Chi tiết 5 bước chuẩn khoa học chăm trẻ bị nấm móng khỏi bệnh dứt điểm

Thảo luận trong 'Chuyện trò' bắt đầu bởi Duocsi_honghai.bui, 2/5/19.

  1. Chi tiết 5 bước chuẩn khoa học chăm trẻ bị nấm móng khỏi bệnh dứt điểm

    Chi tiết 5 bước chuẩn khoa học chăm trẻ bị nấm móng khỏi bệnh dứt điểm

    LIÊN HỆ (327 Đọc / 0 Thích / 0 Bình luận)
    1. Thông tin chủ đề
    2. Tỉnh/TP: Toàn quốc
    3. Tình trạng hàng: N/A
    4. Nhu cầu: N/A
    1. Thông tin người đăng
    2. Tài khoản: Duocsi_honghai.bui
    3. Ngày đăng: 2/5/19 lúc 16:28
    4. Số điện thoại:
  2. G

  3. FastEhome.com- Đăng kí mở Shop bán hàng miễn phí no-spam Bệnh nấm móng tay khá phổ biến ở trẻ em do vi khuẩn nấm gây nên. Bệnh có khả năng lây lan nhanh và nguy hiểm nên các mẹ cần chú ý xử lý sớm và chăm sóc đúng để giúp bé bớt đau đớn, tránh bệnh phát triển thêm gây ảnh hưởng đến móng của bé khi trưởng thành.


    Việc chăm sóc trẻ nấm móng tại nhà rất quan trọng để bệnh không tái phát. Ảnh minh họa


    Dấu hiệu tay trẻ nấm móng
    Thông thường móng sẽ có màu trắng hồng, nhưng khi bị nấm, móng tay trẻ sẽ bị chuyển sang màu vàng hoặc xám đục. Ngoài ra còn xuất hiện các khe nứt hay những hằn dọc, ngang trên móng. Vùng kẽ móng có hiện tượng nhiễm trùng da gây mẩn đỏ và ngứa ngáy, bề mặt móng sờ vào có cảm giác sần sù. Và móng sẽ chuyển sang màu xanh xám hoặc đen, lớp sừng giòn dễ mủn gãy, bong dần và có mùi hôi nếu bệnh tiến triển nặng.

    Nấm móng tay có thể dễ nhầm với bệnh chàm móng, bệnh vảy nến móng. Ngoài ra, các mẹ cũng hết sức lưu ý phân biệt biểu hiện nấm móng tay với các bệnh lý khác như viêm quanh móng, vàng móng, lõm móng do thiếu sắt…

    Nguyên nhân gây bệnh


    Trẻ nhỏ thường tò mò và hiếu động, khi bé dùng móng tay để nghịch đồ vật hoặc chà sát xuống nền đất bấn nhiễm khuẩn, nếu không được vệ sinh đúng cách ngay sau đó, dễ bị vi nấm tấn công.

    Hơn nữa, khi tay trẻ có vết xước (đơn giản như vết xước móng rô) hoặc chấn thương, nếu vẫn để trẻ vô tư nghịch bẩn, vi khuẩn nhiễm bệnh sẽ dễ dàng thâm nhập.

    Bệnh nấm móng có nguy hiểm không?

    Bệnh nấm móng tuy không nguy hiểm tới sức khỏe ở trẻ như những bệnh lý khác, nhưng bệnh ảnh hưởng khá nhiều về mặt thẩm mỹ, cũng như có thể khiến cho bé khó chịu. Bệnh nấm móng diễn ra âm thầm, trong giai đoạn đầu thường không có cảm giác và dấu hiệu rõ rệt, nhưng về sau có thể khiến trẻ đau nhức, khó chịu khi cầm nắm…

    Lúc đầu, trẻ có thể chỉ bị một hoặc hai móng, nhưng không được chữa trị sớm sẽ dần lan ra nhiều ngón, gây khó khăn cho việc điều trị.

    Điều trị

    Khi trẻ có biểu hiện nấm móng, cha mẹ cần đưa con đến bác sĩ chuyên khoa thăm khám, làm các xét nghiệm để xác định chính xác tình trạng cũng như loại vi khuẩn gây bệnh, có phương án điều trị phù hợp.

    Bác sĩ sẽ kê đơn thuốc uống kèm bôi hàng ngày cho bé, các mẹ lưu ý cần tuân theo chỉ định của bác sĩ và đến khám lại theo lịch hẹn để đánh giá tình trạng tiến triển của bệnh.

    Bên cạnh việc điều trị bằng thuốc, việc chăm sóc trẻ nấm móng tại nhà cũng rất quan trọng, bằng cách:

    - Hạn chế cho bé dùng tay bị nấm móng gãy hay cào vào các vùng da khác để tránh bệnh lây lan.

    - Vệ sinh tay cho bé bằng những dung dịch diệt khuẩn lành tính, không chứa hóa chất kích ứng (cái này có thể bác sĩ sẽ dặn dò cụ thể kèm đơn thuốc sau khi khám).

    - Khi phát hiện bé bị nấm móng, hãy đem tất cả quần, áo, chăn, màn của bé đi luộc trong nước sôi và đem phơi nắng.

    - Bổ sung dinh dưỡng cho trẻ để tăng sức đề kháng, hỗ trợ việc phòng và điều trị bệnh hiệu quả.

    - Không nên để trẻ tiếp xúc với người khác khi chưa khỏi bệnh vì có thể lan truyền mầm bệnh.
     

    Bình Luận Bằng Facebook

Chia sẻ trang này