chuyển đổi phương thức đầu tư các dự án Đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông và dự án Cao tốc Mỹ Thuận - Cần Thơ từ phương thức đối tác công tư sang đầu tư từ nguồn vốn ngân sách, bảo đảm công khai, minh bạch, có cơ chế giám sát, quản lý hiệu quả (do việc huy động nguồn vốn tín dụng cho các dự án đối tác công tư rất khó khăn).

    Thứ ba, miễn, giảm một số nghĩa vụ thuế, nộp ngân sách của các lĩnh vực, đối tượng chịu thiệt hại nặng nề do đại dịch Covid-19, trong đó giảm thuế thu nhập doanh nghiệp đối với doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ.

    Thứ tư, cân nhắc trước mắt chưa tăng mức lương cơ sở đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang và lương hưu từ ngày 1/7/2020 để cùng chia sẻ khó khăn với người lao động do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 và có thêm nguồn lực cho các mục tiêu cấp bách.

    Thứ năm, xem xét, cân nhắc việc kéo dài thời kỳ ổn định ngân sách nhà nước giai đoạn 2017-2020 sang năm 2021, trong năm 2021 ban hành định mức phân bổ dự toán chi ngân sách nhà nước giai đoạn 2022-2025 cho phù hợp với tình hình và yêu cầu thực tiễn.

    Cùng với đó, Thủ tướng cho biết, Chính phủ sẽ tiếp tục xây dựng và đề nghị Quốc hội xem xét, ban hành các cơ chế, chính sách, giải pháp thúc đẩy hồi phục và phát triển kinh tế, xem xét đưa ra gói kích thích kinh tế mới trong bối cảnh dịch Covid-19 vẫn kéo dài trên phạm vi toàn cầu.

    Được biết, ngày 18/5/2020, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã có tờ trình dự thảo Nghị quyết của Chính phủ, trong đó dự kiến có các giải pháp cụ thể, gỡ khó cho sản xuất kinh doanh.

    Dự thảo Nghị quyết đồng thời thúc đẩy việc thu hút vốn đầu tư toàn xã hội, đặc biệt là các nguồn lực đầu tư mới, để góp sức xoay chuyển nghịch cảnh 2020.

    Theo đánh giá của Thủ tướng, đại dịch Covid-19 là đại dịch đặc biệt nguy hiểm, gây ra hậu quả nghiêm trọng trên phạm vi toàn cầu.

    Đến nay vẫn chưa có vắc-xin, thuốc đặc trị và chưa dự báo chính xác được thời điểm kết thúc dịch. Nhiều tổ chức quốc tế đánh giá, kinh tế thế giới sẽ suy giảm nghiêm trọng, vượt xa khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008-2009.

    Trong bối cảnh này, Thủ tướng nhấn mạnh, phải cùng nhau đổi mới tư duy phát triển, thay đổi cách làm, nâng cao năng lực, tận dụng thời cơ, chuyển hướng và tổ chức lại các hoạt động kinh tế; tìm các mô hình phát triển mới, tận dụng tốt các cơ hội thị trường và xu hướng chuyển dịch đầu tư, sản xuất trong khu vực, toàn cầu; phát huy mạnh mẽ vai trò của các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế, thúc đẩy hình thành các chuỗi liên kết, chuỗi giá trị trong nước, từng bước hình thành năng lực sản xuất quốc gia mới có tính hệ thống và năng lực cốt lõi, có sức đề kháng mạnh mẽ, chống chịu hiệu quả trước các cú sốc từ bên ngoài.


    Kỳ vọng TTCK tăng trưởng sau kỳ họp Quốc hội thứ 9

    Thống kê của CTCK Bảo Việt (BVSC) cho biết, trong 8 kỳ họp trước của Quốc hội khóa XIV,
    VN-Index đã tăng điểm sau 5 kỳ họp và giảm điểm sau 3 kỳ họp. Diễn biến tương tự diễn ra trên sàn HNX với chỉ số HNX-Index.

    Kỳ 1, kỳ 5 và kỳ 8 là các kỳ họp Quốc hội mà các chỉ số chính trên TTCK Việt Nam giảm điểm. Trong các kỳ họp trước của Quốc hội khóa XIV, không có 2 kỳ họp liên tiếp nào mà chỉ số VN-Index và HNX-Index giảm điểm sau khi kỳ họp kết thúc. Do đó, nhiều khả năng sau khi kỳ họp thứ 9 kết thúc, các chỉ số sẽ có mức tăng trưởng dương.

    Trong kỳ họp lần này, Hiệp định EVFTA đã được Quốc hội trình phê chuẩn vào ngày đầu tiên của Kỳ họp thứ 9 (ngày 20/5/2020). Trước đó, ngày 12/2/2020 và 30/3/2020, Nghị viện Châu Âu và Hội đồng Châu Âu đã lần lượt phê duyệt EVFTA, hoàn tất thủ tục pháp lý cuối cùng theo quy trình phê chuẩn nội bộ của EU.

    Nếu được Quốc hội Việt Nam phê chuẩn và hai bên hoàn tất thủ tục thông báo theo quy định của Hiệp định là sẽ chính thức có hiệu lực đối với cả EU và Việt Nam. Khi EVFTA được thông qua, BVSC cho rằng, có thể làm mới lại các kỳ vọng liên quan đến các ngành hàng xuất khẩu vào thị trường EU như dệt may, giày dép, gỗ…
     

    Bình Luận Bằng Facebook

Chia sẻ trang này