FastEhome.com- Đăng kí mở Shop bán hàng miễn phí 1. Kiểm tra lại nguyên tắc mua cổ phiếu Nhiều khi bạn mua cổ phiếu chỉ vì hy vọng nó sẽ lên, có vẻ là nó sắp lên, không mua nhanh là mất hàng. Tất nhiên là nguyên tắc này chỉ đúng khi các bạn đã có nguyên tắc của riêng mình, còn nếu chưa có nguyên tắc sao =))) Cách đơn giản nhất là bạn lên mạng tìm kiếm với keyword “investment philosophy”. Ví dụ như bác Warren Buffet chỉ mua những cổ phiếu có “lợi thế cạnh tranh”, bác William O’neil chỉ mua các cổ phiếu tăng trưởng, còn cơ hội khác tốt đến mấy người ta cũng bỏ qua. Tôi có một nguyên tắc đơn giản để chắc chắn việc mua cổ phiếu của tôi không phải là do cảm xúc: ghi lại mức giá dự định mua và suy nghĩ xem 1 tuần sau, vẫn ở mức giá đó, liệu tôi có mua tiếp không. Nếu câu trả lời là có thì bấm khẩn trương. 2. Mức dừng lỗ là bao nhiêu Tại sao phải dừng lỗ. Bạn cần phải biết trước: một “deal” thì sẽ mất tối đa bao nhiêu tiền. Tâm trạng bạn vẫn thoải mái, chấp nhận đó là một điều không thể tránh khỏi nếu phải bán cắt lỗ? Ok thì mua thôi Kiểm tra lại mức dừng lỗ sẽ giúp bạn tránh được 80% những lần mua cổ phiếu theo “hứng” trong những phiên thị trường hào hứng, mọi người thi nhau “đua trần” .. Ở hình trên, bạn có thấy mỗi khi cổ phiếu HPG tăng mạnh, thì một vài phiên sau luôn có phiên giảm nhẹ không? Nếu điểm dừng lỗ quá xa, tức là điểm mua này ấn chứa nhiều rủi ro thì tốt hơn là bạn hãy bình tĩnh, đợi một vài phiên sau giá ở mức hấp dẫn hơn thì đặt lệnh mua cổ phiếu. Lúc đó rõ ràng rủi ro ít hơn và lợi nhuận cũng cao hơn. Ơ thế nhỡ nó tăng luôn thì sao??? Bạn hãy nhớ lại xem có mấy lần bạn mua một mã nào đó mà nó lên thẳng không? Hay giá còn lình xình chán chê. Cho nên là thà mất cơ hội, chứ không được để mất tiền Tất nhiên là để xác định một điểm dừng lỗ tốt là điều không đơn giản. Tôi cứ nói vui: “Gà mờ thì tìm điểm mua và pro thì tìm điểm cắt lỗ”. Điểm dừng lỗ là điểm mà nếu giá xuống mức đó thì xu hướng của cổ phiếu sẽ chuyển từ tăng thành giảm, thông thường thấp hơn giá mua 5 – 10% Nếu có thể, bạn hãy xây dựng cho mình một chiến lược đầu tư trong 3 – 6 tháng. Xem thêm “Sự thật về cách lập chiến lược đầu tư trong tổ chức tài chính“ 3. Khi nào sẽ bán ra Khác biệt lớn nhất giữa 5% người có lãi trên thị trường và phần còn lại: đó là khi lãi thì lãi nhiều mà lỗ thì lỗ ít. Đây là lúc bạn phải nghĩ xem hàng này có “ngon” thật hay không. Nhiệm vụ của bạn là đánh giá xem với mức dừng lỗ này, thì phải bán ở đâu mới xứng đáng. Công thức thì đơn giản thôi, mức lãi phải bằng 2 – 3 lần mức bạn chấp nhận dừng lỗ. Bạn đừng nhầm đây là lúc “đặt mục tiêu” cho cổ phiếu nhé =)) Việc cần làm ở đây là đánh giá lại xem cổ phiếu có thể tăng đến mức giá đó hay không, nếu được thì mất bao lâu. Tôi biết rất nhiều người lãi gấp đôi trong một nhịp lên, rồi sau đó lại mất trắng khi thị trường xuống 3 tháng sau đó. 4. Sắp tới có đợt chia cổ tức hay không Cổ tức có 2 dạng: cổ tức bằng tiền và cổ tức bằng cổ phiếu. Vào ngày giao dịch không hưởng quyền, cổ tức bằng tiền sẽ làm giá tham chiếu sụt giảm, tiền mặt sẽ được nhận 1 – 2 tháng sau. Tương tự là cổ tức bằng cổ phiếu, chỉ khác là thay vì 1 – 2 tháng sau nhận được tiền thì bạn nhận về cổ phiếu. Rủi ro nằm ở 1 – 2 tháng bạn không có quyền quyết định mua hay bán với những cổ phiếu này. Sẽ thật tệ hại nếu như cổ phiếu đạt đến giá bán mục tiêu mà cổ phiếu bằng cổ tức lại đang trên đường về. Để xem sắp tới cổ phiếu bạn định mua có chia cổ tức bằng cổ phiếu hay không, bạn vào trang này 5. Lượng mua đã hợp lý chưa Bước cuối cùng là tính toán khối lượng mua. Nhìn chung thì không ai mua cổ phiếu chỉ trong một lần mà sẽ mua làm nhiều lần khác nhau. Giả sử bạn định mua làm 2 – 3 đợt. Hơn 3 đợt thì chi tiết quá không cần thiết. Bạn hãy tính toán xem sẽ mua tổng cộng bao nhiêu cổ phiếu. Để đảm bảo rủi ro được cân bằng thì trong danh mục, tổng số tiền dành cho cổ phiếu chiếm tỷ trọng cao nhất trong danh mục không được phép cao quá 1.5 lần tổng số tiền dành cho cổ phiếu chiếm tỷ trọng ít nhất. Tránh rơi vào trường hợp, “con” lãi thì mua ít mà con lỗ thì mua nhiều Một số bạn mới mua cổ phiếu theo hứng hoặc không theo nguyên tắc thường mua với số lượng cũng “tuỳ hứng”. Vì vậy sau khi đã xác định được tổng lượng cổ phiếu cần mua bạn nên chia làm các phần bằng nhau và mua theo đúng kế hoạch P/S: Không biết là sau khi đọc xong check list này thì bạn có còn muốn đầu tư chứng khoán nữa hay không ) Tuy nhiên, nếu bạn thực sự làm được các bước như check list này thì chắc chắn bạn sẽ giảm được ít nhất 80% lệnh thua lỗ so với trước đây Bài viết khác