Chỉ 1 tuần, giá sầu riêng bốc hơi 10.000 đ/kg, nhà vườn nháo nhác

Thảo luận trong 'TIN TỨC QBKD' bắt đầu bởi Thị trường - Tiêu dùng -, 28/4/19.

  1. Chỉ 1 tuần, giá sầu riêng bốc hơi 10.000 đ/kg, nhà vườn nháo nhác

    Chỉ 1 tuần, giá sầu riêng bốc hơi 10.000 đ/kg, nhà vườn nháo nhác

    LIÊN HỆ (655 Đọc / 0 Thích / 0 Bình luận)
    1. Thông tin chủ đề
    2. Tỉnh/TP: Toàn quốc
    3. Tình trạng hàng: N/A
    4. Nhu cầu: N/A
    1. Thông tin người đăng
    2. Tài khoản: Thị trường - Tiêu dùng -
    3. Ngày đăng: 28/4/19 lúc 11:48
    4. Số điện thoại:
  2. G

  3. FastEhome.com- Đăng kí mở Shop bán hàng miễn phí no-spam Chủ Nhật, ngày 28/04/2019 08:40 AM (GMT+7)

    Sau các tỉnh ĐBSCL, đến lượt sầu riêng ở khu vực Đồng Nai bất ngờ giảm xuống 43.000 đồng/kg, giảm 10.000 đồng/kg so với cách đó 1 tuần. Trong khi vụ chính còn khoảng 2 tháng nữa mới bắt đầu thu hoạch, các nhà vườn rất hoang mang lo lắng trước dự báo giá sầu riêng sẽ còn giảm nữa.


    Giảm 10.000 đồng/kg chỉ trong 1 tuần

    Theo ghi nhận của PV, nửa tháng trước, khi sầu riêng ở Chợ Lách (tỉnh Bến Tre) giảm xuống còn trên dưới 50.000 đồng/kg thì sầu riêng chín sớm đầu vụ ở Đồng Nai vẫn bán được 60.000 – 70.000 đồng/kg. Nhưng chỉ 1 tuần sau, giá sầu riêng tại huyện Cẩm Mỹ (Đồng Nai) giảm còn 53.000 đồng/kg; đến nay chỉ còn 43.000 đồng/kg.

    [​IMG]

    Nhiều nông dân Đồng Nai áp dụng biện pháp xử lý sầu riêng chín sớm, tuy nhiên không phải ai cũng thành công vì thời tiết thất thường. Ảnh: Nguyễn Vy.

    Giá bán này đang khiến nhiều nông dân lo lắng vì hiện mới là đầu vụ sầu riêng, trong khi vụ chính còn khoảng 2 tháng nữa mới bắt đầu. Đó cũng là thời điểm nhiều mặt hàng trái cây khác cùng thu hoạch, dự báo giá sầu riêng sẽ còn giảm.

    Thêm vào đó, năm nay việc xử lý sầu riêng ra hoa và chín sớm đầu vụ không thuận lợi do ảnh hưởng của thời tiết. Nhiều nông dân ở Đồng Nai tỏ ra lo ngại khi năng suất trái đang giảm đáng kể.

    Theo bà Nguyễn Thị Xuyến - hộ trồng sầu riêng xã Sông Nhạn (huyện Cẩm Mỹ), biện pháp xử lý sầu riêng chín sớm đầu vụ đã được nhiều nông dân Đồng Nai áp dụng từ nhiều năm nay để bán nông sản đầu mùa được giá thành cao hơn. Tuy nhiên, sầu riêng là loại cây ăn quả khó trồng, dễ bị các loại sâu bệnh tấn công và phụ thuộc rất nhiều vào yếu tố thời tiết.


    Xử lý sầu riêng nghịch vụ gặp nhiều khó khăn vì sầu riêng dễ bị sâu bệnh tấn công. Ảnh: N.V

    “Năm nay, do ảnh hưởng của các cơn mưa trái mùa nên bông sầu riêng bị khô và rụng. Nông dân phải xử lý lại nhiều lần mới đạt”- bà Nguyễn Thị Xuyến nói.

    Theo ước tính của nhiều nhà vườn sầu riêng, năm nay năng suất trung bình các vườn trên địa bàn huyện khoảng 11 tấn/ha, thấp hơn năm ngoái 4 - 5 tấn. Việc xử lý nhiều lần, chi phí thuốc men, công chăm sóc thu hoạch cũng sẽ cao hơn so với mọi năm khiến giá thành sầu riêng tăng lên, kéo theo lợi nhuận giảm.


    Thời tiết ảnh hưởng đến việc xử lý sầu riêng chín sớm đầu vụ. Ảnh: Đinh Tài.


    Theo tìm hiểu của PV, gần đây sầu riêng Việt Nam không thể qua Trung Quốc bằng cửa khẩu lớn nhờ “mượn danh” sầu riêng monthong của Thái Lan nữa, mà phải chuyển sang “đi hàng” bằng các lối mở giữa biên giới hai nước.

    Hàng phải đựng bằng thùng xốp, gùi bằng đường bộ qua biên giới khiến tăng chi phí, rủi ro cao, trong khi lượng hàng tiêu thụ hàng ngày được rất ít.
    Ông Ngô Văn Truyền Lâm - Trưởng trạm Trồng trọt và bảo vệ thực vật huyện Cẩm Mỹ cho biết, năm nay do sầu riêng ra hoa trễ hơn so với mọi năm nên cuối vụ, nhiều khả năng trái sầu riêng sẽ chín vào đầu mùa mưa.

    “Bà con cần thường xuyên theo dõi vườn cây để có các biện pháp chăm sóc, xử lý kịp thời, tránh ảnh hưởng chất lượng trái và dịch bệnh khi sầu riêng bước vào thu hoạch giai đoạn đầu mùa mưa” - ông Lâm khuyến cáo.

    Bao giờ mới hết dựa vào thị trường Trung Quốc?

    Lí giải về việc giá sầu riêng mới vào đầu vụ mà đã giảm mạnh, một số tiểu thương ở Đồng Nai cho rằng nguyên nhân là do sức mua của Trung Quốc - thị trường xuất khẩu chủ yếu sầu riêng trong nước - có nhiều biến động.

    Anh Nguyễn Hữu Minh - thương lái thu mua sầu riêng thông tin: Phải chờ thị trường Trung Quốc mở cửa, mình mới bán được cho bên đó. Hiện tại, sầu riêng đa phần đổ về các chợ, hàng nhiều quá không tiêu thụ hết nên rớt giá.

    Trong khi đó, thông tin từ các khu vực cửa khẩu phía Bắc, nhiều loại nông sản không nằm trong danh mục hàng xuất khẩu chính ngạch sang Trung Quốc đang bị ùn ứ tại Lạng Sơn và khu biên giới. Trong đó, chanh leo, sầu riêng... đang chịu nhiều rủi ro khi tìm cách sang Trung Quốc theo đường tiểu ngạch. Nhiều xe sầu riêng chín nứt nẻ, chủ hàng không thể chờ đợi được nên đã phải mang về Hà Nội bán rẻ, với giá chỉ khoảng 50.000 đồng/kg.

    Còn nhớ, khoảng tháng 12.2018 phía Trung Quốc cũng đột ngột ngừng mua sầu riêng, khiến giá loại trái cây này trong nước giảm mạnh. Trước đó, các thương lái thu mua sầu riêng tại vườn của các nông dân như Tiền Giang, Vĩnh Long với giá khoảng 80.000 đồng/kg, tuy nhiên khi phía thương lái Trung Quốc từ chối không thu mua, giá sầu riêng đã giảm như lao dốc không phanh, xuống chỉ còn 35.000- 40.000 đồng/kg khiến cả thương lái và nông dân lâm vào cảnh lỗ nặng.


    Thu hoạch sầu riêng nghịch vụ ở huyện Cai Lậy, Tiền Giang. Ảnh: I.T

    Ông Lương Ngọc Trung Lập - Trưởng phòng kKinh doanh Công ty TNHH sản xuất Chế biến nông sản Cát Tường, nguyên Trưởng bộ môn nghiên cứu thị trường thuộc Viện Nghiên cứu cây ăn quả miền Nam (Sofri) cho biết đến nay, sầu riêng của Việt Nam chưa được Trung Quốc cho nhập khẩu chính ngạch, nhưng trước đây, sầu riêng vẫn được đóng container và xuất khẩu vào Trung Quốc bằng các cửa khẩu chính (giống xuất khẩu chính ngạch) nhờ “mượn danh” sầu riêng monthong của Thái Lan.

    Tuy nhiên, chính sách hiện thời của Thái Lan là không bán sản phẩm giá trị thấp, số lượng nhiều cho thị trường Trung Quốc nữa mà tập trung vào hàng chất lượng cao, có lợi nhuận lớn. Vì vậy, Thái Lan giảm cung sầu riêng cho Trung Quốc.

    “Khi Thái Lan giảm cung, Trung Quốc mới chuyển sang mua sầu riêng của Việt Nam. Nhưng điều này cũng dẫn đến việc Thái Lan phản hồi rằng sầu riêng Việt Nam chưa được phép xuất khẩu chính ngạch vào Trung Quốc” – ông Lập thông tin.

    Từ nguyên nhân đó, theo ông Lập, Trung Quốc đã kiểm soát gắt gao hơn việc nhập khẩu trái cây, trong đó có rầu riêng Việt Nam qua đường tiểu ngạch, khiến giá sầu riêng nội địa giảm.


    Lâm Đồng: Nhà vườn phấn khởi vì giá sầu riêng tăng cao

    Trong khi sầu riêng ở miền Tây và khu vực Đồng Nai giảm giá thì tại huyện Đạ Huoai, "thủ phủ" cây sầu riêng của tỉnh Lâm Đồng, người trồng sầu riêng đang rất phấn khởi vì giá đầu mùa tăng cao hơn so với năm ngoái, do lượng trái chín mới chỉ đạt khoảng 10%.

    Cụ thể, sầu riêng các giống ghép Thái Lan như Đô Na hiện có giá 60.000 đồng/kg, Rio6 giá 40.000 đồng/kg, sầu riêng hạt các loại 20.000 - 25.000 đồng/kg. Từ đầu tháng 5, sầu riêng Lâm Đồng mới bước vào thu hoạch chính vụ, nhưng sản lượng năm nay được dự báo tăng đáng kể so với năm trước.

    Các nhà vườn cho biết, tỉnh Lâm Đồng đang xây dựng vùng trồng sầu riêng chất lượng cao theo hướng VietGAP nên giá bán sầu riêng ở đây cao hơn một số vùng khác.
    [​IMG]

    Dịp lễ 30/4 - 1/5 sắp tới, người lao động được nghỉ tới 5 ngày. Do vậy, nhiều người đã bắt đầu mua trữ thực phẩm...
     

    Bình Luận Bằng Facebook

Chia sẻ trang này