Chiêu lừa bán điều hòa, tủ lạnh ‘thanh lý giá rẻ’

Thảo luận trong 'TIN TỨC QBKD' bắt đầu bởi Biên Tập Viên, 4/6/21.

  1. Chiêu lừa bán điều hòa, tủ lạnh ‘thanh lý giá rẻ’

    Chiêu lừa bán điều hòa, tủ lạnh ‘thanh lý giá rẻ’

    LIÊN HỆ (307 Đọc / 0 Thích / 0 Bình luận)
    1. Thông tin chủ đề
    2. Tỉnh/TP: Toàn quốc
    3. Tình trạng hàng: N/A
    4. Nhu cầu: N/A
    1. Thông tin người đăng
    2. Tài khoản: Biên Tập Viên
    3. Ngày đăng: 4/6/21 lúc 21:25
    4. Số điện thoại:
  2. G

  3. FastEhome.com- Đăng kí mở Shop bán hàng miễn phí no-spam Một số người đã phải “nuốt đắng” sau khi mua phải các thiết bị điện máy cũ núp bóng hàng thanh lý “giá sinh viên” trên mạng.


    Khi xem một trang bán đồ cũ trên Internet, chị Lê Thanh (quận Bình Thạnh) thấy có người bán điều hòa Panasonic mới sử dụng giá 1,9 triệu đồng, rẻ hơn 80% so với hàng đang bán tại siêu thị điện máy. “Khi liên lạc, phía bán nói là nhân viên văn phòng, do dịch bệnh sắp về quê nên để lại với giá rẻ. Xem xét sơ qua thấy còn mới, cắm điện thấy hoạt động nên tôi mua luôn”, chị Thanh kể lại.

    Thế nhưng, khi mang về nhà và thuê thợ lắp đặt, chị Thanh mới “té ngửa” khi kỹ thuật viên cho biết đây là điều hòa đời 2013 được “mông má” lại. Bên trong đã cũ nát, có thể tốn điện và nguy hiểm khi sử dụng. Chị Thanh liên lạc lại với số điện thoại và tài khoản mạng xã hội của người bán thì đã bị chặn.

    Chị Uyên ở TP Thủ Đức cũng lên một hội nhóm mua bán đồ điện tử cũ trên Facebook và thấy một bài đăng về tủ lạnh cũ từ một người tự giới thiệu là sinh viên. Chiếc tủ 300 lít hiệu Toshiba được bán với giá 1 triệu đồng, miễn phí vận chuyển trong thành phố. “Tôi thấy người bán là nữ, thông tin trên trang cá nhân cũng đầy đủ, nên quyết định mua mà không suy nghĩ nhiều. Thậm chí tôi đặt cọc 300.000 đồng vì sợ bị người khác giành mất”, chị Uyên kể.

    Tuy nhiên, sau một tháng sử dụng, chị Uyên nhận thấy rằng hóa đơn tiền điện tăng gấp đôi dù không sử dụng thêm thiết bị nào ngoài tủ lạnh. Chiếc tủ cũng hoạt động khá ồn, rò rỉ nước, thực phẩm để ở ngăn mát nhanh hỏng, trong khi ngăn đông bị đông đá một lớp dày. Lúc này, chị Uyên mới biết mình mua phải đồ kém chất lượng, nhưng không thể làm gì hơn vì người bán cắt liên lạc.


    [​IMG]

    Nhiều mẫu tủ lạnh, điều hòa đời cũ được tân trang và bán với “giá sinh viên” để lừa người dùng.


    Không chỉ điều hòa, tủ lạnh, các thiết bị điện máy khác như máy giặt, nồi cơm điện, máy lọc không khí… cũng được rao bán nhiều trên các website bán đồ cũ, các hội nhóm Facebook với ngoại hình mới nhưng giá bán rất rẻ, chỉ bằng 1/3 tới 1/5 giá thị trường. Các bài đăng thường có tiêu đề: “sinh viên/nhân viên văn phòng chuyển trọ, nâng cấp thiết bị mới nên cần bán”. Đa phần người bán là nữ để gây lòng tin, nhưng thực tế, đằng sau là một nhóm người.

    Theo anh Tuấn Vũ, một người chuyên kinh doanh đồ điện tử cũ, kịch bản thường là một người hoặc một nhóm người lập các tài khoản ảo để đăng bán các sản phẩm được tân trang, “mông má” với giá rất rẻ, nhưng không để lại số điện thoại hoặc liên lạc. Thay vào đó, họ yêu cầu “inbox” để biết thêm chi tiết.

    Khi người mua chủ động nhắn tin, những người này sẽ gửi thêm hình ảnh hoặc video để làm tin. Nếu đồng ý, họ sẽ yêu cầu miễn phí vận chuyển, đồng thời gọi cho người mua để hỏi địa chỉ giao hàng. “Mục đích của việc miễn phí vận chuyển là để ‘con mồi’ không biết nơi bán hàng của họ”, anh Vũ giải thích.

    Sau khi vận chuyển đến nơi, người mua được khuyên nên để 2 đến 3 tiếng mới cắm điện. “Lúc này, người giao hàng xóa tài khoản Facebook, vứt sim cũ để cắt liên lạc”, anh Vũ nói. “Do không thể liên lạc lại, người mua chỉ còn cách phải dùng sản phẩm lỗi, hoặc vứt bỏ”.

    Viết Phong, một kỹ thuật viên với 10 năm kinh nghiệm sửa chữa các thiết bị điện lạnh, cho biết, trong thời gian làm nghề, anh gặp hàng trăm trường hợp mua phải điều hòa, tủ lạnh cũ nát đã tân trang. Hầu hết nạn nhân ít hiểu biết về thiết bị, như bà nội trợ, sinh viên, người lớn tuổi…

    “Với điều hòa, người bán đã vệ sinh bụi bên trong, thay thế bộ phận hỏng hóc, làm trắng nhựa bên ngoài, in nhãn bằng khung lụa rồi bán online. Sở dĩ họ chủ yếu bán online là để tránh bị phát hiện”, anh Phong chia sẻ. “Những thiết bị này thường đã bị can thiệp vào sâu bên trong, linh kiện và công nghệ cũ nên hoạt động kém, ồn, nhanh hỏng, tốn điện”.

    Theo anh Phong, người dùng không nên mua các mặt hàng điện máy trôi nổi trên thị trường, nhất là các sản phẩm có mức giá rẻ bất thường. Trong trường hợp muốn mua, cần đi cùng người có kinh nghiệm để kiểm tra thiết bị trước khi “xuống tiền”. Ngoài việc chọn các nơi uy tín, người dùng không nên mua máy lạnh đời quá cũ.

    Anh Vũ cho rằng khi mua online, người dùng cần xác thực độ uy tín của người bán. Những người bán nghiêm túc sẽ để số điện thoại và địa chỉ. Các trường hợp đòi “inbox”, sau khi có số điện thoại của người bán, người mua cần tìm thông tin đó trên Google để xem có bài đăng liên quan đến số điện thoại đó hay không. Nếu có, khả năng cao đó là người bán thiết bị chuyên nghiệp. Ngoài ra, cần đến địa chỉ nơi mua để xác thực, không để người bán vận chuyển đến nơi và không chuyển khoản trước khi mua.

    Bảo Lâm
    Tiếp tục đọc...
     

    Bình Luận Bằng Facebook

Chia sẻ trang này