Chiến tranh tài chính âm ỉ dưới nền chiến tranh thương mại

Thảo luận trong 'TIN TỨC QBKD' bắt đầu bởi VietNambiz - Thị trường, 11/7/20.

  1. Chiến tranh tài chính âm ỉ dưới nền chiến tranh thương mại

    Chiến tranh tài chính âm ỉ dưới nền chiến tranh thương mại

    LIÊN HỆ (298 Đọc / 0 Thích / 0 Bình luận)
    1. Thông tin chủ đề
    2. Tỉnh/TP: Toàn quốc
    3. Tình trạng hàng: N/A
    4. Nhu cầu: N/A
    1. Thông tin người đăng
    2. Tài khoản: VietNambiz - Thị trường
    3. Ngày đăng: 11/7/20 lúc 15:53
    4. Số điện thoại:
  2. G

  3. FastEhome.com- Đăng kí mở Shop bán hàng miễn phí no-spam Mỹ và Trung Quốc đang bất đồng gay gắt liên quan tới qui định kế toán áp dụng cho các doanh nghiệp Trung Quốc niêm yết tại Mỹ. Phía Trung Quốc muốn che giấu thông tin còn Mỹ thì đe dọa sẽ hủy niêm yết cổ phiếu nếu Trung Quốc không công khai minh bạch.


    Một mình Trung Quốc một kiểu


    Ngày 9/7, Ủy ban Chứng khoán Mỹ (SEC) tổ chức một buổi thảo luận bàn tròn về các thị trường mới nổi. Tuy nhiên nội dung trọng tâm thực sự là làm thế nào để buộc cơ quan quản lí Trung Quốc minh bạch hơn về các doanh nghiệp nước này đang niêm yết tại sàn chứng khoán Mỹ.

    Sự thiếu minh bạch đã diễn ra nhiều năm nhưng thời gian gần đây đặc biệt được chú ý do căng thẳng thương mại Mỹ - Trung leo thang nhanh chóng.

    Hơn 10 năm trước, hàng trăm doanh nghiệp Trung Quốc lên sàn tại Mỹ thông qua các thương vụ sáp nhập ngược, tức là tập đoàn lớn của Trung Quốc nhập vào các công ty đại chúng nhưng khá nhỏ bé và im ắng của Mỹ.

    Nhiều thương vụ trong số này là các trò lừa đảo. Thậm chí có hẳn một bộ phim với tựa đề "The China Hustle" (tạm dịch: Trò lừa Trung Quốc) nói về tình trạng gian lận tài chính này.

    Một trong những điểm yếu trong cơ chế quản lí Mỹ chính là quá trình kiểm toán. Đạo luật Sarbanes-Oxley năm 2002 đã cho phép thành lập Ủy ban giám sát kế toán công ty đại chúng (PCAOB) với chức năng quản lí các công ty kiểm toán sổ sách của doanh nghiệp đại chúng Mỹ, bao gồm cả công ty kiểm toán nước ngoài.

    Tuy nhiên, chính phủ Trung Quốc tuyên bố báo cáo kiểm toán là bí mật quốc gia và không cho phép PCAOB tiếp cận các tài liệu này. Trung Quốc cũng cấm các cơ quan quản lí nước ngoài điều tra và thu thập bằng chứng trên đất Trung Quốc.

    Vì vậy, các doanh nghiệp Trung Quốc niêm yết tại Mỹ có tình hình tài chính kém minh bạch hơn so với các công ty khác.

    [​IMG]

    Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch Mỹ (SEC) Jay Clayton. Ảnh: Getty Images.


    Ông Brendan Ahern – Giám đốc đầu tư tại Kraneshares (công ty quản lí nhiều quĩ ETF Trung Quốc) cho rằng việc chính phủ Trung Quốc nắm quyền sở hữu nhiều doanh nghiệp là một phần của vấn đề.

    "Trong số khoảng 200 công ty Trung Quốc niêm yết ở Mỹ có khá nhiều doanh nghiệp nhà nước", ông Ahern nói, đồng thời cho rằng tiết lộ thông tin tài chính của những công ty này là chủ đề hết sức nhạy cảm với Trung Quốc.

    Năm 2019, Chủ tịch SEC Jay Clayton và Chủ tịch PCAOB William Duhnke III công khai bày tỏ quan ngại về việc Mỹ không thể giám sát hoạt động kiểm toán tại doanh nghiệp Trung Quốc như với doanh nghiệp các nước khác.

    Những động thái của Mỹ


    Phiên thảo luận bàn tròn của SEC vừa qua đã gọi đến những nhân chứng quan trọng để làm sáng tỏ tình hình, bao gồm ông Carson Block – Nhà sáng lập và Giám đốc đầu tư Muddy Waters Capital. Đây chính là tổ chức tham gia vào quá trình vạch trần gian lận kế toán tại công ty Luckin Coffee của Trung Quốc.

    Trao đổi với CNBC hồi tháng 4/2020, ông Carson Block đã khẳng định vụ Luckin chính là "hồi chuông cảnh tỉnh đối với các nhà hoạch định chính sách, cơ quan quản lí và nhà đầu tư Mỹ về những rủi ro gian lận nghiêm trọng mà doanh nghiệp Trung Quốc gây ra với thị trường tài chính Mỹ".

    [​IMG]

    Cửa hàng Luckin Coffee ở tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc. Ảnh: Getty Images.


    Quốc hội Mỹ cũng đang có những động thái quyết liệt. Ngày 20/5/2020, Thượng viện đã thông qua Dự luật Trách nhiệm của Doanh nghiệp nước ngoài, yêu cầu các công ty nước ngoài phải tuân thủ với các tiêu chuẩn của PCAOB.

    Nếu PCAOB không thể thanh tra công ty kiểm toán của một doanh nghiệp phát hành trong ba năm liên tiếp, cổ phiếu của doanh nghiệp phát hành đó sẽ bị hủy niêm yết khỏi sàn chứng khoán Mỹ.

    Tuy dự luật này có thể được áp dụng cho tất cả doanh nghiệp nước ngoài, giới quan sát cho rằng mục tiêu chính ở đây là các công ty Trung Quốc.

    Dự luật Trách nhiệm của Doanh nghiệp nước ngoài hiện đang được xem xét ở Hạ viện. Nếu Hạ viện thông qua, dự luật sẽ được chuyển tới cho Tổng thống Trump. Khả năng ông Trump kí ban hành dự luật này là gần như chắc chắn vì từ lâu ông đã chỉ trích doanh nghiệp Trung Quốc thiếu minh bạch.

    Mỹ sẽ mạnh tay đến đâu?


    Thượng nghị sĩ Đảng Cộng hòa Marco Rubio cùng với các nghị sĩ Đảng Dân chủ đã giới thiệu một dự luật với mục tiêu hủy niêm yết mọi doanh nghiệp nước ngoài không tuân thủ qui định kế toán và giám sát tại Mỹ.

    Chính phủ Mỹ cũng đang nóng lòng hành động. Hôm 4/6, Nhà Trắng ra một thông báo về việc "Bảo vệ nhà đầu tư Mỹ trước những rủi ro lớn đến từ doanh nghiệp Trung Quốc".

    "Trung Quốc hưởng lợi từ thị trường chứng khoán Mỹ nhưng không tuân thủ những qui định bảo vệ mà nhà đầu tư xứng đáng được hưởng, thực tế này vừa sai trái vừa nguy hiểm", thông báo của Nhà Trắng có đoạn viết. "Việc Trung Quốc đi ngược lại luật pháp về sự minh bạch của nước Mỹ tạo ra những rủi ro rất lớn cho nhà đầu tư".

    Câu hỏi đặt ra ở đây là Mỹ sẽ sẵn sàng mạnh tay đến đâu để buộc Trung Quốc tuân thủ qui định quản lí tại Mỹ?

    Một khả năng là các sàn chứng khoán Mỹ có thể hủy niêm yết cổ phiếu của những doanh nghiệp không tuân thủ qui định về minh bạch thông tin.

    Tuy nhiên tại hội nghị bàn tròn của SEC, ông John Tuttle – Phó Chủ tịch Sàn Giao dịch Chứng khoán New York (NYSE) và ông John A. Zecca – Giám đốc pháp lí toàn cầu của Nasdaq đều tỏ ý quan ngại với nguy cơ hủy niêm yết cổ phiếu Trung Quốc và cho rằng biện pháp này có thể phản tác dụng.

    Các sàn chứng khoán Mỹ hàng năm thu về nhiều triệu USD từ phí niêm yết và giao dịch các cổ phiếu Trung Quốc.

    Một kịch bản khác là PCAOB có thể hủy đăng kí các công ty kiểm toán. Doanh nghiệp niêm yết phải được kiểm toán bởi một công ty có đăng kí với PCAOB. Vì vậy nếu công ty kiểm toán bị hủy đăng kí mà doanh nghiệp Trung Quốc không tìm tới một công ty khác do PCAOB quản lí, sàn chứng khoán Mỹ có thể sẽ hủy niêm yết cổ phiếu.
     

    Bình Luận Bằng Facebook

Chia sẻ trang này