FastEhome.com- Đăng kí mở Shop bán hàng miễn phí Với những người cao tuổi từ 60 tuổi trở lên thì có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 càng cao. Chính vì vậy việc theo dõi chỉ số đường huyết ở người cao tuổi thường xuyên là điều rất quan trọng giúp phát hiện bệnh, từ đó có biện pháp khắc phục kịp thời. Bài viết sẽ giới thiệu chi tiết về chỉ số đường huyết, các yếu tố ảnh hưởng đến chỉ số này ở người cao tuổi cũng như các biện pháp theo dõi các chỉ số đường huyết ở người cao tuổi. [caption id="attachment_245911" align="aligncenter" width="733"] Chỉ số đường huyết ở người già [/caption] 1.Chỉ số đường huyết ở người cao tuổi bao là bình thường ? Các chỉ số đường huyết ở người cao tuổi là nồng độ glucose trong máu của họ tại thời điểm đó. Mỗi thời điểm khác nhau trong ngày sẽ cho ra chỉ số và các đánh giá khác nhau. 1.1. Các chỉ số đường huyết trước khi đi ngủ của người già Trước khi đi ngủ khoảng 15 phút, bạn nên đo các chỉ số đường huyết cho người lớn tuổi trong gia đình, hoặc họ có thể tự đo nếu được. Một điều lưu ý, người thực hiện thao tác cần nắm được cách lấy máu và sử dụng máy đo đường huyết. Đối với người bình thường, các chỉ số đường huyết trước khi đi ngủ dao động trong khoảng từ 110 đến 115 mg/dL, tương ứng với khoảng 6 đến 8,3mmol/L. Thông thường các máy đo đường huyết phổ biến hiện nay sử dụng đơn vị mg/dL hoặc mmol/L. Nếu cao hơn mức quy định, người cao tuổi có nguy cơ mắc đái tháo đường. Các chỉ số đường huyết cao cũng có thể do lượng thức ăn trong bữa tối ảnh hưởng, hoặc có thể do suy giảm chức năng tuyến tụy dẫn đến thiếu insulin để ổn định đường huyết. Bạn nên đưa họ đến cơ sở y tế thăm khám, phát hiện kịp thời bệnh đái tháo đường. 1.2.Các chỉ số đường huyết của người cao tuổi lúc đói. Các chỉ số đường huyết lúc đói là thông số có độ tin cậy cao hơn so với các chỉ số đo vào thời điểm khác trong ngày. Bạn nên đo vào buổi sáng khi chưa ăn gì cả. Các chỉ số đường huyết bình thường của người cao tuổi nằm trong khoảng từ 3,9 mmol/L đến 5 mmol/L, tương đương với 70 mg/dL đến 92 mg/dL. Nếu con số thu được nằm ở mức từ 5 – 7,2 mmol/L, bạn cần đến bệnh viện để kiểm tra xem có mắc tiểu đường hay không. Trường hợp đường huyết trên 7,2 mmol/L, đây là cột mốc báo động cho thấy khả năng bạn mắc đái tháo đường rất cao. 1.3. Chỉ số đường huyết sau khi ăn Để đo các chỉ số đường huyết , bạn nên đo vào khoảng 1 đến 2 giờ sau ăn. Đối với người bình thường, chỉ số đường huyết sau ăn 1 đến 2 giờ là khoảng dưới 6,6 mmol/L, tương đương với 120mg/mL. Nếu chỉ số đo được từ 6,6 mmol đến 10,1 mmol/L, bạn đang có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. Nếu chỉ số trên 10,1 mmol/L, khả năng bạn mắc tiểu đường rất cao. 1.4. Chỉ số đường huyết người già Hba1C Chỉ số HbA1c cho biết lượng glucose gắn với hemoglobin trong hồng cầu. Chỉ số này ít bị phụ thuộc vào các thời điểm trong ngày so với chỉ số đường huyết, do đó độ chính xác sẽ cao hơn. Bạn cần đến các cơ sở y tế để đo chỉ số HbA1c. Chỉ số ở mức bình thường nằm trong khoảng 5,4% đến 6,2%. Bệnh nhân ở giai đoạn tiền đái tháo đường, chỉ số này ở mức trên 7%. Nếu chỉ số ở mức dưới 5,4%, bạn đang bị hạ đường huyết và cần cấp cứu kịp thời. 2. Các yếu tố có thể khiến chỉ số đường huyết ở người già tăng cao Thừa cân: Khi thừa cân, các tế bào trong cơ thể trở nên kém nhạy với insulin do tuyến tụy tiết ra, dẫn đến không thể điều hòa lượng đường trong máu một cách hiệu quả. Ngoài ra, các mô mỡ ở nội tạng cũng tạo ra các adipokine làm giảm hoạt động của insulin. Chức năng tụy giảm: Tuyến tụy sản xuất các enzyme và hormone giúp tiêu hóa thức ăn, đặc biệt insulin cần thiết để điều chỉnh lượng glucose. Chức năng gan, tụy giảm dần theo tuổi tác. Nếu tuyến tụy không sản xuất đủ insulin sẽ dẫn đến chỉ số đường huyết người già tăng cao. Chức năng gan giảm: Gan hoạt động như một kho dự trữ glucose của cơ thể, giúp ổn định đường huyết. Gan vừa dự trữ, vừa giải phóng glucose tùy thuộc vào nhu cầu của cơ thể. Khi chức năng gan giảm thì vai trò ổn định đường huyết của gan cũng giảm theo, dẫn đến tăng lượng đường trong máu. Người già thường lười vận động: Theo một số nghiên cứu, nếu người cao tuổi không hoạt động thể chất trong 2 tuần có thể mắc bệnh tiểu đường. Nếu chúng ta không giữ cho cơ thể luôn khỏe mạnh, cơ thể sẽ không thể chống lại các yếu tố khác gây ra tiểu đường. Thuốc đang sử dụng: Một số loại thuốc có thể làm tăng đường huyết gồm thuốc corticosteroid, thuốc trầm cảm, tâm thần, thuốc điều trị tăng huyết áp, thuốc hen suyễn liều cao… [caption id="attachment_245908" align="aligncenter" width="629"] Insulin giúp tiết chế lượng đường trong máu tăng cao[/caption] 3. Cách phòng tránh bệnh tiểu đường ở người lớn tuổi Quản lý cân nặng là một trong những yếu tố quan trọng nhất trong việc ngăn ngừa bệnh tiểu đường. Mặc dù điều này khó khăn, đặc biệt với người lớn tuổi, nhưng bạn hoàn toàn có thể thực hiện các biện pháp sau: Có chế độ ăn uống hợp lý: Đảm bảo chế độ ăn của bạn đủ chất và lành mạnh. Bạn nên ăn nhiều ngũ cốc nguyên hạt, trái cây, rau quả, sữa ít béo và các loại đậu. Bạn cũng nên tránh xa các thực phẩm chế biến sẵn, thực phẩm nhiều đường, tinh bột và chất béo chuyển hóa. [caption id="attachment_245909" align="aligncenter" width="670"] Chế độ ăn uống hợp lý[/caption] Thường xuyên tập thể dục: Bạn nên tập thể dục ít nhất 30 phút mỗi ngày, 5 ngày mỗi tuần. Người lớn tuổi có thể tham gia các hoạt động thể dục nhẹ nhàng như đi bộ, tập dưỡng sinh, khiêu vũ… Ngủ đủ giấc: Người trung niên và người cao tuổi thường bị mất ngủ hoặc giấc ngủ ngắn. Tuy nhiên, bạn cần ngủ ít nhất 5,5 tiếng mỗi ngày. Bạn cần hạn chế uống chè, nên đi bộ quanh nhà khoảng 10 phút trước khi ngủ, đọc báo… [caption id="attachment_245910" align="aligncenter" width="730"] Ngủ đủ giấc[/caption] Quản lý tốt các bệnh lý mắc kèm: Điều này sẽ giúp bạn kiểm soát được các loại thuốc sử dụng cho người cao tuổi có ảnh hưởng đến lượng đường trong máu hay không. Kiểm tra sức khỏe định kỳ: Kiểm tra sức khỏe định kỳ bao gồm kiểm tra đường huyết sẽ giúp bạn phát hiện sớm bệnh tật và có biện pháp điều trị tốt nhất.