Chiến lược và phản ứng của ngân hàng trước sự cạnh tranh từ Fintech

Thảo luận trong 'TIN TỨC QBKD' bắt đầu bởi Tin Nhanh Chứng Khoán |, 14/9/19.

  1. Chiến lược và phản ứng của ngân hàng trước sự cạnh tranh từ Fintech

    Chiến lược và phản ứng của ngân hàng trước sự cạnh tranh từ Fintech

    LIÊN HỆ (371 Đọc / 0 Thích / 0 Bình luận)
    1. Thông tin chủ đề
    2. Tỉnh/TP: Toàn quốc
    3. Tình trạng hàng: N/A
    4. Nhu cầu: N/A
    1. Thông tin người đăng
    2. Tài khoản: Tin Nhanh Chứng Khoán |
    3. Ngày đăng: 14/9/19 lúc 09:12
    4. Số điện thoại:
  2. G

  3. FastEhome.com- Đăng kí mở Shop bán hàng miễn phí no-spam [​IMG]

    Từ diễn biến trên thị trường quốc tế…

    Sự ra đời và phát triển nhanh chóng của các công ty công nghệ tài chính (Fintech) ngày càng tạo ra sức ép đối với các mô hình ngân hàng truyền thống.

    Nghiên cứu của Bunea, Kogan & Stoline (2016) đã nêu ra 3 nhiệm vụ mà ngân hàng cần thực hiện để có thể cạnh tranh được với các công ty Fintech.

    Thứ nhất, đầu tư vào công nghệ và chuyển đổi mô hình hoạt động nhằm tinh giản bộ máy cồng kềnh và cắt giảm chi phí vận hành.

    Thứ hai, thay đổi quy trình cho vay, đồng thời đảm bảo đáp ứng các quy định của cơ quan giám sát đối với hoạt động cho vay.

    Hiện tại, ngân hàng thường yêu cầu nhiều thủ tục, giấy tờ và mất nhiều thời gian để xử lý cho vay, trong khi quy trình cho vay và giải ngân của các công ty Fintech đơn giản và nhanh chóng hơn nhiều.

    Tuy nhiên, nhiệm vụ này không hề đơn giản và không thể giải quyết một sớm một chiều.

    Thứ ba, các ngân hàng cần thời gian và chi phí (chi phí đầu tư và chi phí vận hành) để xây dựng mô hình chấm điểm tín dụng (credit scoring models) thông qua việc sử dụng dữ liệu lớn nhằm tăng tính cạnh tranh.

    Theo Vives (2018), chiến lược hành động của các công ty công nghệ tài chính và ngân hàng phụ thuộc vào việc đầu tư sẽ giúp họ tăng khả năng cạnh tranh hay không.

    Sản phẩm thay thế hoặc sản phẩm bổ sung sẽ được tạo nên từ sự cạnh tranh giữa ngân hàng và công ty công Fintech.

    Khi đó, hành động của đối thủ sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến các hành động của họ. Vì thế, tùy thuộc vào đặc điểm ngành mà mỗi ngân hàng có thể đưa ra quyết định ủng hộ hay ngăn chặn sự xâm nhập của các công ty công nghệ tài chính.

    Nhìn chung, các phản ứng của ngân hàng trước sự xâm nhập thị trường của các công ty Fintech như sau: Không có động thái gì; ngăn chặn sự xâm nhập của công ty Fintech; tự phát triển các sản phẩm Fintech; hợp tác với các công ty Fintech; sáp nhập, thâu tóm các công ty Fintech; sử dụng chiến lược bán chéo, bán hàng theo gói; thành lập ngân hàng số.

    … Đến thực tiễn tại Việt Nam

    Việt Nam hiện có khoảng 154 công ty hoạt động trong mảng Fintech (số liệu tổng hợp của người viết) trong nhiều lĩnh vực khác nhau như thanh toán, gọi vốn cộng đồng, chuỗi khối, quản lý tài chính cá nhân, quản lý POS/mPOS, quản lý dữ liệu, cho vay, so sánh thông tin…

    Trong đó, các công ty fintech hoạt động trong mảng thanh toán và ví điện tử dẫn đầu với 37 doanh nghiệp, chiếm 24%; kế đến là mảng cho vay (lending), chiếm 16% với 25 công ty; mảng chuỗi khối, tiền số và chuyển tiền (Blockchain, Crypto & Remittance) với 22 công ty, chiếm 14%. Trong số các công ty Fintech hoạt động ở Việt Nam hiện nay, có khoảng 70% là công ty khởi nghiệp của Việt Nam.


    Xu hướng mua bán, sáp nhập các công ty Fintech ở Việt Nam được kỳ vọng sẽ diễn ra mạnh mẽ trong tương lai gần...

    Bên cạnh đó, có khá nhiều nhà đầu tư tham gia vào các công ty Fintech đến từ các quốc gia phát triển như Nhật Bản, Hoa Kỳ, Canada, Úc, Anh, Ðan Mạch, Pháp, Scotland và một số quốc gia lân cận như Singapore, Trung Quốc, Thái Lan, Malaysia.

    Hầu hết các công ty Fintech có sự tham gia của nước ngoài hoạt động tại Việt Nam trải đều tất cả các lĩnh vực, nhưng tập trung nhiều nhất ở các mảng chuỗi khối, tiền số và chuyển tiền (12 nước ngoài, 10 trong nước); phân tích và xếp hạng tín nhiệm (6 nước ngoài, 6 trong nước); thanh toán và ví điện tử (8 nước ngoài, 29 trong nước).

    Nhìn chung, ở Việt Nam cũng đang diễn ra xu hướng tương tự như tại các nước trên thế giới, đó là các ngân hàng đang đối mặt tình trạng cạnh tranh của các công ty Fintech ở thị trường bán lẻ đầy tiềm năng, đặc biệt là các sản phẩm cho khách hàng cá nhân - vốn là phân khúc mang lại lợi nhuận cao và ít rủi ro.

    Các hình thức cho vay ngang hàng (P2P lending), ví điện tử, tiền ảo, giải pháp thanh toán và trả góp bằng thẻ (MPOS-acquiring), thương mại kỹ thuật số (T-commerce) đã và đang thâm nhập mạnh mẽ vào cuộc sống hàng ngày.

    Khách hàng không nhất thiết đến và sử dụng trực tiếp các dịch vụ của ngân hàng, mà họ có thể vay, chi trả các dịch vụ thông qua các ứng dụng của công ty công nghệ tài chính, mà tiêu biểu là Tima (cho vay ngang hàng) và Momo (thanh toán).

    Tính đến tháng 9/2019, Tima đã giải ngân với tổng số tiền gần 82.000 tỷ đồng, còn Momo đã tiếp cận được hơn 11 triệu khách hàng và ví điện tử này được chấp nhận thanh toán trên 100.000 điểm giao dịch.

    Thực tế ở Việt Nam cho thấy, các ngân hàng đang có xu hướng hợp tác hơn là đối đầu với các công ty Fintech.

    Mặc dù phần lớn các công ty Fintech ở Việt Nam đang hoạt động chủ yếu ở mảng thanh toán, nhưng các ngân hàng Việt Nam vẫn đang thực hiện các liên kết với các công ty công ty nghệ tài chính để cung cấp dịch vụ tốt hơn, mang lại sự tiện lợi hơn cho khách hàng và giảm chi phí cho người sử dụng, chẳng hạn quét mã QR Code để thanh toán, thực hiện giao dịch thanh toán thông qua các ví điện tử, liên kết với các hoạt động P2P lending.

    Về sự liên kết, với các công ty Fintech, VTPay đang liên kết với 30 ngân hàng, BankGo và Gobear liên kết với 29 ngân hàng, ViettelPay liên kết với 23 ngân hàng, Momo liên kết với 13 ngân hàng…. Về phía các ngân hàng, đứng đầu là Vietcombank liên kết với 30 công ty Fintech; VietinBank, MB là 26 công ty; VIB, Sacombank và VPBank là 25 công ty…

    Chiến lược nào cho các ngân hàng ở Việt Nam?

    Ðối mặt với sự phát triển và cạnh tranh của các công ty Fintech, các ngân hàng có thể có các phản ứng như đã trình bày ở trên.

    Tuy nhiên, ở Việt Nam hiện nay, vì khung pháp lý chưa đầy đủ, nên theo người viết, các ngân hàng Việt Nam có thể thực hiện chiến lược tự phát triển kết hợp bán chéo sản phẩm nhằm tăng khả năng cạnh tranh với các công ty Fintech.

    Các ngân hàng Việt Nam nên tận dụng mạng lưới, cơ sở hạ tầng sẵn có của mình để kết hợp với khả năng phát triển công nghệ của các công ty Fintech, đẩy mạnh hoạt động thâu tóm thị trường, đón đầu và cạnh tranh… thì mới có thể gây sức ép trở lại cho các công ty Fintech nước ngoài.

    Các công ty Fintech của ngân hàng có thể hưởng lợi từ lịch sử hoạt động lâu dài và nền tảng sẵn có của ngân hàng.

    Ðồng thời, các ngân hàng cũng có thể tận dụng nền tảng công nghệ sáng tạo của các công ty Fintech liên kết để phát triển dịch vụ, sản phẩm của mình thông qua việc thuê ngoài một số dịch vụ, hơn là tự phát triển với chi phí đầu tư lớn.

    Ngoài ra, trong tương lai, các ngân hàng thương mại Việt Nam còn có thể thực hiện các thương vụ mua bán và sáp nhập với các công ty Fintech. Ngân hàng Việt Nam có lợi thế về mạng lưới, nguồn lực về vốn, cũng như kiểm soát nội bộ chặt chẽ và kinh nghiệm trong lĩnh vực tài chính.

    Trong khi đó, các công ty khởi nghiệp Fintech Việt Nam có lợi thế về công nghệ, mô hình kinh doanh sáng tạo và có khả năng phân tích dữ liệu lớn để cung cấp mô hình dự báo chính xác hơn.

    Mặt khác, các công ty khởi nghiệp ở Việt Nam nói chung và khởi nghiệp Fintech nói riêng hầu như khó có thể thể bứt phá để trở thành một doanh nghiệp lớn, tồn tại và phát triển độc lập, vì hệ sinh thái số ở Việt Nam hiện nay còn hạn chế.

    Theo người viết, xu hướng mua bán, sáp nhập các công ty Fintech ở Việt Nam được kỳ vọng sẽ diễn ra mạnh mẽ trong tương lai gần. Tuy vậy, hoạt động này chỉ có thể diễn ra khi cơ quan quản lý có chính sách và quy định cụ thể.

    TS. Lê Ðức Quang Tú , ThS. Nguyễn Thị Hồng Vân, Viện Nghiên cứu phát triển công nghệ ngân hàng, Trường Ðại học Kinh tế - Luật
     

    Bình Luận Bằng Facebook

Chia sẻ trang này